Dấu hiệu nhận biết rủi ro tíndụng từ phía khách hàng vay vốn tại BID

Một phần của tài liệu Khóa luận: Thực trạng và giải phát nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV từ 2012 đến nay (Trang 50)

Tác giả lựa chọn 1 khách hàng vay vốn lớn của BIDV để nhận biết dấu hiệu rủi ro từ phía khách hàng: Công ty CP Xây dựng và lắp máy điện nước số 3.

Thông tin chung về khách hàng và khoản vay đề nghị xử lý rủi ro

- Tên Doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Xây dựng và lắp máy điện nước số 3 - Địa chỉ trụ sở chính: 813 Giải Phóng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội. - Hoạt động kinh doanh chính: Thi công xây lắp.

- Nhóm nợ: 4

Quá trình cho vay trong 2 năm gần nhất:

Năm

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ

Thi công công trình Tòa nhà Skylight

Nợ cơ cấu

Thi công công trình Tòa nhà Skylight

Nợ cơ cấu

Thi công công trình Tòa nhà Skylight Nợ cơ cấu 2012 26,931 0 23,215 0 3,716 10,159 2013 0 0 3,716 2,875 0 7,284

2014 0 0 2,200 0 5,084

Tổng 26,931 0 26,931 5,075

Đơn vị: triệu đồng

- Tổng số tiền đã cho vay (của các khế ước đề nghị xử lý rủi ro): 18,978,342,900VND.

- Mục đích vay vốn: vay ngắn hạn phục vụ thi công công trình Quốc lộ 26. - Tình hình dư nợ hiện tại:

Đơn vị: nghìn VND

Số tiền gốc Số tiền lãi Thu nợ gốc Thu nợ lãi Dư nợ hiện

tại Dư nợ lãi cơ cấu

18,978,342 3,396,415 13,893,837 6,347,097 5,084,505 4,547,730 - Tổng số thu nợ:

+ Gốc: 13,893,837,624 đồng + Lãi: 6,347,097,449 đồng

- Tính pháp lý và đầy đủ của hồ sơ cho vay: Ngân hàng thực hiện cho vay và quản lý hồ sơ khoản vay theo đúng quy định của BIDV và Chi nhánh Sở giao dịch 1 trong từng thời kỳ.

a) Các dấu hiệu tài chính

- Từ năm 2011 đến nay, do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế, thị trường xây dựng trầm lắng, đồng thời năng lực thi công của Công ty chỉ ở mức trung bình, hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của Doanh nghiệp ngày càng yếu kém. Giá trị các khoản phải thu khó đòi, hàng tồn kho chậm luân chuyển lớn trong khi nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn. Theo số liệu Doanh nghiệp cung cấp thời điểm 31/12/2013, doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả (lỗ 5,75 tỷ đồng), âm vốn chủ sở hữu (âm 27,17 tỷ đồng), âm vốn lưu động ròng (âm 30,5 tỷ đồng). Cơ cấu tài chính của doanh nghiệp mất cân đối nghiêm trọng, khả năng thanh khoản rất yếu.

- Các chỉ số phản ánh khả năng thanh khoản của công ty CP xây lắp khá thấp so với chỉ số trung bình ngành.

Hệ số thanh toán tổng quát và hệ số thanh toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh đều thấp hơn khá nhiều so với trung bình ngành cho thấy khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền mặt để trả nợ của công ty chưa cao. Hệ số thanh toán lãi vay rất thấp (1,95) cho thấy công ty này có khả năng thanh khoản kém so với ngành.

vay trong tổng vốn chủ sở hữu lớn hơn 50% tạo áp lực trả nợ và lãi trong tương lai, đồng thời cơ cấu vốn không bền vững. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu chỉ tài trợ 30% TSCĐ, thấp hơn rất ngành so với trung bình ngành. Công ty đang kinh doanh với một cơ cấu vốn không an toàn.

Nhìn chung, công ty Xây lắp số 3 có khá nhiều các dấu hiệu rủi ro tài chính, khi mà các chỉ số về khả năng thanh khoản và khả năng sinh lời kém, cơ cấu vốn không hợp lý.

b) Các dấu hiệu phi tài chính

- Tại thời điểm 31/12/2011, dư nợ gốc của Công ty tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 là 18,978 triệu đồng, bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn thi công gói thầu số 10, gói thầu số 11 thuộc công trình Quốc lộ 26 tại Đắk Lắk, Khánh Hoà được triển khai thi công từ cuối năm 2005. Trong khoảng thời gian này, do giá cả nguyên vật liệu gia tăng, hiệu quả và tiến độ thi công công trình trên bị ảnh hưởng, đồng thời tình hình tài chính của Công ty gặp nhiều khó khăn do biến động nhân sự và thu hồi công nợ chậm trễ, Doanh nghiệp không cân đối được nguồn tiền để trả nợ Ngân hàng.

- Tài sản bảo đảm:

+ Hiện doanh nghiệp đang thế chấp TSBĐ là tài sản của doanh nghiệp để đảm bảo nghĩa vụ của doanh nghiệp tại Chi nhánh Sở giao dịch 1, cụ thể như sau:

Đơn vị: VND ST T Biện pháp bảo đảm Giá trị định giá Giá trị hạch toán trên BDS Tình trạng 1

Tài sản trên đất và các quyền khai thác hưởng lợi từ quyền sử dụng đất tại khu đất số 813 đường Giải Phóng. 15,283,000,00 0 1 Tài sản hợp lệ. Hợp đồng thế chấp chưa công chứng và đăng ký GDĐB 2 Vận thăng lồng 646,500,000 646,500,00 0 Tài sản hợp pháp 3 Giàn giáo mạ kẽm 297,000,000 297,000,00 0 Tài sản hợp pháp Tổng 16,226,500,00 0 943,500,00 0

dựng phổ biến và sẵn có trên thị trường, có giá trị nhỏ và khấu hao nhanh do được sử dụng cho thuê thường xuyên; đồng thời trong bối cảnh thị trường xây dựng trầm lắng như hiện tại, việc phát mại hai tài sản nói trên là tương đối khó khăn và giá trị phát mại (nếu có) là thấp.

+ Đối với TSĐB là tài sản trên đất và các quyền khai thác hưởng lợi từ quyền sử dụng đất tại khu đất số 813 đường Giải Phóng: Đây là tài sản có giá trị lớn nhất trong cơ cấu TSĐB của Doanh nghiệp. Từ năm 2013, Doanh nghiệp đã triển khai việc tìm kiếm khách hàng mua tài sản, tuy nhiên do sự suy thoái của thị trường bất động sản kéo dài, đồng thời tài sản có giá trị lớn, đến thời điểm hiện tại Doanh nghiệp chưa tìm được đối tác mua tài sản.

Kết luận: Khả năng phát mại các TSĐB của Doanh nghiệp là tương đối khó khăn và dự kiến kéo dài.

- Hiện nay Doanh nghiệp hầu như không tìm kiếm triển khai thi công các công trình mới, trong khi khả năng thu hồi công nợ là rất thấp do phần lớn các công trình đều dừng thi công đã lâu. Giá trị khoản phải thu lớn nhất của Doanh nghiệp là từ hoạt động thi công công trình Khu nhà ở cao cấp Skylight, tuy nhiên khoản phải thu này sẽ được thực hiện khấu trừ với công nợ phải trả tại Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng nên về bản chất, Doanh nghiệp không có dòng tiền thực về từ khoản phải thu này. Doanh nghiệp hầu như không còn nguồn thu đáng kể nào từ hoạt động xây lắp. - Trong 3 năm trở lại đây, nguồn thu chính của Doanh nghiệp là từ việc cho Agribank Hoàng Mai thuê trụ sở văn phòng tại 813 Giải Phóng, góp phần giúp Doanh nghiệp duy trì bộ máy và trả nợ Chi nhánh Sở giao dịch 1. Tuy nhiên, từ đầu năm 2014 trở đi, nguồn thu này giảm sút đáng kể do trụ sở chính Agribank – Chi nhánh Hoàng Mai chuyển về phố Lò Đúc, Hà Nội và chỉ tiếp tục thuê tầng trệt và tầng 1 để làm Phòng giao dịch, giá trị cho thuê thấp do đó không đủ để trả nợ Ngân hàng. Việc tìm kiếm các đối tác khác để cho thuê phần diện tích còn lại của tòa nhà đã tiến hành từ giữa năm 2013 nhưng đến bây giờ vẫn chưa tìm được. Trụ sở 813 Giải Phóng mặc dù nằm trên trục đường quốc lộ của Hà Nội song do xây dựng từ lâu (2003) nên đến nay, trụ sở cũng đã xuống cấp. Với tình hình tài chính của doanh nghiệp hiện tại, doanh nghiệp không có khả năng cung ứng các chi phí bảo dưỡng, sửa chữa tòa nhà. Do đó, khả năng tìm kiếm đối tác mới cho thuê là rất khó khăn.

từ hoạt động sản xuất kinh doanh, do vậy không có khả năng trả nợ cơ cấu tại Chi nhánh Sở giao dịch 1.

- Hiện nay, CTCP Xây dựng và lắp máy điện nước số 3 đang được Tổng Công ty cơ khí Xây dựng hỗ trợ cho mượn mặt bằng tầng 8 tòa nhà 125D Minh Khai làm trụ sở. Hầu hết cán bộ nhân viên trong Công ty đã nghỉ việc, trong đó có Kế toán trưởng do Công ty không có khả năng chi trả lương cho người lao động. Ngoài ra theo thông tin trong BCĐX Công ty còn nợ nghĩa vụ thuế với Nhà nước, tiền thuê đất (120 triệu đồng) và nợ thi hành án (khoảng 3 tỷ đồng). Hiện chỉ còn 2 nhân viên văn phòng và 2 nhân viên kế toán làm việc bán thời gian để giải quyết các công nợ cũ. Tòa nhà văn phòng tại 813 Giải Phóng của Công ty cho Agribank Hoàng Mai thuê tầng 1 làm phòng giao dịch, còn lại để trống từ tầng 3 đến tầng 8. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gần như ngưng trệ.

Một phần của tài liệu Khóa luận: Thực trạng và giải phát nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV từ 2012 đến nay (Trang 50)