Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợvà trích lập dự phòng

Một phần của tài liệu Khóa luận: Thực trạng và giải phát nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV từ 2012 đến nay (Trang 79)

- BIDV vẫn chưa có những biện pháp để làm tăng chất lượng thông tin khách

3.2.1.4 Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợvà trích lập dự phòng

BIDV cần chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng có nguy cơ rủi ro cao.

 Về trích lập dự phòng cụ thể, dự phòng trích lập được tính theo công thức: R = max { 0, (A-C) } x r

Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích; A: Giá trị của khoản nợ C: Giá trị của TSBĐ; r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Các tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể và tỷ lệ khấu trừ tối đa TSBĐ cũng thuân theo TT 02/NHNN.

Thực tế ở BIDV, các khoản vay chủ yếu được đảm bảo bằng bất động sản; số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam do BIDV phát hành; tín phiếu kho bạc, vàng, số dư trên tài khoản tiền gửi, số tiết kiệm, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ do BIDV phát hành; trái phiếu Chính phủ, chứng khoán, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá do các TCTD khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán. Đối với các loại TSBĐ là số dư tiền gửi thanh toán, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do BIDV, TCTD và NHNN phát hành thì việc xác định giá trị C là tương đối dễ dàng và có thể kiểm soát được. Riêng với TSBĐ là BĐS, việc xác định C được xác định bởi công ty dịch vụ Địa ốc chứ không phải do cán bộ tín dụng xác định. Điều này đảm bảo cho giá trị BĐS được xác định sát với giá thị trường và đảm bảo tính độc lập khi xác định giá trị TSBĐ. Do vậy, việc xác định số trích lập dự phòng sẽ chính xác hơn.

Trong 3 năm qua BIDV đã thực hiện trích lập dự phòng cụ thể đúng theo quy định của NHNN. Số dự phòng cụ thể có xu hướng tăng qua các năm, đây là điều dễ hiểu khi mà ngân hàng muốn đạt được tốc độ tăng trưởng tín dụng cao. Tốc độ tăng

trưởng tín dụng cao đồng nghĩa với việc ngân hàng phải nới lỏng các điều kiện cho vay khiến cho rủi ro tín dụng tăng lên và tương ứng với đó là trích lập dự phòng cụ thể cũng cần phải tăng lên để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Khóa luận: Thực trạng và giải phát nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV từ 2012 đến nay (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w