Khái quát về hoạt động của ngân hàng

Một phần của tài liệu Khóa luận: Thực trạng và giải phát nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV từ 2012 đến nay (Trang 28)

a) Vị thế

Năm 2014, S&P, một tổ chức xếp hạng uy tín thế giới đã định hạng BIDV là ngân hàng đứng thứ 3 trong nước về tổng tài sản và mạng lưới hoạt động, chiếm 11% thị phần cho vay và 9% thị phần tiền gửi toàn hệ thống.. BIDV có nền tiền gửi ổn định và khả năng tiếp cận những nguồn vốn từ Chính phủ cũng như nguồn vốn hỗ trợ cho các dự án phát triển từ các tổ chức quốc tế, giúp củng cố hoạt động huy động vốn của BIDV.

lớn nhất Việt Nam với mức vốn điều lệ 28,112,026 triệu đồng. Tổng tài sản của ngân hàng cũng tăng lên tương ứng 650.340.373 triệu đồng tính đến ngày ( 31/12/2014). Kết thúc năm 2014, BIDV là ngân hàng có tổng tài sản đứng thứ 2 ( sau Viettinbank)

Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản 3 ngân hàng TMCP Nhà nước

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Cafef.vn

Hoạt động truyền thống của BIDV là tài trợ cho các dự án quốc gia về phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung cung ứng tín dụng vào hỗ trợ xuất khẩu, sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ nông nghiệp. Ngân hàng cũng có lợi thế trong việc tiếp cận các nguồn vốn hấp dẫn như vốn ODA và sở hữu một cơ sở khách hàng tương đối ổn định, bao gồm các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

b) Mạng lưới hoạt động

Xét về mạng lưới hoạt động, BIDV có mạng lưới hoạt động lớn thứ 3 chỉ sau Agribank và Vietinbank.

BIDV hiện có 117 chi nhánh, 456 phòng giao dịch, 107 quỹ tiết kiệm và là một trong 3 ngân hàng thương mại có mạng lưới rộng nhất Việt Nam. Ngoài ra, Ngân hàng cũng bắt đầu thâm nhập thị trường các nước trong khu vực thông qua

việc mở văn phòng đại diện tại Myanmar, Campuchia và Lào.

Mô hình kinh doanh của BIDV bao gồm các công ty con và liên doanh trong tất cả các lĩnh vực của

dịch vụ tài chính như cho thuê tài chính, chứng khoán, quản lý tài sản, bảo hiểm và các liên doanh.

c) Mô hình cơ cấu tổ chức.

Mô hình cơ cấu tổ chức tại hội sở

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức BIDV tại Hội sở

Nguồn: bidv.com

Ngoài hệ thống chi nhánh, BIDV có hệ thống các công ty thành viên, các đơn vị sự nghiệp và các công ty liên doanh, liên kết. Đối với hoạt động ngân hàng, tại Hội sở chính và các chi nhánh BIDV, từ tháng 9/2008, mô hình tổ chức được chuyển đổi theo phương án tại Dự án hỗ trợ kỹ thuật giai đoạn II ( TA2) theo hướng một ngân hàng hiện đại, phân khai và quản lý theo từng khối tách biệt và tập trung phục vụ khách hàng tốt nhất.

Hội sở chính của BIDV được tổ chức theo 7 khối chức năng bao gồm:

- Khối Ngân hàng bán buôn: Chịu trách nhiệm duy trì và phát triển quan hệ của ngân hàng với các khách hàng doanh nghiệp lớn. Cụ thể, khối này có trách nhiệm giới thiệu các sản phẩm tới các khách hàng là doanh nghiệp, định chế tài chính và công ty quản lý tài sản; đồng thời chịu trách nhiệm quản lý khả năng sinh lợi của các sản phẩm này nhằm đảm bảo duy trì mối quan hệ với khách hàng.

- Khối ngân hàng bán lẻ và mạng lưới: Chịu trách nhiệm đối với hoạt động marketing ,phát triển và kinh doanh các sản phẩm được chuẩn hóa cho các khách hàng cá nhân và hộ gia đình, đồng thời quản lý mạng lưới phân phối của BIDV.

- Khối Vốn và Kinh doanh vốn: Chịu trách nhiệm đối với tất cả các giao dịch của ngân hàng về ngoại tệ, lãi suất, trạng thái thị trường mở về hàng hóa và tàu sản vốn trong giới hạn ALCO về vốn, thanh khoản,... Khối này cũng tập trung và cung cấp tất cả thông tin thị trường cho toàn hệ thống, chi nhánh và các phòng ban khác sẽ thu nhận lãi suất tiền gửi và trao đổi ngoại tệ từ khối này.

- Khối Quản lý rủi ro: Chịu trách nhiệm kiểm soát các hoạt động tín dụng và các rủi ro khác mà ngân hàng có thể gặp phải. Khối này thực hiện kiểm tra các hoạt động kinh doanh tiềm năng được các khối kinh doanh khác đề xuất.

- Khối Tác nghiệp: Chịu trách nhiệm về các khoản thanh toán và thu chi trực tiếp, cụ thể: thanh toán trong nước, chuyển tiền quốc tế và chuyển điện SWIFT; quản lý các khoản vay, dịch vụ khách hàng và hoạt động tài trợ thương mại.

- Khối Tài chính Kế toán: Phụ trách thông tin về tài chính kế toán của ngân hàng và các công ty con, truyền tải thông tin quản lý về bộ phận kế toán trụ sở chính và kế toán chung; quản lý tài chính và kho quỹ, đồng thời chịu trách nhiệm phân tích tài chính và giám sát.

- Khối hỗ trợ: Thực hiện hỗ trợ các hoạt động kinh doanh nói chung và tổng thể của ngân hàng.

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh

Nguồn: bidv.com

Tính đến 30/09/2011, BIDV có 114 chi nhánh (bao gồm 1 Sở giao dịch). Theo các đề xuất, kiến nghị của Dự án hỗ trợ kỹ thuật giai đoạn II - TA2, BIDV nên cấu trúc tách bạch các chi nhánh theo mô hình chi nhánh bán buôn hoặc chi nhánh bán lẻ để mang đến dịch vụ tốt hơn cho khách hàng và phù hợp hơn với tầm nhìn dài hạn của BIDV đối với việc phát triển và mở rộng. Sau khi hoàn tất quá trình cổ phần hóa, cùng với các điều kiện về kinh tế thị trường, phát triển mạng lưới, nhân sự..., BIDV sẽ tiếp tục triển khai theo khuyến nghị tại dự án TA2. Hiện tại, các chi nhánh BIDV vẫn hoạt động theo mô hình chi nhánh hỗn hợp như trên.

d) Vài nét về tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV

Bảng 2.1: Tỷ lệ ROA, ROE của BIDV

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 4.325 5.290 6.065

Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 0,74% 0,78% 0,8%

Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 12,9% 13,8% 14,4%

Nguồn: BCTC BIDV

Trong thời gian qua, BIDV vẫn đảm bảo duy trì mức tăng trưởng mạnh về mặt lợi nhuận qua các năm. Lợi nhuận trước thuế tăng 965 tỷ đồng từ 4.325 tỷ đồng năm 2012 lên 5.290 tỷ dồng năm 2013. Năm 2014, lợi nhuận trước thuế đạt 6.065 tỷ đồng, tăng 14,7% so với năm 2013. Với mức tăng trưởng nhanh về tổng tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và lợi nhuận, các chỉ số ROA, ROE của BIDV vẫn được đảm bảo ở mức cao. Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) tăng nhẹ qua các năm, từ 0,74% năm 2012 tăng lên

0,78% năm 2013 và 0,8% năm 2014. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng tăng từ 12,9% năm 2012 lên 13,8% năm 2013 và 14,4% năm 2014.

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ ROA, ROE của VCB, CTG, BIDV trong năm 2014

Nguồn: Tổng hợp BCTC

Đáng chú ý, trong khi các ngân hàng khác đối mặt với vấn đề ROE suy giảm trong những năm gần đây thì tỷ lệ ROE của BIDV cao và khá ổn định qua các quý, quanh mức 13-14%. Kết thúc năm 2014, ROE của BID là 14,4%, ở mức cao nhất kể từ năm 2011, cao hơn VCB và Vietinbank lần lượt là 13.27 % và 13.29%.

Với tổng tài sản đạt 655 nghìn tỷ đồng, mặc dù chưa phải con số tuyệt đối cao nhất trong các NHTMCP song BIDV lại đứng đầu về tốc độ tăng trưởng tổng tài sản cao nhất trong 03 năm trở lại đây là 18%. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng thể hiện sự duy trì, ổn định và tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên thì tỷ lệ ROA của BIDV lại thấp nhất trong 3 ngân hàng, thậm chí nhỏ hơn 1 chứng tỏ BIDV đã sử dụng không hiệu quả tài sản.

Biều đồ 2.3: Lợi nhuận trước thuế của các NHTM năm 2014 ( đv: tỷ đồng)

Nguồn: cafef.vn

Về lợi nhuận trước thuế, trong khi Vietinbank tiếp tục dẫn đầu với lợi nhuận trước thuế đạt 7.300 tỷ đồng mặc dù đang có xu hướng giảm kể từ 2012; VCB có

lợi nhuận giảm nhẹ thì BIDV lại gây ấn tượng với mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 20% so với năm 2013, đạt 6.065 tỷ đồng.

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV2.2.1. Quy trình tín dụng tại BIDV

Một phần của tài liệu Khóa luận: Thực trạng và giải phát nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV từ 2012 đến nay (Trang 28)