Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu Khóa luận: Thực trạng và giải phát nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV từ 2012 đến nay (Trang 72)

- BIDV vẫn chưa có những biện pháp để làm tăng chất lượng thông tin khách

2.2.7.3. Nguyên nhân hạn chế

Nguyên nhân chủ quan

- Hệ thống thu thập thông tin đánh giá khách hàng chưa hoàn thiện. Khó khăn lớn nhất phải kể đến là khâu thu thập thông tin liên quan đến quá trình thẩm định. Công tác tín dụng của chi nhánh hoạt động đang thụ động trong việc cập nhật thông tin từ đối tượng cho vay, nguồn thông tin chỉ là tổng quan không được chi tiết, cụ thể nên tính chính xác, khoa học và khách quan còn nhiều hạn chế.

- Ngân hàng vẫn chưa chủ động giám sát, kiểm tra sau vay. Ngân hàng mới chỉ dừng lại ở các báo cáo tài chính và đưa cán bộ xuống cơ sở kiểm tra mà chưa theo dõi tình hình kinh doanh của khách hàng định kỳ.

- Tuy đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng trẻ và năng động nhưng trình độ về quản trị rủi ro tín dụng chưa cao. Hiện nay ngân hàng chưa có đội ngũ cán bộ thẩm định chuyên sâu mà đang kiêm nghiệm, mặt khác khả năng thực hiện dự án đang hết sức bất cập, hầu hết dựa trên kinh nghiệm thực tế mà chưa được đào tạo bài bản, đối với các dự án măng nặng tính kỹ thuật thì cán bộ thẩm định chỉ dựa trên giấy tờ là chủ yếu, bản thân họ không có đủ điều kiện để thẩm định các dự án đó.

hạng định kỳ tốn kém khá nhiều chi phí và thời gian trong khi nguồn lực có hạn.

Nguyên nhân khách quan

- Các định hướng phát triển của Nhà nước thường xuyên thay đổi, điều chỉnh cơ chế chính sách làm ảnh hướng đến toàn bộ nền kinh tế. Các văn bản pháp luật về tài sản thế chấp còn nhiều bất cập, nhất là trong việc xác định quyền sở hữu các tài sản dùng làm thế chấp. Pháp lệnh thống kê đến nay đã bộc lộ nhiều thiếu sót, do chưa thực sự xử lý nghiêm minh các doanh nghiệp vi phạm pháp lệnh. Thủ tục khởi kiện của ngân hàng còn rườm rà.

- NHNN chưa khắc phục được công tác giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ ( tức là duy trì hoạt động phân tích và giám sát liên tục qua mạng máy tính đối với tất cả các TCTD trong hệ thống ngân hàng). Mặc khác, cũng giống các NHTM khác chưa quen trao đổi thông tin về tình hình khách hàng cho các ngân hàng bạn bởi lý do cạnh tranh nên đến nay hệ thống thông tin tại trung tâm tín dụng chưa đáp ứng được nhu cầu của ngân hàng

- Nền kinh tế đang còn nhiều khó khăn gây cản trở đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp từ đó dẫn đến doanh nghiệp không thu hồi được vốn, làm ăn thua lỗ phá sản ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng đầu tư tín dụng và công tác quản trị RRTD của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việ tNam, phân tích các chính sách, biện pháp quản trị RRTD đã và đang được sử dụng. Qua đó, tác giả đã đánh giá những ưu điểm, tồn tại hạn chế và tìm ra nguyên nhân trong công tác quản trị RRTD đối với DNNVV tại ngân hàng. Và cũng là cơ sở đưa ra các giải pháp, kiến nghị trong công tác quản trị RRTD tại BIDV nhằm hoàn thiện công tác quản trị RRTD. Điều này sẽ được trình bày ở chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV

Một phần của tài liệu Khóa luận: Thực trạng và giải phát nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV từ 2012 đến nay (Trang 72)