- BIDV vẫn chưa có những biện pháp để làm tăng chất lượng thông tin khách
3.2.1.3 Chứng khoán hóa
Chứng khoán hóa xuất hiện đầu tiên ở Hoa Kỳ vào năm 1970. Fannie Mae và Freddie Mac - hai công ty được chính phủ Mỹ bảo trợ - là những công ty đầu tiên và cho đến nay vẫn luôn là những công ty tích cực nhất trong hoạt động chứng khoán hóa. Hồi thập niên 1970, hai công ty này đã phát minh ra chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp ( Mortgage Backed Securities - MBS). Sau đó, các loại chứng khoán hóa đảm bảo bằng tài sản khác ra đời, như giấy nợ đảm bảo bằng tài sản ( Collateralized Debt Obligation - CDO) và các thứ tương tự CDO.
Hiện nay, công cụ này chưa xuất hiện ở Việt Nam do trụ cột của thị trường này phải là các quỹ đầu tư lớn, nhà mua bán có tổ chức còn nếu chỉ có nhà đầu tư tư nhân nhỏ lẻ thì không thể thực hiện được.Trong khi đó, thị trường chứng khoán Việt Nam có đặc điểm số lượng công ty niêm yết thì nhiều nhất Đông Nam Á nhưng chất lượng giá trị vốn hóa lại vào diện thấp nhất. Điều đó nói lên rằng, hầu hết các doanh nghiệp niêm yết đều là doanh nghiệp nhỏ, không thể thực hiện được. Tuy nhiên BIDV có thể tiến hành nghiên cứu, trong năm tới, nếu thị trường chứng khoán bắt đầu khôi phục, chất lượng vốn hóa các doanh nghiệp tăng lên, BIDV có thể tiến hành phương pháp quản lý này. Cơ chế hoạt động của chứng khoán hóa như sau:
- Bước 1: BIDV cho khách hàng vay tiền, khách hàng chuyển giao tài sản thế chấp cho BIDV.
- Bước 2: Tập hợp nhóm các khoản vay đồng tiêu chuẩn( cùng thời hạn và lãi suất) và chuyển nhượng chúng cho SPV
- Bước 3a: SPV sẽ phát hành chứng khoán thông qua tổ chức phát hành trên cơ sở đánh giá các yếu tố rủi ro, đánh giá dòng tiền dự tính mà các khoản phải thu, các khoản nợ này mang lại. Trong quá trình này có sự tham gia của các tổ chức định mức tín nhiệm, nhằm đánh giá, xếp hạng tín nhiệm cho các chứng khoán này
- Bước 3b: Tổ chức bảo lãnh phát hành trả tiền mua chứng khoán hóa cho SPV. - Bước 4a và 4b: Tổ chức bảo lãnh phát hành các chứng khoán này trên thị trường và thu tiền từ các nhà đầu tư.
Nếu bảo lãnh theo hình thức trọn gói, tổ chức bảo lãnh sẽ mua toàn bộ chứng khoán phát hành rồi bán lại theo cách thức nêu trong bước 3b và nước 4a, 4b. Ngược lại nếu bảo lãnh một phần, tổ chức bảo lãnh chỉ thanh toán cho SPV số chứng khoán còn lại chưa bán được vì thế bước 3b và bước 4a 4b có thể đổi chỗ cho nhau
- Bước 5: SPV dùng tiền thu được từ phát hành chứng khoán để trả cho BIDV. Thông thường các khoản phải thu, các khoản nợ được chứng khoán hóa do tổ chức quản lý tài sản trực thuộc BIDV nắm giữ.
- Bước 6a và 6b: Người đi vay có nghĩa vụ thanh toán thực hiện trả nợ ( gốc và lãi) cho BIDV
- Bước 7: BIDV dùng tiền thu nợ này trả cho SPV thông qua tổ chức quản lý tài sản trực thuộc.
- Bước 8: SPV sử dụng khoản tiền này để trả cho nhà đầu tư khi các chứng khoán đến hạn thanh toán. Trong trường hợp chưa thu về kịp các khoản thu từ bên có nghĩa vụ thanh toán, SPV sẽ được các tổ chức hỗ trợ thanh khoản
Khi tham gia chứng khoán hóa, BIDV có thể phân tán rủi ro cho SPV và các nhà đầu tư. Ngoài ra, chứng khoán hóa còn giúp giảm chi phí huy động tài chính. Dù người đi vay có mức xếp hạng tín nhiệm không cao nhưng với tài sản đem thế chấp tốt thì chứng khoán đảm bảo bằng tài sản này vẫn có thể được xếp hạng tín nhiệm cao và dễ bán.Chính vì thế, chứng khoán hóa tạo thuận lợi cho việc vay và cho vay có thế chấp.