Khái niệm Bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam hiện nay (Trang 32)

So với người khuyết tật nói chung, trẻ em khuyết tật là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi hơn cả bởi sự phân biệt đối xử và nguy cơ tổn thương gây ra từ nhiều yếu tố. Và, cũng giống như các trẻ em không khuyết tật khác, trẻ em khuyết tật cũng là chủ thể của các quyền và quá trình phát triển. Đó không chỉ là công dân non nớt về thể chất và trí tuệ như trẻ em bình thường, mà còn là công dân đặc biệt, mang trong mình những mặc cảm tự ti do khiếm khuyết về cơ thể, dễ bị tổn thương do sự non yếu về thể chất, tinh thần, kinh nghiệm sống… Chúng luôn phải đối mặt với nguy cơ bị bỏ mặc, lạm dụng, bị đối xử bất công, bạo hành, đặc biệt là trẻ em gái khuyết tật. Chính vì vậy yêu cầu cần bảo đảm quyền cho trẻ em khuyết tật đang ngày càng nhận được sự quan tâm ủng hộ từ phía nhà nước, tổ chức xã hội và người dân nhằm xóa đi rào cản vô hình, đưa các quyền lại gần hơn với nhóm đối tượng dễ bị tổn thương này.

Tuy nhiên, vấn đề thế nào là Bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật dường như vẫn còn khá mơ hồ và chưa có hướng dẫn cụ thể. Theo Từ điển Vdict “bảo đảm” được hiểu là “làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được, hoặc có đầy đủ những gì cần thiết…”. [30]. Đại Từ điển Tiếng Việt cũng đưa ra định nghĩa tương tự trong đó, “bảo đảm” là “1…, 2. Làm cho có được điều gì; 3. Có đủ, trọn vẹn các điều quy định; 4. Chắc chắn, đạt tiêu chuẩn cần thiết”. [29]. Công ước về quyền trẻ em 1989 và Công ước về quyền của người khuyết tật 2007 cũng ghi nhận khá nhiều điều khoản nhấn mạnh đến trách nhiệm của các quốc gia thành viên phải bảo đảm các quyền của trẻ em khuyết tật trong tất cả các lĩnh vực mà Công ước đã đề cập, song không có một điều khoản cụ thể nào định nghĩa về bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật. Trong pháp luật Việt Nam cũng vậy. Do đó, dựa trên định nghĩa ở Đại Từ điển tiếng Việt, dưới góc độ ngôn ngữ, có thể đưa ra cách hiểu chung nhất về Bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật đó là: việc tạo mọi điều kiện thuận lợi

để trẻ em khuyết tật được hưởng các quyền vốn có của mình một cách phù hợp, đầy đủ và trọn vẹn nhất.

Như vậy, việc xác định rõ ràng khái niệm về Bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật là cơ sở để thúc đẩy công tác bảo đảm quyền của nhóm đối tượng này trên thực tế. Quá trình bảo đảm đó phải dựa trên các nguyên tắc nhất định như: bình đẳng, không phân biệt đối xử; lợi ích tốt nhất dành cho trẻ, tôn trọng ý kiến, quan điểm của trẻ… Những nguyên tắc này đóng vai trò là nguyên tắc nền tảng, chi phối toàn bộ quá trình bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật, giúp cho các quyền đó được thực thi có hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, trên thực tế, nhiều quyền của người khuyết tật nói chung và quyền của trẻ em khuyết tật nói riêng vẫn không được đảm bảo một cách trọn vẹn như: Trẻ em khuyết tật không được tham gia vào quá trình ra quyết định, bị đối xử nặng nề; nhận thức của xã hội về vấn đề người khuyết tật còn hạn chế; Điều kiện giao thông chưa tiếp cận; Giáo dục, y tế chưa được đảm bảo; bản thân trẻ khuyết tật chưa hòa nhập với xã hội do mặc cảm, tự ti về khiếm khuyết cơ thể… Chính vì vậy, việc đảm bảo quyền cho trẻ em khuyết tật đang được đặt ra và ngày càng trở nên cấp thiết, nó góp phần phát huy truyền thống nhân đạo, tinh thần dân tộc sâu sắc, sự sẻ chia giữa người với người. Không chỉ thế, còn tác động tích cực đến tâm lý của nhóm đối tượng thiệt thòi này, giúp cho các em vượt qua mặc cảm, vươn lên phát triển năng lực bản thân, hòa nhập vào cộng đồng. Xét trong xu thế hội nhập hiện nay, điều này có ý nghĩa lớn trong việc ổn định kinh tế, góp phần đưa pháp luật Việt Nam lại gần hơn với chuẩn mực chung của quốc tế. Đồng thời, với vị trí là một bộ phận của quyền con người, có quan hệ chặt chẽ với quyền con người, việc bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật chính là cơ sở thiết thực để đảm bảo các quyền con người.

Tiểu kết chƣơng 1

Chương 1 đã trình bày khái quát hệ thống lý luận về bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật. Đây là tiền đề để phân tích thực trạng trong quá trình đảm bảo quyền ở chương tiếp theo. Thông qua việc tìm hiểu các khái niệm có liên quan trong phạm vi pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, tác giả đã đưa ra được nhận thức chung nhất về khái niệm trẻ em khuyết tật và bảo đảm quyền cho trẻ em khuyết tật. Việc xác định rõ các khái niệm này là cơ sở quan trọng để nghiên cứu hệ thống pháp luật, chính sách và đánh giá thực trạng về bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật. Đồng thời, những kiến thức chung về phân loại trẻ em khuyết tật theo mức độ và dạng tật, nêu bật những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khuyết tật của trẻ và những ảnh hưởng do tình trạng khuyết tật đem lại có tác dụng tích cực trong việc xây dựng, áp dụng các chính sách phù hợp nhằm ngăn ngừa, giảm bớt số lượng trẻ em khuyết tật đang có xu hướng ngày càng gia tăng hiện nay.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA TRẺ EM KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Có nhiều cách tiếp cận để phân tích thực trạng Bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật như: Tiếp cận dưới góc độ chia việc bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật ở từng lĩnh vực như: Xây dựng pháp luật, Thực thi pháp luật…; Hoặc tiếp cận dưới góc độ chia việc bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật thành các tiểu mục tương ứng với từng loại quyền quan trọng của người khuyết tật; cụ thể như quyền không bị phân biệt đối xử, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; quyền được tái hòa nhập với cộng đồng… Mỗi cách tiếp cận đều có ưu điểm và hạn chế riêng để làm nổi bật nội dung cần hướng đến. Trong luận văn này, tác giả lựa chọn cách tiếp cận thứ nhất, tức là đánh giá thực trạng Bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật thông qua một số lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, trước khi đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng bảo đảm quyền, luận văn sẽ trình bày khái quát tình trạng trẻ em khuyết tật ở Việt Nam hiện nay để cung cấp bức tranh cơ bản về cuộc sống của trẻ khuyết tật từ đó là cơ sở xây dựng chính sách, biện pháp phù hợp đối với nhóm xã hội dễ bị tổn thương này.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam hiện nay (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)