Cảnh báo sớm rủi ro tíndụng

Một phần của tài liệu Khóa luận: Thực trạng và giải phát nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV từ 2012 đến nay (Trang 76)

- BIDV vẫn chưa có những biện pháp để làm tăng chất lượng thông tin khách

3.2.1.1 Cảnh báo sớm rủi ro tíndụng

Cảnh báo sớm rủi ro là việc ghi nhận, phát hiện các thông tin bất lợi của khách hàng có thể gây rủi ro không thu hồi được nợ vay tại Ngân hàng, nhằm giám sát và áp dụng các hành động, ứng xử kịp thời, phù hợp với từng mức độ rủi ro của khách hàng.

Hiện nay tại BIDV, Phòng quản lý rủi ro tại các đơn vị mới chỉ chịu trách nhiệm đưa ra các phương án xử lý nợ khi nợ đã rơi vào nhóm 5 bằng cách lập báo cáo để nghị trích dự phòng để xử lý, tức là mới chỉ thực hiện khi ở mức cảnh báo đỏ mà chưa có những cảnh báo sớm hơn.

Như vậy, BIDV cần phải xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm thống nhất từ hội sở xuống chi nhánh. Hệ thống này sẽ ghi nhận, nhận biết các yếu tố, dấu hiệu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và phân tích chúng xem liệu có ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ của khách hàng hay không. Nếu có, hệ thống sẽ đưa ra những cảnh báo cho khoản nợ này, để từ đây các cán bộ phòng quản lý rủi ro lên kế hoạch cho những biện pháp cụ thể như: đề xuất các kế hoạch sản xuất kinh doanh cho khách hàng để họ có thể cải thiện tình hình đối với những hoạt động sản xuất bị tác động xấu bởi yếu tố khách quan của thị trường hay thực hiện giám sát chặt chẽ hơn đối với những khách hàng đang có hướng sử dụng vốn sai mục đích.

- Mức độ cảnh báo có thể chia làm 3 cấp: Cảnh báo xanh: Khách hàng có rủi ro thấp và hoạt động bình thường; Cảnh báo vàng: Khách hàng có rủi ro trung bình, đang gặp khó khăn tạm thời; Cảnh báo đỏ: Khách hàng có rủi ro cao, có nguy cơ suy giảm chất lượng tín dụng lớn.

Để nhận biết và ước lượng tác động của các dấu hiệu này, đòi hỏi cán bộ tín dụng có trình độ, nhạy bén và phải quan tâm theo dõi sát sao tình hình sản xuất kinh

doanh của khách hàng. Một số yếu tố, dấu hiệu mà hệ thống nên đưa vào để đưa ra những cảnh báo sớm như:

- Đề nghị cơ cấu thời hạn trả nợ nhiều lần với lý do không chính đáng. - Trễ hạn thanh toán lãi, thanh toán nợ gốc không đúng hợp đồng .

- Đề nghị tăng thêm hạn mức/ vay thêm với lý do không chính đáng hoặc bất chấp lãi suất.

- Ngành hàng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc chính sách vĩ mô của kinh tế nhà nước tác động bất lợi đến hoạt động SXKD của khách hàng.

- Tài sản bảo đảm sụt giảm giá trị/không đủ tiêu chuẩn bảo đảm.

- Cung cấp hóa đơn tài chính không đầy đủ, không có chứng minh hợp pháp lý việc sử dụng tiền vay.

- Trì hoãn hoặc cung cấp báo cáo tài chính có số liệu biến động bất thường - Cơ cấu ban lãnh đạo có nhiều thay đổi hoặc phát sinh mâu thuẫn .

- DN chờ đợi các khoản thu từ thu nhập bất thường/huy động khác chứ không phải guồn thu từ hoạt động kinh doanh chính.

- Gặp khó khăn trong phát triển sản phẩm dịch vụ mới.

- Lảng tránh hoặc trì hoãn các đợt kiểm tra định kì hoặc đột xuất của Ngân Hàng về tình hình sản xuất kinh doanh mà không có lý do chính đáng.

- Sử dụng nguồn vốn ngắn hạn đầu tư trung dài hạn hoặc có dấu hiệu đầu tư vốn vào những lĩnh vực phát triển nóng (như kinh kinh doanh chứng khoán, vàng, bất động sản).

- Có công tác dự báo diễn biến nền kinh tế, của từng ngành lĩnh vực tác động đến Ngân hàng, khách hàng vay vốn. Từ đó đưa ra định hướng ,chính sách cụ thể cho từng ngà-nh,từng lĩnh vực cấp hạn mức cụ thể chủ động phòng trách rủi ro, tránh những phản ứng quá chậm, gây lúng túng trong công tác quản trị.

Đồng thời, BIDV cũng nên thu nhập thông tin trên SIBS định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng tùy từng đối tượng, để nắm bắt kịp thời tình hình của khách hàng vay.

Một phần của tài liệu Khóa luận: Thực trạng và giải phát nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV từ 2012 đến nay (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w