ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RRTD CỦA BIDV TRONG THỜI GIAN TỚ

Một phần của tài liệu Khóa luận: Thực trạng và giải phát nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV từ 2012 đến nay (Trang 74)

- BIDV vẫn chưa có những biện pháp để làm tăng chất lượng thông tin khách

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RRTD CỦA BIDV TRONG THỜI GIAN TỚ

THỜI GIAN TỚI

Chiến lược của BIDV giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020 là phấn đấu trở thành 1 trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020. Trong đó chú trọng đến 03 khâu đột phá chiến lược là: hoàn thiện mô hình tổ chức chuyên nghiệp, hiệu quả, các quy trình nghiệp vụ, quy chế quản trị điều hành, phân cấp ủy quyền và phối hợp giữa các đơn vị hướng đến sản phẩm và khách hàng theo thông lệ quốc tế tốt nhất; phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên sử dụng và phát triển đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế làm lực lượng nòng cốt phát triển ổn định và bền vững; nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tạo khâu đột phá giải phóng sức lao động, tăng tính lan tỏa của khoa học công nghệ tới mọi hoạt động kinh doanh của BIDV.

ro tốt trong ngân hàng được BIDV đánh giá cao và luôn hướng tới mục tiêu xây dựng hoàn thiện. Văn hóa rủi ro cũng ngày càng được nhận thức rõ ở mọi cấp độ trong toàn bộ hệ thống BIDV. Mục tiêu của BIDV là tiếp tục chú trọng, nâng cấp và tăng cường hoạt động của hệ thống quản trị rủi ro để hệ thống này thực sự trở thành công cụ thực hiện tốt nhiệm vụ cảnh báo sớm thông qua: nhận diện, đo lường, phân tích đánh giá và đề xuất quản lý rủi ro một cách linh hoạt và hiệu quả. BIDV đang dày công xây dựng các chiến lược quản trị rủi ro dựa trên những định hướng sáng suốt và có tính chất quyết định đến thành công, đó là:

- Xây dựng và phát triển một văn hóa quản trị rủi ro sâu rộng trên toàn hệ thống BIDV. Theo đó, từ HĐQT, các cấp điều hành cho tới từng cán bộ nghiệp vụ đều thực hiện thường xuyên quá trình quản trị rủi ro. Yếu tố rủi ro cần phải luôn được xem xét, cân nhắc kỹ lượng trong các quyết định của Ban lãnh đạo, trong mỗi hành vi tác nghiệp của cán bộ, nhân viên ngân hàng.

- Không ngừng nâng cao nguồn lực con người. Quản lý rủi ro là một công việc liên quan đến nhều lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ nên đòi hỏi phải có một đội ngũ chuyên gia giỏi về nhiều mặt. Theo đó, BIDV sẽ cử cán bộ của mình tham gia các chương trình đào tạo và trao đổi kinh nghiệm thực tế với các ngân hàng nước ngoài. Đồng thời, ngân hàng cũng sẵn sàng mời các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực quản trị rủi ro làm tư vấn cho ngân hàng.

- Liên tục nâng cấp cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin. Từ đó có thể cung cấp kịp thời chính xác các thông tin theo yêu cầu cũng như phần mềm hỗ trợ cho việc tính toán, đo lường, phân tích..

- Tăng cường việc phối hợp giữa Ban Quản lý rủi ro với các phòng ban đặc biệt là với các bộ phận tác nghiệp trực tiếp tạo ra rủi ro bởi công tác quản trị rủi ro muốn thành công phải dựa vào sự tuân thủ quy chế phối hợp.

Một phần của tài liệu Khóa luận: Thực trạng và giải phát nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV từ 2012 đến nay (Trang 74)