Đo lường rủi ro danh mục cho vay tại BID

Một phần của tài liệu Khóa luận: Thực trạng và giải phát nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV từ 2012 đến nay (Trang 54)

2.2.6.1 Đo lường rủi ro danh mục cho vay theo phương pháp chỉ số.

Có một vài điểm đặc trưng cần lưu ý khi đo lường rủi ro danh mục cho vay của BIDV theo phương pháp này đó là:

Thứ nhất, BIDV là một trong 3 ngân hàng đầu tiên phân loại nợ theo phương

pháp mới (Điều 7 Quyết định 493). Năm 2013, đánh dấu sự thay đổi khi phân loại nợ theo thông tư 02/NHNN và năm 2014 tiếp tục thay đổi cách thức phân loại nợ theo thông tư 09/NHNN.

Thứ hai, tốc độ tăng trưởng tín dụng của BIDV thấp hơn so với ngành. Theo

đó, cần phân tích dư nợ cho vay của BIDV theo kỳ hạn, chất lượng và đối tượng khách hàng nhằm cung cấp cái nhìn cụ thể hơn.

Các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng của BIDV.

Tình hình nợ quá hạn Bảng 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn BIDV Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Giá trị (triệu VND) Giá trị (triệu VND) Chênh lệch Giá trị (triệu VND) Chênh lệch Nợ quá hạn 40,544,425 34,177,708 -6,366,717 28,404,635 -5,773,073 Tổng dư nợ 314,159,188 371,111,873 56,952,685 445,692,364 74,580,491 Tỷ lệ NQH 12.91% 9.21% -3.696 6.37% -2.84 Nguồn: BCTC BIDV.

Tỷ lệ nợ quá hạn của BIDV được cải thiện đáng kể khi số nợ quá hạn giảm từ 40.544.425 triệu vào năm 2012 xuống còn 28.404.635 triệu vào năm 2014 trong khi

tổng số dư nợ tăng dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn giảm mạnh từ 12,91% ( năm 2012) xuống mức thấp kỉ lục trong nhiều năm trở lại đây 6,37% (năm 2014). , có thể thấy rằng BIDV đã có những nỗ lực rất lớn trong việc kiểm soát NQH.

Bảng 2.3: Cơ cấu nhóm nợ của BIDV

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Giá trị ( tỷ đồng) Tỷ trọng ( %) Giá trị ( tỷ VND) Tỷ trọng ( %) Giá trị ( tỷ VND) Tỷ trọng (%) Nợ đủ tiêu chuẩn 273,615 87.11 339,092 90.84 417,288 93.63 Nợ cần chú ý 31,383 9.99 25,338 6.79 19,348 4.34

Nợ dưới tiêu chuẩn 5,857 1.85 3,946 1.06 4,714 1.06

Nợ nghi ngờ 824 0.26 684 0.18 1,076 0.24

Nợ có khả năng mất vốn 2,479 0.79 4,209 1.13 3,267 0.73

Tổng 314,159 100 373,269 100 445,692 100

Tỷ lệ nợ xấu 2.92 2.38 2.03

Nguồn: BCTC BIDV.

Xem xét về cơ cấu các nhóm nợ, có thể thấy tỷ trọng nhóm nợ đủ tiêu chuẩn tăng đều từ 87,11% (năm 2012) lên 93,63% (năm 2013) và tỷ lệ nợ xấu cũng giảm đáng kể từ 2,92% (năm 2012) xuống còn 2,03% vào năm 2014. Đây được xem là một thành công lớn của ngân hàng. Nguyên nhân chủ yếu được giải thích là kinh tế đang dần phục hồi với hỗ trợ lãi suất từ phía Chính phủ là những điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của DN sôi động trở lại.

Tỷ trọng các nhóm nợ khác đều có xu hướng giảm qua các năm. Riêng đối với nhóm nợ có khả năng mất vốn, tỷ lệ này tăng mạnh từ 0,79% vào năm 2012 lên đến 1,13% vào năm 2013. Theo chuyên gia kinh tế nhận định, nợ nhóm 5 là nợ hầu như không có khả năng thu hồi. Việc nợ nhóm 5 có dấu hiệu tăng, cho thấy chất lượng các khoản nợ xấu đang ngày càng xấu đi. Đây không chỉ là vấn đề của riêng BIDV mà tình trạng này xảy ra đối với nhiều ngân hàng lớn như Vietcombank, Sacombank… Theo báo cáo tài chính hợp nhất vừa công bố, tính đến ngày 31/12/2013, nợ xấu của các ngân hàng này đều giảm đáng kể, song nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) lại tăng rất mạnh. Nguyên nhân các khoản nợ này tăng mạnh là do nợ xấu tăng, trong khi các khoản vay cũ rất khó thu hồi vì ngân hàng không thể phát mãi tài sản thế chấp do vướng mắc về thủ tục và thị trường bất động sản đóng băng là nguyên nhân khiến nợ

xấu càng thêm xấu. Trong quý IV/2013, nhiều khoản nợ xấu của các ngân hàng đã chuyển từ nhóm 3, nhóm 4 sang nhóm 5, đồng nghĩa với việc phải trích lập dự phòng rủi ro 100%. Điều này cũng giải thích tại sao lợi nhuận quý IV/2013 của nhiều ngân hàng giảm mạnh.

Tuy nhiên sang đến năm 2014, tình hình có vẻ khả quan hơn khi tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn giảm nhường chỗ cho tỷ lệ nợ nghi ngờ. Cuối năm 2014, BIDV có tổng cộng 9.056 tỷ đồng nợ xấu, tăng nhẹ 2,6 % so với cuối năm 2013. Tuy nhiên dư nợ tăng mạnh nên số nợ xấu nói trên chỉ chiếm 2,03% trên tổng dư nợ, giảm đáng kể so với tỷ lệ 2,38% cuối năm 2013 và vẫn nhỏ hơn 3% - ngưỡng an toàn do Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức quốc tế đặt ra.

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn các ngân hàng

Nguồn: Tổng hợp BCTC

VCB có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong 3 ngân hàng lớn. Tuy nhiên tỷ lệ này cũng đã giảm vào năm 2014.Theo Vietcombank, có được kết quả này, ngoài việc bán gần 1.300 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC, Vietcombank còn thu hồi nợ xấu rất tốt. Mặc dù trong năm 2013, tỷ lệ nợ xấu của BIDV cao hơn so với Vietinbank tuy nhiên sang đến năm 2014 thì tỷ lệ này đã giảm xuống và thấp nhất so với Vietinbank và VCB. Điểm chung của các ngân hàng này là, bên cạnh việc chủ động sắp xếp, cấu trúc, bán nợ, thu hồi nợ xấu còn kiểm soát chặt chẽ chất lượng khoản vay mới, tránh tình trạng nợ xấu thu được một đồng lại phát sinh hai đồng.

Như vậy thì tỉ lệ nợ xấu giảm cùng với chất lượng các khoản nợ xấu khả quan hơn cho thấy nỗ lực của BIDV trong việc kiểm soát nợ xấu cũng như ngăn ngừa rủi ro tín dụng xảy ra. Dù vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức trong công cuộc tái cơ cấu và tập trung xử lý các vấn đề tồn đọng nhưng vỡi những nỗ lực thời gian qua được BIDV đang dần làm tăng niềm tin của nhà đầu tư vào ngân hàng.

Tình hình rủi ro mất vốn

Bảng 2.4: Tỷ lệ dự phòng RRTD và tỷ lệ mất vốn của BIDV

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu/ Năm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dự phòng RRTD được trích lập 5,914,526 6,145,215 6,622,973 Dư nợ cho kì báo cáo 314,159,188 371,111,873 445,692,364 Mất vốn đã xóa cho kì báo cáo 1,024 1,889 1,560

Dư nợ trung bình kì báo cáo 301,119,414 342,635,531 408,402,119

Tỷ lệ dự phòng RRTD 1.883% 1.656% 1.486%

Tỷ lệ mất vốn 0.0034% 0.00055% 0.00038%

Nguồn: BCTC BIDV.

Mặc dù nợ quá hạn liên tục giảm từ năm 2012 - 2014 tuy nhiên khoản mục dự phòng rủi ro được trích lập lại tăng lên từ 5.914 tỷ vào năm 2012 lên 6.623 tỷ vào năm 2014 tức là tăng đến hơn 11,9%. Điều này có thể được lý giải bởi việc dư nợ tăng đồng thời có sự ảnh hưởng nhẹ bởi thông tư 09/NHNN, sửa đổi bổ sung thông tư 02 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Thông tư 09 quy định từ 1/6 các ngân hàng phải gọi

tên đúng nợ xấu, các khoản nợ trước đây không bị coi là rủi ro như tiền gửi quá hạn tại ngân hàng khác, các khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp mà không thể đáo hạn cũng bị coi là "xấu"... Và dù phải tới 1/1/2015, các ngân hàng mới phải thực hiện phân loại nợ theo cơ chế chặt chẽ hơn (theo kết quả xếp hạng của Trung tâm Thông tin tín dụng), nhưng hầu hết các đơn vị đều trích lập sớm để tránh dồn cục khi tới thời điểm quy định bắt buộc, BIDV cũng không phải là ngoại lệ. Tuy dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập tăng nhưng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của BIDV lại giảm nhẹ từ 1,883% vào năm 2012 xuống còn 1,656% vào năm 2013 và 1.486% vào năm 2014 do tốc độ tăng dư nợ lớn hơn tốc độ tăng của dự phòng được trích lập

Biểu đồ 2.5: Dự phòng rủi ro được trích lập của các NHTM

Đơn vị: triệu đồng Nguồn: Tổng hợp BCTC

Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy dự phòng rủi ro tín dụng của các “ông lớn” xét về số tuyệt đối đều ở mức khủng, dự phòng được trích lập của BIDV là 6.622 tỷ cao hơn hẳn so với các ngân hàng khác. Tuy nhiên về số tương đối, trích dự phòng của BIDV tăng trưởng 9%, chiếm 53% lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của nhà băng này trong khi, trích lập dự phòng của Vietcombank tăng mạnh 30% so với năm trước. Nguyên nhân là tỷ trọng nợ nhóm 5 ( nhóm nợ phải trích lập 100% ) trên nợ xấu của BIDV đã giảm mạnh hơn so với Vietcombank và một số ngân hàng khác.

Khoản mục mất vốn đã xóa của BIDV tăng nhẹ từ 1.024 triệu (năm 2012) lên 1.560 triệu ( năm 2014) tuy nhiên do dư nợ trung bình kỳ báo cáo tăng mạnh từ 301.119 tỷ (năm 2012) lên 408.402 tỷ ( năm 2014) nên tỷ lệ nợ mất vốn giảm mạnh từ 0,0034% xuống còn 0,00038%.

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay khách hàng trên lợi nhuận kinh doanh của các ngân hàng

Nguồn: cafef.vn.

Trung bình 10 ngân hàng này trích lập dự phòng 25% lợi nhuận kinh doanh năm 2011, tăng lên 38% vào năm 2012 khi nợ xấu bùng phát và đạt 40% trong năm 2013. Công ty chứng khoán TP Hồ Chí Minh HSC đánh giá BIDV là ngân hàng nghiêm túc nhất trong việc thực hiện trích lập dự phòng.trong 3 năm qua , sau khi dùng hơn 50% lợi nhuận để trích lập dự phòng hàng năm còn các ngân hàng như Vietcombank hay ACB, dự phòng chỉ chiếm khoảng hơn 40% lợi nhuận.Theo ông Phan Đức Tú - tổng giám đốc BIDV, “ đây là thời kỳ mà các ngân hàng buộc phải quay về giá trị thực của hoạt động ngân hàng. Các nhà băng phải tăng cường trích lập dự phòng để hoạt động lành mạnh, an toàn chứ không phải là sự đánh bóng với con số lợi nhuận không phản ánh đúng tình trạng sức khỏe. Bởi vậy, việc đẩy mạnh trích lập dự phòng trong các quý trong năm là cần thiết. Các ngân hàng cũng tránh được cú sốc sụt giảm lợi nhuận cuối năm”.

Khả năng bù đắp rủi ro

Bảng 2.5: Hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất.

2012 2013 2014

Dự phòng rủi ro đã trích ( triệu VND) 5,914,526 6,145,215 6,622,973 Dư nợ bị thất thoát ( triệu VND) 2,003,213 1,758,920 1,510,391 Hệ số khả năng bù đắp các khoản CV bị mất 2,95 3,49 4,38

Bảng 2.6: Hệ số khả năng bù đắp RRTD

Dự phòng RRTD ( triệu VND) 5,914,526 6,145,215 6,622,973 Nợ quá hạn khó đòi ( triệu VND) 445,692 478,235 503,149

Hệ số khả năng bù đắp RRTD 13.27 12.85 13.16

Nguồn: BCTC BIDV.

Hệ số phản ánh khả năng bù đắp các khoản cho vay lớn hơn 1 và tăng dần từ 2,95 vào năm 2012 lên 4,38 vào năm 2014 chứng tỏ BIDV trích lập dự phòng đầy đủ và có khả năng bù đắp vốn cho ngân hàng khi xảy ra rủi ro hay nói cách khác, nguồn vốn của ngân hàng được đảm bảo an toàn trước những rủi ro xảy ra.

Hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng lại giảm từ 13,27 ( năm 2012) xuống còn 12,85 (năm 2013) và đến 2014 thì còn 13,16. Điều này chủ yếu do số nợ quá hạn khó đòi tăng, mặc dù đã trích lập dự phòng nhiều hơn nhưng tốc độ tăng trích lập dự phòng thấp hơn so với tốc độ tăng nợ quá hạn khó đòi. Tuy nhiên, hệ số khả năng bù đắp RRTD của BIDV vẫn tốt khi vẫn đảm bảo giới hạn an toàn theo thông lệ là 4 và cũng khá cao khi so sánh với các ngân hàng khác CTG (7.6%), VCB (8.6%), MB (10.2%).

Mức độ tập trung danh mục cho vay

Theo kỳ hạn vay

Bảng 2.7: Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn vay của BIDV 2012-1014

Đơn vị: triệu VND 2012 2013 2014 Theo thời hạn vay Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) -Ngắn hạn 190,034,581 55.91 220,539,365 56.40 256,607,128 57.57 -Trung hạn 40,614,126 11.95 51,615,419 13.20 62,186,943 13.95 -Dài hạn 109,274,961 32.15 118,880,267 30.40 126,899,029 28.47 Tổng dư nợ 339,923,668 100 391,035,051 100 445,693,100 100 Nguồn: BCTC BIDV.

Cơ cấu các khoản cho vay khách hàng theo kỳ hạn từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng dư nợ dài hạn có xu hướng giảm dần, từ 32,15% năm 2012 đến cuối năm 2014 chỉ còn 28,47%. Cùng với đó, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn ngày càng tăng từ 55,91% vào năm 2012 đến 57,57% vào năm 2014.

Xét về mức độ rủi ro, rõ ràng các khoản vay trung và dài hạn có rủi ro cao hơn so với các khoản vay ngắn hạn do những biến động trên thị trường trong khoảng thời gian dài hơn. Cũng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tính thanh khoản sẽ kém hơn so với khoản cho vay ngắn hạn. Đồng thời mức lãi suất theo lý

thuyết cũng sẽ cao hơn ngắn hạn do độ nhạy cảm lãi suất kém hơn.Trong khi nhiều ngân hàng chuyển dịch cơ cấu vay theo hướng giảm cho vay ngắn hạn và tăng cho vay trung dài hạn nhằm hưởng lãi suất cao hơn thì BIDV lại chú trọng vào cho vay ngắn hạn. Có thể nói chiến lược này của BIDV có thể giúp ngân hàng này giảm thiểu rủi ro tín dụng trong bối cảnh kinh tế chưa được ổn định như hiện nay, đồng thời cũng thể hiện BIDV đã tuân thủ hiện hành quy định “ các NHTM chỉ được sử dụng tỷ lệ 30% vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn” do NHNN đề ra.

Bảng 2.8: Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn các ngân hàng từ 2011 - 2013

Nguồn: cafef.vn

So với các ngân hàng khác, tỷ trọng cho vay ngắn hạn của BIDV chiếm khá thấp, chỉ đạt hơn 50% trong khi các ngân hàng khác đều trên 60% thậm chí tỉ trọng cho vay ngắn hạn của MB đạt đến 76% (năm 2013). Đa số các ngân hàng đều khá thận trọng với các hợp đồng tín dụng trung dài hạn bởi phải lo tới vấn đề thanh khoản cũng như cơ cấu tài sản của mình, ngoài ra còn do áp lực từ phía Ngân hàng nhà nước khi siết quy định dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ( chỉ được dùng tối đa 30% vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn). Việc BIDV quá chú trọng đến các khoản nợ dài hạn cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản do các khoản nợ chưa đến hạn thu hồi trong khi tiền huy động từ dân cư lại chủ yếu là kỳ hạn ngắn. Tuy nhiên có thể thấy xu thế của BIDV trong 4 năm gần đây là chuyển dịch cơ cấu cho vay từ trung dài hạn sang ngắn hạn nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, một nguyên nhân khác nữa là BIDV đã bắt đầu chú trọng hơn đến việc cấp vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh lưu động. Nhìn chung, BIDV nên tiếp tục duy trì xu thế chuyển dịch này để đảm bảo được an toàn tín dụng.

Theo thành phần kinh tế

Bảng 2.9: Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế.

2012 2013 2014

Công ty Nhà nước 21,082,731 6.2022 20,120,025 5.1453 18,909,531 4.2427 Công ty TNHH một thành viên vốn Nhà nước 100% 41,741,314 12.28 40,844,826 10.445 29,721,807 6.6687 Công ty TNHH một thành viên vốn Nhà nước trên 50% 50,540 0.014 9 357,624 0.0915 1,698,809 0.3812 Công ty TNHH khác 74,689,242 21.972 90,921,747 23.252 102,437,87 3 22.984 Công ty cổ phần vốn Nhà nước trên 50% 28,603,384 8.414 6 32,406,895 8.2875 38,179,621 8.5663 Công ty cổ phần khác 110,354,212 32.46 4 132,787,597 33.95 8 158,498,854 35.562 Công ty hợp danh 406 0.000 1 203 0.000 1 0 DNTN 6,307,224 1.8555 6,661,579 1.703 6 6,870,182 1.5415 DN có vốn đầu tư nước ngoài 8,390,966 2.4685 7,041,241 1.800 7 7,835,680 1.7581 Hợp tác xã và liên hiệp HTX 350,096 0.103 499,663 0.1278 442,039 0.0992 Hộ kinh doanh, cá nhân 47,437,415 13.955 58,828,155 15.044 80,218,176 17.999 Đơn vị hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể và hiệp hội

916,138 0.2695 563,891 0.1442 877,671 0.1969 Khác 1,605 0.0004 2,857 0.0006 Tổng 339,923,668 391,035,05 1 445,693,10 0 Nguồn: BCTC BIDV.

Chiến lược 2011-2015 đã xác định định hướng BIDV chú trọng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ rõ rệt và phấn đấu trở thành ngân hàng chiếm thị phần lớn trong hoạt động bán lẻ trên thị trường Việt Nam, vì vậy đối tượng khách hàng chủ yếu của BIDV là khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Trong giai đoạn 2012 - 2014, tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là cao nhất và tăng dần, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có thể nói là một phân khúc khách hàng quan trọng đối với sự tăng trưởng chiến lược dài hạn của ngân hàng; việc cho

Một phần của tài liệu Khóa luận: Thực trạng và giải phát nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV từ 2012 đến nay (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w