- BIDV vẫn chưa có những biện pháp để làm tăng chất lượng thông tin khách
3.2.1.1 Phương thức quản lý rủi ro bằng cách sử dụng thị trường bán nợ
Sau khi đầu tư hoặc cho các doanh nghiệp vay, BIDV có thể tập hợp các tài sản có rủi ro (trái phiếu những khoản nợ có rủi ro tín dụng) và bán cho các công ty mua bán nợ của các TCTD khác để chuyển đổi sở hữu khoản nợ nhằm quản lý và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Theo quan điểm của một số công ty mua bán nợ, việc mua các phần của gói nợ này là tương đối hấp dẫn vì việc mở rộng danh mục đầu tư thông qua nhiều khoản vay sẽ làm giảm rủi ro tín dụng nói chung và làm tăng các khoản thu nhập từ gói nợ đã mua mà không nhất thiết phải nắm giữ các tài liệu có này.
Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy mua bán nợ chính là một trong những biện pháp quan trọng để thoát khỏi khủng hoảng. Bởi khi nợ xấu được xử lý sẽ ổn định tài chính trong nước và nâng cao sức mạnh cho các định chế tài chính. Tại Việt Nam, nợ xấu phát sinh cao nhưng thị trường mua bán nợ lại chưa phát triển nên việc xây dựng thị trường này sẽ là việc cấp bách hiện nay.
Tuy nhiên, do thị trường tài chính tại Việt Nam chưa phát triển, các công ty mua bán nợ rất khó hoạt động.Hiện nay đang có khoảng 20 công ty quản lý nợ, khai thác tài sản (AMC) với quy mô nhỏ thuộc các NH thương mại và công ty quản lý tài sản VAMC được thành lập theo nghị định 53 của Chính phủ. Tuy nhiên, với số vốn khiêm tốn và quy mô quá nhỏ không đủ năng lực và công cụ quản lý nợ xấu,20 công ty quản lý nợ khó lòng đáp ứng nhu cầu xử lý nợ xấu khổng lồ và cấp bách của nền kinh tế. Chính vì vậy, BIDV cần phải đẩy mạnh mua bán nợ đối với VAMC. Hiện nay, sau khi Nghị định 34/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 53/2013/NĐ-CP được ban hành, VAMC đã được phát hành trái phiếu để mua nợ xấu theo giá trị thị trường trên cơ sở kế hoạch phát hành trái phiếu được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. VAMC được phát hành trái phiếu theo 4 phương thức: đấu thầu phát hành; bảo lãnh phát hành; đại lý phát hành; và bán trực tiếp.
gia nghiệp vụ thị trường mở và tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước. Cùng với đó, vốn điều lệ của VAMC cũng được nâng lên gấp 4 lần, từ 500 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng. Đây là tin vui đối với hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu của VAMC khi một số điều kiện “tắc” lâu nay về vốn, hình thức mua bán nợ… được “cởi trói”. Trước nay, VAMC vẫn mua nợ xấu và trả cho các ngân hàng trái phiếu đặc biệt, đây thực chất là hình thức “mua nợ chịu”. Giờ với quy định mới, hình thức mua nợ của VAMC sẽ chuyển sang “mua nợ thật, trả tiền thật”, tạo điều kiện cho BIDV được nhận vốn ngay khi bán nợ.
Theo số liệu được công bố tại Đại hội đồng cổ đông, trong năm 2014 BIDV là ngân hàng bán nợ cho VAMC nhiều nhất với con số 6600 tỷ đồng. Dự kiến trong năm 2015, BIDV tiếp tục tăng cường sử dụng công cụ này và có kế hoạch bán khoảng 8000 tỷ cho công ty VAMC.
Biểu đồ 3.1: Số nợ xấu ngân hàng bán cho VAMC năm 2014
Đơn vị: triệu đồng