Phương thức quản lý rủi ro bằng phái sinh tíndụng

Một phần của tài liệu Khóa luận: Thực trạng và giải phát nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV từ 2012 đến nay (Trang 81)

- BIDV vẫn chưa có những biện pháp để làm tăng chất lượng thông tin khách

3.2.1.2 Phương thức quản lý rủi ro bằng phái sinh tíndụng

Theo Ngân hàng thanh toán quốc tế ( BIS): “Công cụ phái sinh tín dụng là thỏa thuận cho phép một bên ( người mua sự an toàn) chuyển giao một phần hoặc toàn bộ rủi ro tín dụng cho một hoặc nhiều bên khác ( gọi là bên bán sự an toàn). Rủi ro này được tính toán trên cơ sở tham chiếu với một giá trị quy ước của một tài sản hoặc nhóm tài sản tham chiếu nào đó mà người chuyển giao rủi ro có thể sở hữu hoặc không sở hữu tài sản đó”

phái sinh hàng hóa, do còn hạn chế về trình độ chuyên môn trong khi thị trường tài chính còn kém phát triển nên các công cụ phái sinh tín dụng chưa được sử dụng nhiều trong thực tế kinh doanh của ngân hàng. Trong thời gian tới, khi thị trường tài chính đã phát triển, nhu cầu của kinh tế tăng cao, BIDV có thể tiến hành đưa vào sử dụng một số công cụ phái sinh tín dụng như Hoán đổi rủi ro vỡ nợ, Quyền chọn tín dụng hay Trái phiếu liên kết phái sinh rủi ro tín dụng.

Hoán đổi rủi ro vỡ nợ

BIDV có thể kí một hợp đồng hoán đổi tíndụng với một tổ chức bảo hiểm cho một trái phiếu hoặc một khoản vay, định kì BIDV tiến hành trả phí cho công ty bảo hiểm. Trong trường hợp trái phiếu hoặc khoản vay trên bị vỡ nợ hoặc bị đánh giá thấp về tín dụng (khách hàng không thực hiện trã lãi hoặc thanh toán tiền vốn theo định kỳ trong thời gian ân hạn.. tùy vào thỏa thuận giữa BIDV và công ty bảo hiểm), BIDV có thể nhận được một khoản tiền bù trừ khoản lỗ từ bên bảo hiểm. Nếu sự kiện tín dụng không xảy ra, số tiền thanh toán bằng 0 Cơ chế hoạt động của công cụ này có thể được khái quát theo sơ đồ sau:

Việc sử dụng công cụ này có thể giúp BIDV chủ động quản lý danh mục, dễ dàng chuyển đổi và đa dạng hóa được danh mục cho vay, góp phần giảm thiểu tổn thất nếu rủi ro tín dụng có xảy ra.

Quyền chọn tín dụng

Hợp đồng quyền chọn tín dụng cũng là một công cụ bảo vệ, có thể giúp BIDV bù đắp những tổn thất trong giá trị tài sản tín dụng. Giả sử như khi chất lượng tín dụng của một danh mục các khoản vay có nguy cơ giảm sút, BIDV có thể mua quyền chọn bán khoản vay. Nếu giá trị danh mục các khoản vay này bị giảm đáng kể hoặc không được thanh toán như dự tính, BIDV sẽ thực hiện quyền chọn bán và được nhận một khoản thanh toán cho toàn bộ danh mục; nếu khách hàng vay vốn trả nợ đúng như kế hoạch thì hợp đồng quyền chọn không được sử dụng.

chi phí vốn tăng do chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm sút. Giả sử, nếu mức xếp hạng tín dụng của BIDV có khả năng giảm trước khi phát hành các trái phiếu dài hạn để huy động vốn, khi đó BIDV sẽ phải huy động trái phiếu với lãi suất huy động cao hơn để thu hút các nhà đầu tư; khi đó BIDV hoàn toàn có thể sử dụng công cụ quyền chọn tín dụng, nếu mức xếp hạng tín dụng của BIDV giảm, BIDV sẽ được nhận một khoản từ chênh lệch lãi suất huy động tăng lên do sự giảm mức xếp hạng tín dụng với mức lãi suất huy động với mức xếp hạng ban đầu. Nếu mức xếp hạng BIDV giữ nguyên, BIDV sẽ không sử dụng quyền chọn.

Trái phiếu liên kết phái sinh rủi ro tín dụng.

Trái phiếu liên kết tín dụng kết hợp đặc tính của khoản nợ thông thường với hợp đồng hoán đồng rủi ro tín dụng. Nếu sử dụng trái phiếu này, BIDV có thể linh hoạt hơn trong thanh toán, chuyển rủi ro sang cho SPV và nhà đầu tư. Cơ chế hoạt động được thể hiện qua sơ đồ sau:

BIDV thực hiện bán rủi ro tín dụng sang cho một công ty có mục đích đặc biệt (Special Purpose Vehicle – SPV) bằng một hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng. Qua đó, BIDV sẽ thanh toán cho SPV (Bên bán bảo vệ) một khoản phí bảo hiểm cố định định kỳ.

SPV mua rủi ro tín dụng của BIDV và chuyển giao rủi ro này cho nhà đầu tư bằng cách phát hành trái phiếu liên kết rủi ro tín dung (CLN). Sau đó, công ty này dùng tiền thu được từ phát hành trái phiếu và phí bán bảo hiểm rủi ro tín dụng để đầu tư vào các tài sản có ít rủi ro hơn như trái phiếu chính phủ.

Trong thời hạn trái phiếu, nếu không xảy ra sự kiện tín dụng nào thì nhà đầu tư sẽ được hoàn trả toàn bộ số tiền gốc tại thời điểm đáo hạn trái phiếu. Nhưng nếu có sự kiện tín dụng xảy ra, nhà đầu tư sẽ không nhận được toàn bộ số tiền gốc của trái phiếu, mà chỉ nhận được số tiền gốc trừ đi tổn thất rủi ro tín dụng của gốc tài

sản tham chiếu.

Một phần của tài liệu Khóa luận: Thực trạng và giải phát nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV từ 2012 đến nay (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w