Quy trình quản trị rủi ro tíndụng

Một phần của tài liệu Khóa luận: Thực trạng và giải phát nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV từ 2012 đến nay (Trang 43)

Quy trình đánh giá rủi ro tín dụng được thực hiện tại cấp chi nhánh và Trụ sở chính. Sau khi khách hàng có đơn đề nghị cấp tín dụng cùng với hồ sơ vay vốn, bộ phận quan hệ khách hàng sẽ thực hiện thẩm định khoản vay bao gồm: tư cách pháp lý của khách hàng, tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, đánh giá phân tích phương án/kế hoạch sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng, thẩm định tài sản đảm bảo, xác định hạn mức cho vay, mức lãi suất, phương án cấp tín dụng... và lập báo cáo đề xuất tín dụng. Tùy trường hợp cụ thể, báo cáo đề xuất tín dụng sẽ được chuyển cho bộ phận quản lý rủi ro tín dụng để tiến hành độc lập phân tích rà soát, đánh giá lại toàn bộ các rủi ro liên quan, xác định mức độ rủi ro tín dụng và đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro.

Báo cáo đề xuất tín dụng, báo cáo thẩm định rủi ro (trong trường hợp phải thực hiện thẩm định rủi ro tín dụng) và hồ sơ tín dụng sau đó sẽ được trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Hiện nay, BIDV thực hiện phân cấp thẩm quyền cho các cấp tại Hội sở chính và các cấp, chức danh tại chi nhánh. Việc phân cấp cho các cấp, chức danh điều hành tại Chi nhánh đảm bảo phù hợp theo các quy trình cấp tín dụng bán buôn, bán lẻ và mức phân cấp được Hội sở chính rà soát, giao hàng năm cho từng chi nhánh căn cứ vào tình hình hoạt động thực tế, mục tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng của chi nhánh. Các tiêu chí để xác định mức thẩm quyền phân cấp bao gồm:

(i) nhóm tiêu chí về quy mô dư nợ; (ii) nhóm tiêu chí về chất lượng tín dụng; (iii) nhóm tiêu chí về khách hàng vượt thẩm quyền phán quyết hiện tại; (iv) nhóm tiêu chí về đánh giá năng lực điều hành của chi nhánh và (v) nhóm tiêu chí về tuân thủ chỉ đạo điều hành của Trụ sở chính.

Khoản tín dụng sau khi đã được phê duyệt sẽ được theo dõi và giám sát trong suốt quá trình đàm phán ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay,

Xây dựng bối

cảnh Nhận diện rủi ro Đo lường rủi ro

Quản lý và xử lý rủi ro

Kiểm soát rủi ro. Kiểm tra đánh giá lại

thanh lý hợp đồng và các thủ tục khác.

Về cơ bản, quy trình quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện qua 5 bước sau:

Bước 1: Xây dựng bối cảnh

Hội đồng quản trị của BIDV đưa ra khẩu vị rủi ro, chiến lược quản trị rủi ro trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc quản trị RRTD cẩn trọng. Từ đó xác định hạn mức và xác lập các sản phẩm dịch vụ không được phép cung ứng, xác lập vốn tương ứng mức rủi ro và xây dựng “văn hóa rủi ro”. Các phòng ban nắm được và hiểu rõ mục tiêu và chiến lược kinh doanh của ngân hàng, rà soát môi trường kinh doanh.

Bước 2: Nhận diện rủi ro tín dụng

BIDV nhận diện rủi ro thông qua 3 phương pháp. Tùy vào mối đối tượng vay, BIDV lựa chọn những phương pháp phù hợp để nhận diện rủi ro từ phía khách hàng.

Phương pháp phân tích báo cáo tài chính

Bằng cách sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính, thông qua các chỉ số tài chính quá khứ và hiện tại của khách hàng, ngân hàng có thể đưa ra đánh giá về tình hình tài chính và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng kinh tế trong tương lai của khách hàng đó.

Giao tiếp trong nội bộ của khách hàng

Giao tiếp với nội bộ khách hàng: Tiếp xúc với các bộ phận trong nội bộ khách hàng sẽ giúp cán bộ BIDV sớm phát hiện những sớm những dấu hiệu rủi ro tín dụng tiềm ẩn.

Giao tiếp trong nội bộ ngân hàng: Ban giám đốc ngân hàng và các phòng ban cũng thường xuyên thông tin, trao đổi với nhau. Điều này đã giúp BIDV kịp thời phát hiện những nguyên nhân có thể dẫn tới rủi ro tín dụng.

Nghiên cứu số liệu tổn thất quá khứ

Tham khảo hồ sơ lưu trữ về những tổn thất quá khứ, các biến cố rủi ro đã xảy ra đối với khách hàng.

Dựa trên số liệu thống kê, ban hỗ trợ và quản lý rủi ro của BIDV sẽ đánh giá xu hướng phát triển của các tổn thất tiềm năng mà KH có thể phải đối mặt, từ đó phân tích một số vấn đề như: nguyên nhân, thời điểm, vị trí xảy ra RR.

Bước 3: Công tác đo lường rủi ro tín dụng

- Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng.

- Đối với khâu tiếp nhận và đánh giá khách hàng vay, ngân hàng áp dụng các mô hình định tính truyền thống “6C” song song phương thức xếp hạng tín dụng nội bộ.

Bước 4: Quản lý và xử lý rủi ro

BIDV đã xây dựng hệ thống theo dõi giám sát rủi ro tín dụng:

- Giám sát, cảnh báo đối với cơ cấu phân loại nợ, danh mục cho vay, trích dự phòng rủi ro tín dụng và kiểm tra công tác xếp hạng tín dụng.

- Nghiên cứu, xây dựng, triển khai, quản lý các mô hình xếp hạng tín dụng,quản lý danh mục cho vay, phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng chuẩn mực quốc tế phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.

- Thực hiện đo lường, báo cáo, đề xuất giải pháp về tình hình RRTD.

- Thực hiện các biện pháp xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn (bán TSBĐ, nhận cấn trừ TSBĐ, khởi kiện, ủy thác,…), xử lý tổn thất tín dụng.

Bước 5: Kiểm soát rủi ro, xem xét và đánh giá lại

Kiểm soát trong quá trình thẩm định và xét duyệt tín dụng

BIDV đã tuyệt đối tuân thủ các văn bản hướng dẫn thực hiện quy trình thẩm định và xét duyệt tín dụng nhờ đó nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng. Ngoài ra, BIDV cũng đã tiến hành đánh giá lại các khoản cấp tín dụng hiện hữu, lựa chọn, duy trì những khách hàng tốt, có uy tín trả nợ, đồng thời, thu hẹp các khoản tín dụng được xem là có nguy cơ dẫn đến nợ quá hạn, gây rủi ro cho ngân hàng.

Kiểm soát tài sản đảm bảo

Hiện nay việc cho vay của BIDV luôn gắn liền với tài sản đảm bảo trên 80%, hoạt động cho vay tín chấp chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. BIDV luôn xem TSBĐ là một yếu tố quan trọng trong việc hạn chế RRTD. Hoạt động kiểm soát phải được thực hiện ở nhiều cấp với các mức độ khác nhau. Cần đánh giá tính hiệu quả trong quản lý rủi ro tín dụng với quan điểm phát hiện sai sót để sửa chữa và hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Khóa luận: Thực trạng và giải phát nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV từ 2012 đến nay (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w