Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức và toàn thể xã hội, hiện nay, trẻ em khuyết tật ngày càng tự tin hòa nhập cộng đồng, tham gia nhiều chương trình vui chơi giải trí, nỗ lực vươn lên để tự khẳng định mình.
Số liệu về trẻ khuyết tật tham gia vào các lớp học hòa nhập, lớp học chuyên biệt, lớp học bán hòa nhập; hay tham gia vào các bộ môn thể dục thể thao thi đấu… là minh chứng cho việc bản thân trẻ khuyết tật luôn cố gắng để được sống cuộc sống bình thường như bao bạn bè cùng trang lứa không bị khuyết tật khác. Cũng thông qua quá trình học tập đó, kết hợp với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống internet, việc chủ động tiếp cận với khoa học công nghệ đã giúp nhiều trẻ khuyết tật hiểu rõ hơn về khiếm khuyết của mình và nhận thức được chính xác quyền lợi mà mình được hưởng. Những tấm gương vượt lên trên số phận của trẻ em khuyết tật đồng cảnh ngộ là sự cổ vũ, động viên rất lớn đối với chính bản thân mỗi đối tượng này. Nhờ đó, cảm giác tự ti, mặc cảm, ngại tiếp xúc với những người xung quanh đã dần dần được gạt bỏ, nhiều trẻ đạt thành tích tốt trong quá trình rèn luyện, học tập và sinh hoạt. Tiêu biểu nhất là cô bé Nguyễn Phương Anh, học sinh lớp 10 trường THPT Việt Đức, Hà Nội. Mặc dù bị căn bệnh xương thủy tinh, khiến cho mọi việc đi lại, di chuyển đều phải dựa vào xe lăn, nhưng Phương Anh lại là một cô bé rất tự tin và yêu đời. Tham gia và lọt vào vòng bán kết chương trình VietNam’s Got Talent, Phương Anh được yêu thích bởi giọng hát trong trẻo đầy đam mê và nghị lực phi thường. Gần đây, Phương Anh đã đạt giải nhì trong cuộc thi hát tiếng Anh Let’s get loud với ca khúc “See you again” và là cộng tác viên cho một số chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam. Sự năng động, nhiệt huyết của cô bé xương thủy tinh là đại diện tiêu biểu cho hình ảnh trẻ em khuyết tật tự vươn lên khẳng định năng lực trong cuộc sống, và Phương Anh đã được Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) vinh danh là gương mặt trẻ khuyết tật tiêu biểu toàn cầu vào năm 2013. [47].
Trẻ em khuyết tật Việt Nam luôn mang trong mình niềm khát khao được hòa nhập cuộc sống, mong ước được khẳng định bản thân và nhận được sự tôn trọng từ phía xã hội. Tuy nhiên trên thực tế, do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, dẫn đến tình trạng vẫn còn nhiều trẻ tự ti về bản thân, hạn chế hoặc không tham gia các hoạt động xã hội khiến công tác đảm bảo quyền của trẻ em khuyết tật gặp không ít trở ngại.
Thực tế cho thấy, trong rất nhiều các chương trình, cuộc thi, số lượng trẻ khuyết tật đăng ký tham gia không nhiều, hoặc dù muốn tham gia nhưng không dám dự thi. Nguyên nhân của tình trạng này là do phần lớn trẻ khuyết tật vẫn còn tâm lý mặc cảm về khiếm khuyết cơ thể, cảm thấy thua kém với bạn bè đồng trang lứa, nên nảy sinh trạng thái e dè, ngại giao lưu, sợ ánh mắt thương cảm từ phía mọi người.
Hơn nữa, một phần lý do khiến quá trình bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật không được đảm bảo đó là, trẻ khuyết tật chưa hoàn toàn hợp tác với chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, của cộng đồng. Trẻ nhìn nhận sự quan tâm, giúp đỡ như những hoạt động xuất phát từ lòng thương hại, và bản thân trẻ không muốn mình là đối tượng phải nhận sự thương hại ấy. Từ đó, trẻ tự xa lánh mọi thứ, thu mình vào vỏ ốc riêng biệt khiến quá trình hòa nhập trở nên khó khăn, và vô hình chung, trẻ đã tự thu hẹp các quyền của mình.
Ngoài ra, đa số trẻ khuyết tật sống ở khu vực nông thôn cùng gia đình, một số ít sống trong các trung tâm bảo trợ xã hội, do nhiều nguyên nhân và điều kiện khác nhau, trẻ chủ yếu ở trong nhà, ít có điều kiện học tập, giao lưu, tiếp cận thông tin, tiếp cận cộng đồng… Hoặc chính bản thân trẻ cảm thấy mình là gánh nặng, không có ích cho xã hội, nghi ngờ vào khả năng của mình, chưa có nhận thức đầy đủ về các quyền mà mình được hưởng, do đó, ảnh hưởng không nhỏ đến việc thụ hưởng các quyền này.
chính sách của Đảng và Nhà nước; cho dù cộng đồng xã hội luôn dành sự quan tâm rất lớn đối với trẻ khuyết tật, nhưng nếu bản thân mỗi trẻ không tự vượt qua được những mặc cảm, tự ti do chính trẻ xây dựng ra thì việc bảo đảm quyền lợi cho nhóm dễ bị tổn thương này thực sự gặp khá nhiều khó khăn. Đây chính là một trong những hạn chế tương đối lớn trong quá trình bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam hiện nay. Tư tưởng coi mình là gánh nặng của gia đình, của xã hội vẫn còn tồn tại trong phần lớn suy nghĩ của trẻ em khuyết tật, vì vậy, việc xóa bỏ mặc cảm, tự ti này sẽ góp phần quan trọng trong việc đưa trẻ khuyết tật lại gần hơn với các quyền vốn có của mình. Chính vì thế, luận văn sẽ đưa ra một vài giải pháp nhằm thay đổi nhận thức của trẻ khuyết tật.
Trước hết, muốn xóa bỏ tâm lý coi mình là gánh nặng trong mỗi trẻ em khuyết tật, cần đối xử với trẻ đúng mực trên cơ sở bình đẳng với trẻ em không khuyết tật khác, nhằm giúp trẻ nhận thấy mình cũng là một công dân đang sống trong xã hội.
Thứ hai, lắng nghe ý kiến của trẻ em khuyết tật một cách tôn trọng, tạo những diễn đàn để cho trẻ được bày tỏ tiếng nói của mình, cho phép trẻ khuyết tật được cử đại diện vào trong các tổ chức, các hiệp hội để thay mặt trẻ phát biểu quan điểm, tư tưởng và nhu cầu của họ. Cảm giác mình cũng được lắng nghe, cũng được tôn trọng sẽ giúp trẻ khuyết tật không tự ti vào bản thân mình, không cảm thấy mình bị gạt ra ngoài lề của xã hội.
Thứ ba, không nên thành lập quá nhiều khu vực riêng biệt dành cho trẻ khuyết tật, bởi mặc dù có lợi cho trẻ, nhưng đứng góc nhìn khác, trẻ sẽ cảm thấy mình bị cô lập, không công bằng. Do vậy, hãy để trẻ khuyết tật được sống, được học tập, được làm việc hòa nhập cùng những trẻ không khuyết tật khác, để trẻ khuyết tật phát huy hết khả năng của mình cạnh tranh một cách bình đẳng với các bạn cùng trang lứa.
Thứ tư, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho trẻ khuyết tật về những quyền mà trẻ vốn được hưởng, nêu những tấm gương đồng cảnh ngộ với trẻ nhưng đã biết vượt lên số phận và đạt được thành công nhất định để trẻ học hỏi. Đồng thời luôn khích lệ, động viên trẻ giúp trẻ có niềm tin vào bản thân, có niềm tin vào chính sách của Đảng và nhà nước và có niềm tin vào sự quan tâm của cộng đồng.
Có thể thấy, những giải pháp đưa ra đều nhằm mục đích giúp trẻ khuyết tật tự gỡ bỏ, tự vượt qua mặc cảm, rào cản do chính mình xây dựng nên. Tuy nhiên nguyên nhân của những mặc cảm, rào cản đó lại xuất phát chủ yếu từ hoàn cảnh khách quan. Do vậy, cần có sự kết hợp nhịp nhàng giữa cơ quan, tổ chức và trẻ khuyết tật để tạo điều kiện cho trẻ vượt lên chính mình, hòa nhập tích cực vào cuộc sống.
Tiểu kết chƣơng 3
Là những công dân còn non nớt về mặt thể chất và tinh thần, lại mang trong mình những khiếm khuyết về cơ thể, trẻ khuyết tật với tư cách là nhóm bị tổn thương kép đã phải chịu rất nhiều thiệt thòi do tình trạng khuyết tật đem lại. Những thiệt thòi đó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bản thân trẻ và gia đình có trẻ khuyết tật, ảnh hưởng đến việc tham gia các hoạt động xã hội của trẻ. Do vậy, để bảo đảm cho trẻ em khuyết tật được hưởng các quyền một cách trọn vẹn nhất, Chương III đã đưa ra một loạt các giải pháp dựa trên các phương hướng cụ thể nhằm phát huy thành tựu đã đạt được đồng thời khắc phục những hạn chế thiếu sót trong tất cả các lĩnh vực: xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, thái độ của cộng đồng, bản thân trẻ khuyết tật. Quyền của trẻ em khuyết tật chỉ được đảm bảo khi xây dựng được một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp và có khả năng thi hành trên thực tế. Hệ thống pháp luật đó phải nhằm thể chế hóa đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước để trợ giúp trẻ khuyết tật khắc phục khó khăn, tạo môi trường cho trẻ được phát triển toàn diện. Đồng thời, còn có ý nghĩa giáo dục cộng đồng ý thức tôn trọng trẻ em khuyết tật, nhìn nhận trẻ khuyết tật với tư cách là một công dân bình đẳng. Từ đó, là cơ sở để trẻ gạt qua mặc cảm, tự ti, nỗ lực vươn lên khẳng định mình, trở thành công dân có ích cho xã hội.
KẾT LUẬN
Kể từ khi trở thành quốc gia đầu tiên ở Châu Á và quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em 1989, đồng thời còn là thành viên thứ 118 tham gia ký Công ước quốc tế về quyền của Người khuyết tật năm 2007, vị trí vai trò của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam đã có nhiều biến chuyển đáng kể. Đảng và Nhà nước đã và đang nỗ lực trong tiến trình nội luật hóa, nhằm đưa pháp luật Việt Nam lại gần hơn với chuẩn mực chung của pháp luật quốc tế về quyền của trẻ em khuyết tật. Hàng loạt chính sách, đề án, chương trình đã được ban hành với mục đích xây dựng hành lang pháp lý chuẩn mực, là cơ sở cho việc bảo đảm và thúc đẩy thực thi có hiệu quả các quyền của trẻ khuyết tật trên thực tế. Đặc biệt, với sự ra đời của Luật Người khuyết tật năm 2010 đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng về địa vị của trẻ khuyết tật trong xã hội, và thể hiện nỗ lực và quyết tâm lớn của Đảng và Nhà nước trong việc hỗ trợ, giúp đỡ trẻ khuyết tật hòa nhập với cộng đồng. Tính đến thời điểm này, đây là văn bản luật đầu tiên quy định rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan trong việc bảo đảm quyền của trẻ khuyết tật. Đồng thời ghi nhận những quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ khuyết tật một cách hoàn chỉnh, thống nhất và có hiệu lực pháp lý trên phạm vi cả nước.
Không chỉ được sự quan tâm trong các chính sách của Đảng và Nhà nước, mà trẻ em khuyết tật hiện nay còn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Những năm qua, rất nhiều hoạt động có ý nghĩa nhằm giúp đỡ, tôn vinh trẻ em khuyết tật đã được thực hiện và thu hút được sự chú ý, thiện cảm của đại đa số người dân trong xã hội. Hơn nữa, thay vì nhìn vào khiếm khuyết của trẻ như trước đây, cái nhìn của người dân cũng có sự thay đổi theo hướng tôn trọng hơn, đề cao năng lực của trẻ, tăng cường sẻ chia nhằm giúp trẻ vươn lên trong cuộc sống. Đó thực sự là
là động lực để trẻ vượt qua mặc cảm, tự vi, có thêm niềm tin vào chính bản thân mình và nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, luận văn nhận thấy việc đảm bảo thực hiện quyền trẻ em khuyết tật tại Việt Nam vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Mặc dù đã thực hiện tương đối tốt các chính sách, đường lối, các biện pháp phòng ngừa, phát hiện sớm, can thiệp sớm song tình hình trẻ em khuyết tật ở Việt Nam vẫn có chiều hướng gia tăng. Với hơn 1,2 triệu trẻ em khuyết tật, chiếm khoảng 19,7% số người khuyết tật trên phạm vi cả nước, trong đó nguyên nhân chủ yếu do hậu quả và di chứng của chiến tranh để lại, nhất là nhiễm chất độc hóa học, bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh, thì vấn đề bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam thực sự là thách thức rất lớn. Đảng và Nhà nước đã có nhiều đổi mới tích cực trong đường lối chính sách nhằm chăm sóc và bảo vệ trẻ em khuyết tật, nhưng những chính sách, chương trình, đề án đó vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của trẻ em khuyết tật. Việt Nam lại chưa có một cơ quan nhân quyền quốc gia nhằm đảm bảo và thúc đẩy việc thực hiện trên thực tế các quyền con người nói chung và quyền của trẻ khuyết tật nói riêng. Trong khi trẻ khuyết tật Việt Nam chủ yếu sống ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, nền kinh tế còn nhiều khó khăn, lại hạn chế trong việc tiếp cận với các dịch vụ như y tế, giáo dục, thông tin… nên trình độ học vấn cũng như nhận thức vẫn còn khá thấp. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn là quốc gia đang phát triển, xuất phát điểm thấp nên nguồn ngân sách đầu tư cho các hoạt động liên quan đến bảo đảm quyền trẻ em khuyết tật như: đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, công tác tuyên truyền, đào tạo nhân lực…còn nhiều thiếu thốn. Đặc biệt, luận văn đã nêu bật được rào cản lớn nhất ngăn chặn việc trẻ em khuyết tật thụ hưởng trọn vẹn các quyền vốn có của mình đó là tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng đồng. Dù nhận thức của người dân đã thay đổi đáng kể, tuy
nhiên, quan niệm coi trẻ em khuyết tật là gánh nặng, là đối tượng của lòng thương hại vẫn còn tồn tại. Đó như bức tường vô hình ngăn cản trẻ hòa nhập với cộng đồng, đẩy trẻ vào bên lề của xã hội.
Để khắc phục tình trạng đó, luận văn nhấn mạnh việc cần có một chiến dịch làm thay đổi cách nhìn của cộng đồng, đấu tranh nhằm đảm bảo đầy đủ sự tiếp cận của trẻ khuyết tật là đấu tranh chống lại sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Dựa trên thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, việc đề ra những giải pháp cụ thể nhằm giải quyết có hiệu quả những hạn chế còn tồn đọng trong thời gian qua thực sự cần thiết. Ổn định nền kinh tế vi mô và vĩ mô; hình thành cơ quan nhân quyền quốc gia; xây dựng hệ thống pháp luật toàn diện, đồng bộ; quan tâm nhiều hơn đến trẻ em khuyết tật; tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội; dọn sạch bom mìn còn sót lại sau chiến tranh; đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của trẻ; tăng cường hợp tác quốc tế nhằm học hỏi kinh nghiệm… là những biện pháp hữu hiệu mà luận văn đưa ra nhằm góp phần hoàn chỉnh hơn hệ thống pháp luật, đưa pháp luật Việt Nam lại gần hơn với pháp luật quốc tế. Đồng thời, trên cơ sở nhận thức đúng đắn vị trí của trẻ em khuyết tật trong xã hội để tạo môi trường thuận lợi cho trẻ em khuyết tật phát triển bình đẳng, phát huy năng lực của mình và cống hiến cho cộng đồng. Tuy nhiên, luận văn cũng nhận thức được giữa việc đề ra giải pháp với thực hiện giải pháp là một khoảng cách không nhỏ do tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Vì vậy, bên cạnh sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền, luận văn đánh giá cao sự nỗ lực, hợp tác của các sở, ban, ngành, các cá nhân, tổ chức và toàn thể xã hội nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho công tác đảm bảo quyền của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam hiện nay./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Báo (2011), Pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt