Quy trình tíndụng tại BID

Một phần của tài liệu Khóa luận: Thực trạng và giải phát nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV từ 2012 đến nay (Trang 34)

Bước 1: Tiếp thị khách hàng và lập báo cáo đề xuất tín dụng.

* Tiếp thị và nhận hồ sơ: Cán bộ QHKH là đầu mối tiếp thị, tiếp nhận nhu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của BIDV từ khách hàng. Trên cơ sở nhu cầu của khách hàng, cán bộ QHKH hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ tín dụng theo quy định.

* Thẩm định và lập báo cáo đề xuất tín dụng: Căn cứ hồ sơ tín dụng của khách hàng thực hiện nghiên cứu, thẩm định theo những nội dung như: Đánh giá chung về khách hàng; thẩm định tình hình tài chính của khách hàng; Chấm điểm tín dụng khách hàng; Phân tích đánh giá về phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư, khả năng trả vay của khách hàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp; Đánh giá về tài sản bảo đảm; Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa; Lập báo cáo đề xuất tín dụng trình lên ban điều hành cùng với toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng.

Bước 2: Thẩm định rủi ro

* Thẩm định khách hàng: Trên cơ sở hồ sơ khách hàng, hồ sơ khoản vay, trưởng phòng QHKH phân công cán bộ QHKH nghiên cứu, thẩm định khoản vay:

- Đối chiếu, xác minh các thông tin khách hàng, thông tin khoản vay, thông tin tài sản, khả năng vay trả.. Trên cơ sở đó thực hiện chấm điểm xếp hạng đới với khách hàng mới và sửa đổi, bổ sung điểm xếp hạng đối với khách hàng cũ theo quy định của BIDV.

- Đối chiếu, đánh giá các điều kiện theo quy định của từng sản phảm tín dụng. - Phân tích đánh giá phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khả năng vay trả của khách hàng để xác định hạn mức, thời gian, điều kiện vay trả cho phù hợp.

- Bảo đảm tiền vay: Việc thẩm định về bảo đảm tiền vay thực hiện theo quy định. - Đánh giá toàn diện rủi ro đối với khách hàng, rủi ro sản phẩm tín dụng. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp, điều kiện phòng ngừa của khách hàng , giảm tối đa rủi ro có thể xảy ra.

* Lập báo cáo đề xuất thẩm định và phê duyệt tín dụng

điều kiện vay vốn, CB QHKH lập báo cáo đề xuất thẩm định và phê duyệt tín dụng, kèm hồ sơ vay vốn, có ý kiến độc lập về việc đồng ý hoặc không đồng ý cho vay và trình TPQHKH có ý kiến trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay.

Bước 3: Phê duyệt cấp tín dụng

Lãnh đạo phụ trách Quản lý rủi ro tín dụng ( khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt của ai thì ng đó phê duyệt) ký phê duyệt báo cáo thẩm định rủi ro.

Bước 4: Các thủ tục sau phê duyệt:

* Soạn thảo quyết định cấp tín dụng

- Bộ phận quản lý rủi ro chịu trách nhiệm soạn thảo quyết định cấp tín dụng. - Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro tín dụng là cấp có thẩm quyền ký trên văn bản quyết định cấp tín dụng.

- Quyết định cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng được chuyển lại cho Bộ phận quan hệ khách hàng để thực hiện các bước tiếp theo.

* Bộ phận quan hệ khách hàng thương thảo với khách hàng về các điều kiện tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

* Soạn thảo hợp đồng. * Ký kết hợp đồng.

* Cán bộ QHKH thực hiện các thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm và/hoặc thủ tục công chứng; là đầu mối giao-nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm giữa BIDV và khách hàng.

*Nhập thông tin vào hệ thống SIBS

- Sau khi hợp đồng ký kết, Bộ phận QHKH bàn giao toàn bộ Hồ sơ tín dụng gốc của khách hàng cho bộ phận quản trị rủi ro tín dụng để thực hiện nhập thông tin vào hệ thống SIBS.

- Các hồ sơ gốc liên quan đến tài sản bảo đảm của khách hàng được bộ phận QHKH bàn giao cho Bộ phận kho quỹ để lưu giữ theo quy định của BIDV.

Bước 5: Giải ngân/ Phát hành bảo lãnh

* Bộ phận QHKH chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra mục đích, điều kiện giải ngân và lập Đề xuất giải ngân/ Phát hành bảo lãnh, thực hiện soạn thảo các thư bảo lãnh, chuyển toàn bộ hồ sơ cho bộ phận quản trị rủi ro tín dụng để thực hiện các bước tiếp theo.

* Trình duyệt giải ngân/ Phát hành bảo lãnh

Lãnh đạo bộ phận QHKH, bộ phận QTTD chịu trách nhiệm thực hiện kiểm tra hạn mức còn lại, kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ; kiểm tra các thông tin được ghi trong các chứng từ giải ngân; lập tờ trình giải ngân/ phát hành bảo lãnh

* Phê duyệt giải ngân/phát hành bảo lãnh

* Hạch toán giải ngân

Bước 6: Giám sát và kiểm soát

* Bộ phận quan hệ khách hàng có trách nhiệm thường xuyên theo dõi khoản vay/bảo lãnh, theo dõi đánh giá về khách hàng cụ thể

- Thực hiện kiểm tra, rà soát đánh giá theo các nội dung: Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tình hình thực hiện các cam kết; thực trạng tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảm.

- Thực hiện phân loại nợ theo quy định của BIDV

- Đầu mối thực hiện đánh giá lại giá trị TSBĐ theo quy định về giao dịch bảo đảm trong cho vay.

- Thường xuyên theo dõi phân tích các biến động về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tài sản; tài sản đảm bảo của khách hàng để kịp thời nhận diện các rủi ro tiềm ẩn.

- Triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

* Bộ phận quản lý rủi ro

- Chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ phận QHKH và Bộ phận QTTD trong việc phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý trong trường hợp khoản tín dụng/ khách hàng có dấu hiệu bất thường hoặc khoản vay của khách hàng chuyển sang trạng thái nợ xấu.

- Giám sát việc thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR; Tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập DPRR gửi bộ phận kế toán để lập cân đối kế toán theo quy định.

- Giám sát thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

* Bộ phận quản trị tín dụng

- Lập thông báo danh sách các khoản nợ đến hạn gửi bộ phận quan hệ khách hàng để đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn.

- Chịu trách nhiệm theo dõi diễn biến thực trạng các khoản nợ vay/ bảo lãnh của khách hàng, qua đó cảnh báo các dấu hiệu rủi ro cho bộ phận quan hệ khách hàng.

- Lập thông báo yêu cầu bộ phận QHKH thực hiện kiểm tra, rà soát khoản vay theo đúng quy định. Sau 7 ngày làm việc kể từ ngày lập thông báo, Bộ phận QHKH chưa thực hiện kiểm tra, rà soát khoản vay, bộ phận QTTD phải báo cáo bằng văn bản lên cấp có thẩm quyền để xin ý kiến chỉ đạo thực hiện.

- Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Bộ phận QHKH và các quy định của BIDV, gửi kết quả sang bộ phận quản lý rủi ro để rà soát

- Thực hiện chức năng thông tin, báo cáo thống kê

Một phần của tài liệu Khóa luận: Thực trạng và giải phát nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV từ 2012 đến nay (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w