Đối với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Khóa luận: Thực trạng và giải phát nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV từ 2012 đến nay (Trang 92)

- Tăng cường kiểm soát trong cho vay các dự án kinh doanh nhà ở, dự án xây

3.3.1 Đối với Ngân hàng nhà nước

Thứ nhất, Chống sự cạnh tranh kém lành mạnh: Với sự mở rộng tính tự chủ

và tự chịu trách nhiệm của các ngân hàng thương mại, NHNN đã giải phóng tính sáng tạo và chủ động của các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn giữa các ngân hàng như cho vay để hoàn trả các khoản vay của các ngân hàng khác, hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao. Do đó NHNN cần có sự kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.

Thứ hai, ứng dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu:

Hiệp ước vốn Basel III, thay thế cho hiệp ước cũ Basel II trong thực thi chức năng của một cơ quan quản lý nhà nước và giám sát thị trường. Điểm mới của Basel III hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong cá tổ chức tín dụng và hướng tới các chuẩn mực quốc tế. Hoàn thiện mô hình thanh tra theo ngành dọc từ trung ương đến cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy. Ngoài ra, NHNN cần phải đầu tư về công nghệ, cơ sở hạ tầng, cơ sở dự liệu để Basel III có thể đi vào hoạt động.

Thứ ba, Phát triển sâu thị trường tài chính tiền tệ, tăng quy mô của thị

trường chứng khoán, khuyến khích các doanh nghiệp niêm yết và phát hành chứng khoán huy động vốn, đồng thời phát hành nhiều loại trái phiếu chính phủ với nhiều kỳ hạn đa dạng. Việc thị trường tài chính tiền tệ phát triển sẽ tạo điều kiện phát triển những thị trường mới có tổ chức như thị trường giao dịch tương lai... Thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín để định giá danh mục tài sản có rủi ro tín nhiệm, quy định pháp lý để cho các công ty mua bán nợ phát hành trái phiếu liên kết rủi ro tín dụng còn thiếu cơ sở và thị trường mua bán nợ chưa thực sự phát triển. Từ đó các ngân hàng có thể phát triển các nghiệp vụ phái sinh, đa dạng hóa sản phẩm, hoàn thiện hơn những biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng

Thứ tư, Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của trung tâm CIC Ngân hàng Nhà nước:

Trung tâm thông tin tín dụng ( CIC) là một trong những kênh thông tin giúp ngân hàng đối phó với vấn đê thông tin không cân xứng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng phân tích tín dụng. CIC có nhiệm vụ thu thập thông tin về doanh nghiệp và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng từ các tổ chức tín dụng, các cơ quan hữu quan, các cơ quan thông tin trong và ngoài nước, các văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở đó, cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, thông tin tín dụng mà trung tâm cung cấp trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được cả về mặt số lượng và chất lượng. Đây là một nguyên nhân làm hạn chế khả năng phân tích tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Vì vậy, NHNN cần phải phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng thương mại, các cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp; liên hệ với các tổ chức thông tin quốc tế để CIC có thể mở rộng quy mô thông tin và nâng cao chất lượng thông tin cung cấp.

liên quan đến sự phát triển của thị trường vốn, hình thành các tổ chức đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp có uy tín, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành tài chính, nâng cao vai trò của tư vấn tài chính, tăng cường tính chuyên nghiệp và phát triển bền vững của thị trường, qua đó các NHTM nói chung và BIDV nói riêng có thể thực hiện các công cụ phòng ngừa rủi ro tín dụng một các trôi chảy.

Một phần của tài liệu Khóa luận: Thực trạng và giải phát nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV từ 2012 đến nay (Trang 92)