Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được BIDV thực hiện thông qua Ban Quản lý tín dụng và Ban Quản lý rủi ro tín dụng, quy trình chặt chẽ từ xếp hạng tín nhiệm, phê duyệt, thẩm định đến giải ngân và quản lý tín dụng, trích dự phòng rủi ro. Mặc dù vậy, không có gì đảm bảo mọi rủi ro tín dụng đều được loại bỏ và do đó có thể ảnh hưởng đến khả năng thu lãi, thu hồi nợ vay của BIDV.
Việc quản trị RRTD luôn được BIDV đặt lên hàng đầu, đặc biệt là quản trị rủi ro danh mục tín dụng nhằm đảm bảo một danh mục an toàn và hiệu quả. Các khoản tín dụng được rà soát rủi ro ngay trong mỗi quy trình. BIDV đã triển khai đồng bộ nhiều chính sách quản trị RRTD áp dụng trong toàn hệ thống. Quy trình phê duyệt tín dụng đã tách biệt giữa bộ phận đề xuất tín dụng – thẩm định rủi ro – quản trị tác nghiệp...
BIDV có 11 tiêu chí được áp dụng về thẩm định, phê duyệt tín dụng cũng như kiểm soát đánh giá chất lượng tín dụng danh mục cho vay và được chia thành 2 nhóm:
Nhóm xét duyệt
- Đối tượng KH mục tiêu: KH cá nhân có thu nhập rõ ràng, có tích lũy, nghề nghiệp ổn định, địa vị xã hội rõ ràng, quan hệ xã hội lành mạnh, lịch sử tín dụng tốt, có
năng lực hành vi dân sự, có thái độ hợp tác tốt với BIDV.
- KH doanh nghiệp có ngành nghề hoạt động rõ ràng và tập trung, lịch sử tín dụng tốt, đội ngũ điều hành có kinh nghiệm, cơ cấu sở hữu và cổ đông rõ ràng.
- Ngành nghề kinh doanh
+ Tập trung cho vay các DN, cá nhân hoạt động trong các ngành nghề có khả năng tăng trường hoặc phát triển ổn định, ít nhạy cảm với thời tiết, văn hóa, tín ngưỡng, chính trị, chính sách, năng lực cạnh tranh cao. Một số ngành được ưu tiên: bán buôn bán lẻ hàng tiêu dùng, thức ăn chăn nuôi, chế biến thủy hải sản,…
- Tình hình tài chính: chỉ số đánh giá mức độ hợp lý của nguồn trả nợ, khả năng trả nợ, độ ổn định tài chính, khả năng bù đắp rủi ro, độ nhạy tài chính của KH.
- Nguồn trả nợ: dựa trên mức độ ổn định, khả năng kiểm chứng và mức độ chắc chắn của dòng tiền, nguồn trả nợ bằng tổng thu trừ tổng chi.
- Vị trí địa lý: tập trung cho vay KH có địa điểm sinh sống, kinh doanh gần nơi BIDV có trụ sở, có cơ sở hạ tầng phát triển,…để dễ dàng tiếp cận và phục vụ KH một cách trọn gói, thuận tiện gặp gỡ và thường xuyên kiểm tra tình hình KH vay.
- Tài sản đảm bảo: độ thanh khoản, sự ổn định về giá trị, sự dễ dàng trong quản lý và bảo quản, khả năng dễ dàng đo đếm và yếu tố pháp lý trong sở hữu.
- Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo.
Nhóm kiểm soát
- Sản phẩm tín dụng
- Kỳ hạn và loại tiền, quy mô khoản vay, kênh phân phối: tùy thuộc vào chính sách tín dụng từng thời kỳ.
+ Khi phân tích và thẩm định KH, mỗi KH sẽ được xếp vào một trong 4 nhóm sau: nhóm cấp tín dụng bình thường, nhóm hạn chế cấp tín dụng, nhóm không cấp tín dụng, nhóm chấm dứt cấp tín dụng.
+ Giới hạn cấp tín dụng: do Tổng giám đốc quy định trong từng thời kỳ. + Xét theo loại hình vay: Tổng dư nợ cho vay tín chấp trên tổng dư nợ cho vay của BIDV chiếm tối đa 10%, trong đó DN chiếm tối đa 8%, cá nhân chiếm tối đa 2%.
+ Quy mô khoản vay
+ Tổng dư nợ cho vay của KHDN có tiêu chí quy mô khoản vay thuộc nhóm cấp tín dụng bình thường chiếm tối thiểu 75% tổng dư nợ cho vay của khối KHDN.
+ Tổng dư nợ cho vay của KHCN có tiêu chí quy mô khoản vay thuộc nhóm“cấp tín dụng bình thường” chiếm tối thiểu 75% tổng dư nợ cho vay khối KHCN. + Tổng dư nợ của 1,5% số KH có dư nợ lớn nhất không vượt quá 50% tổng dư nợ và 10 KH có dư nợ lớn nhất không vượt quá 30% tổng dư nợ cho vay.
Hồ sơ khách hàng Hồ sơ khách hàng Bộ phận quan hệ khách hàng Bộ phận quan hệ khách hàng Bộ phận quản trị rủi ro tín dụng Bộ phận quản trị rủi ro tín dụng Cấp có thẩm quyền Cấp có thẩm quyền
trọng. BIDV đã tiến hành đánh giá lại các khoản cấp tín dụng hiện hữu và tuyển chọn, duy trì những KH tốt, có uy tín trả nợ, đồng thời thu hẹp các khoản tín dụng được xem là có nguy cơ dẫn đến nợ quá hạn, gây rủi ro cho BIDV.