Về một số quyền cụ thể

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam hiện nay (Trang 80)

Trên cơ sở thành tựu mà Luật người khuyết tật vừa ban hành đã đem lại, tiếp tục thực hiện các Đề án trợ giúp người khuyết tật của Chính phủ, đồng thời khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong quá trình thực thi pháp luật trong thời gian qua, luận văn sẽ đưa ra một vài giải pháp nhằm thúc đẩy việc thực thi pháp luật về bảo đảm quyền trẻ em khuyết tật trên thực tế ở một vài lĩnh vực cụ thể như sau:

3.2.2.1. Đối với quyền được giáo dục

Trước hết cần thống kê đầy đủ số lượng trẻ em khuyết tật, quy mô, độ tuổi, giới tính, dạng tật của trẻ để làm cơ sở thiết kế các chương trình giáo dục và đưa trẻ vào các lớp học phù hợp.

trẻ khuyết tật phải được mở rộng, phân bổ đồng đều ở các địa phương, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn để tạo điều kiện cho mọi trẻ em khuyết tật đều được đến trường, trong đó chú trọng đặc biệt đến mô hình giáo dục hòa nhập. Bởi đây là mô hình giáo dục hiệu quả và hoàn thiện nhất đối với trẻ em khuyết tật. Việc được học tập tại môi trường bình thường, gần gia đình sẽ giúp trẻ gần gũi với người thân, bạn bè, không còn cảm giác mình bị tách biệt ra khỏi xã hội. Hơn nữa, được học cùng một chương trình với các bạn bình thường khác vừa có ý nghĩa giúp trẻ khuyết tật và trẻ không khuyết tật tự do giao lưu, giúp đỡ lẫn nhau lại vừa khuyến khích việc sáng tạo, đổi mới chương trình đào tạo nhằm giúp trẻ phát triển hết khả năng của mình. Do đó, cần đảm bảo mỗi tỉnh, thành phố đều có một trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.

Thứ ba, chương trình, tài liệu dành cho giảng dạy cũng cần cải thiện theo hướng đa dạng, phong phú, hướng đến mục tiêu phát triển trẻ một cách toàn diện. Do đó, cần liên tục đổi mới, chú trọng đến kỹ năng sống và cách xử lý khó khăn, giải quyết vấn đề của trẻ. Đối với chương trình giáo dục hòa nhập cần điều chỉnh và dạy học một cách sáng tạo, tích cực và hợp tác sao cho nội dung kiến thức phù hợp với trẻ em khuyết tật và trẻ em khuyết tật, đáp ứng được nhu cầu về thông tin của trẻ, có chú ý đến năng lực cá nhân của mỗi trẻ. Còn đối với chương trình giáo dục chuyên biệt, sau 3 năm triển khai thí điểm áp dụng chương trình giáo dục chuyên biệt dành cho học sinh khuyết tật trí tuệ tại một số trường chuyên biệt ở Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh đã mang lại những kết quả rất tích cực, đạt nhiều chuyển biến lớn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và chăm sóc học sinh khuyết tật trí tuệ. Vì vậy, giải pháp đưa ra nhằm phát huy hơn nữa thành tựu này đó là cần nhanh chóng hoàn thiện và triển khai chương trình giáo dục chuyên biệt đến tất cả các trường, các cơ sở giáo dục chuyên biệt trên phạm vi cả nước, nhằm giúp

trẻ khuyết tật tiếp thu được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống cũng như giao tiếp với cộng đồng và tự phục vụ được bản thân mình.

Thứ tư, tăng cường công tác bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục khuyết tật. Đội ngũ giáo viên cần được nâng cao cả về số lượng và chất lượng thông qua việc đào tạo chuyên sâu và mở thêm mã ngành dành cho giáo viên dạy trẻ em khuyết tật tại các trường sư phạm nhằm đáp ứng số lượng trẻ em khuyết tật ngày càng tăng và nhu cầu học tập ngày càng lớn của trẻ. Việc đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật cần được tiến hành một cách linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo tính nghiêm túc. Linh hoạt ở chỗ, có thể đào tạo dưới nhiều hình thức phù hợp với nhu cầu vừa đi học vừa đi làm như: đào tạo chính quy tập trung, tại chức, từ xa, chuyên tu… Việc lựa chọn thời gian và địa điểm đào tạo cần sắp xếp hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đối tượng có nhu cầu học tập về giảng dạy cho trẻ em khuyết tật. Tuy nhiên, bên cạnh sự linh hoạt đó, cần đảm bảo tính nghiêm túc thông qua việc tuân thủ đúng thời gian, tiến độ học tập và ý thức tôn trọng chương trình mà mình đang theo học. Bên cạnh đó, công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên dạy trẻ em khuyết tật cũng phải được chú trọng và quan tâm như: mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ định kỳ, thường xuyên; tổ chức các buổi giao lưu giữa giáo viên dạy trẻ em khuyết tật ở địa phương với khu vực lân cận để trao đổi kinh nghiệm, học hỏi và tiếp thu phương pháp, cách thức mới nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy cho trẻ em khuyết tật. Đồng thời, Nhà nước phải có chế độ ưu tiên, giúp đỡ, hỗ trợ về mặt vật chất và tinh thần đối với giáo viên làm nhiệm vụ giảng dạy cho trẻ em khuyết tật, nhất là giáo viên ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Có thể thấy, xây dựng đội ngũ giáo viên đảm bảo về số lượng và chất lượng chính là vấn đề cốt lõi, quyết định sự thành công trong giáo dục cho trẻ em khuyết tật ở Việt Nam hiện nay.

Thứ năm, công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của bản thân trẻ và gia đình có trẻ khuyết tật về lợi ích của giáo dục đối với trẻ khuyết tật cần đặc biệt chú trọng. Nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục với tư cách là hành trang cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Đồng thời đẩy mạnh sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việc quản lý giáo dục trẻ khuyết tật góp phần giảm tình trạng trẻ không được đến trường hoặc trẻ khuyết tật bỏ học.

Cuối cùng, quyền được giáo dục của trẻ khuyết tật chỉ được đảm bảo khi có một hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật tiếp cận dịch vụ này một cách dễ dàng và thuận. Để làm được điều này, cần nguồn đầu tư lớn từ ngân sách nhà nước và từ phía các tổ chức xã hội. Có như vậy việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực giáo dục theo xu hướng tiếp cận và thân thiện với trẻ em khuyết tật mới thực sự đạt hiệu quả.

Đó là những giải pháp nhằm đảm bảo thực thi quyền được giáo dục của trẻ em khuyết tật ở nước ta hiện nay. Để thực hiện được các giải pháp đó, cần sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội, nhằm giúp cho quyền được giáo dục của trẻ em khuyết tật được đảm bảo thực thi trên thực tế.

3.2.2.2. Đối với quyền được hưởng bảo trợ xã hội

Nhằm phát huy hơn nữa thành tựu đã đạt được và khắc phục phần nào những hạn chế thiếu sót trong thời gian qua, giải pháp đưa ra với vấn đề bảo đảm thực thi quyền hưởng bảo trợ xã hội của trẻ em khuyết tật là:

Trước hết, cần tiến hành phân loại dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật, thống kê số trẻ khuyết tật trên phạm vi toàn quốc và khu vực để làm cơ sở triển khai hoạt động bảo trợ xã hội.

Hai là, quy định lại đối tượng được hưởng chính sách trợ cấp hàng tháng. Theo đó, không chỉ riêng trẻ khuyết tật đặc biệt nặng và trẻ khuyết tật

nặng hiện không sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội mới được thụ hưởng quyền này, mà cả trẻ khuyết tật nhẹ hiện không sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội cũng được hưởng trợ cấp xã hội, tuy nhiên, có sự khác nhau về mức trợ cấp giữa các đối tượng. Ví dụ, nếu như trẻ khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng mức trợ cấp theo hệ số hai phẩy năm (2,5), trẻ khuyết tật nặng được hưởng mức trợ cấp theo hệ số hai (2,0) thì trẻ khuyết tật nhẹ chỉ được hưởng mức trợ cấp theo hệ số một phẩy năm (1,5) hoặc một phẩy (1,0) tùy thuộc vào tình trạng khuyết tật của trẻ. Hơn nữa, nên cho phép các địa phương được quy định mức trợ cấp dành cho trẻ em khuyết tật nhẹ căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương đó. Quy định như vậy thể hiện sự quan tâm đúng mực của Đảng và Nhà nước đến trẻ em nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng.

Ba là, trong điều kiện kinh tế xã hội khó khăn như hiện nay, cần nâng mức trợ cấp xã hội cho trẻ khuyết tật, đảm bảo trợ cấp đó đáp ứng được mức sống tối thiểu của trẻ. Tuy nhiên việc nâng mức trợ cấp này cần cân nhắc dựa trên cơ sở bình đẳng với các đối tượng cũng được hưởng trợ cấp xã hội và tính đến tình hình phát triển kinh tế của quốc gia. Để làm được điều này, ngân sách nhà nước cần cân đối, phân bổ, đầu tư hợp lý, kết hợp với việc huy động nguồn ngân sách từ phía cộng đồng. Hơn nữa, muốn ổn định mặt ngân sách, Việt Nam cần tăng cường phát triển kinh tế, chú trọng đầu tư theo chiều sâu, tập trung vào ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm nhằm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo. Từ đó, đời sống của người dân mới được đảm bảo, ngân sách cho các hoạt động xã hội tăng, trong đó có hoạt động bảo trợ dành cho trẻ em khuyết tật, đưa trẻ lại gần hơn với các quyền vốn có của mình.

Bốn là, phải đẩy mạnh việc thành lập mới và cải tạo các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ khuyết tật ở các địa phương, trong đó được trang bị tương đối đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu của trẻ em khuyết tật. Hơn

nữa, các cơ sở này cần đảm bảo tính thân thiện, hoạt động có hiệu quả và được coi như mái nhà thứ hai của trẻ. Ngoài ra, chú ý tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân vào việc thành lập các cơ sở này nhằm đáp ứng nhu cầu cần được chăm sóc của trẻ em khuyết tật. Từ đó, góp phần đảm bảo có hiệu quả việc thực thi quyền được bảo trợ xã hội của trẻ em khuyết tật trên thực tế.

Đó là những giải pháp đảm bảo thực thi quyền được hưởng bảo trợ xã hội của trẻ em khuyết tật trên thực tế. Các giải pháp này được đề ra dựa trên quá trình nghiên cứu tình hình bảo trợ cho trẻ em khuyết tật trong những năm vừa qua, đồng thời mong muốn khắc phục các hạn chế, thiếu sót còn tồn đọng nhằm hỗ trợ phần nào cho trẻ khuyết tật trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay.

3.2.2.3. Đối với quyền được chăm sóc sức khỏe

Để hạn chế những vướng mắc còn tồn tại trong quá trình thụ hưởng quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em khuyết tật, luận văn xin đưa ra các giải pháp sau:

Thứ nhất, cần tiến hành phân loại trẻ khuyết tật theo mức độ, theo dạng tật để làm cơ sở định hướng xây dựng chương trình khám chữa bệnh cho phù hợp với từng đối tượng trẻ em khuyết tật.

Thứ hai, cần thúc đẩy việc xây dựng các chương trình sàng lọc phát hiện sớm, can thiệp sớm nhằm ngăn ngừa, xử lý kịp thời, hạn chế các hậu quả xấu do tình trạng khuyết tật gây ra. Ví dụ, cần thực hiện chương trình sàng lọc, khám chữa bệnh định kỳ cho trẻ em hàng năm, ở nhiều khu vực nhằm nhanh chóng phát hiện ra dấu hiệu bệnh của trẻ để có biện pháp xử lý.

Thứ ba, tăng cường phát triển mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, huy động sự tham gia phối hợp của các cơ quan chức năng, các cấp, các ngành. Đồng thời củng cố và hoàn thiện mạng lưới phục hồi chức năng trên phạm vi toàn quốc, bảo đảm mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều có bệnh viện Điều dưỡng – Phục hồi chức năng hoạt động hiệu quả,

đóng vai trò chỉ đạo hoạt động phục phục hồi chức năng cho toàn tuyến. Hơn nữa, cần đẩy mạnh sự hợp tác chặt chẽ với các Bộ, ngành có liên quan để chỉ đạo các hoạt động phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật trên phạm vi cả nước một cách thống nhất, đồng bộ và hiệu quả.

Thứ tư, xây dựng hệ thống trạm xá, trung tâm y tế phân bổ đồng đều trên khắp cả nước, chú ý xây dựng tại khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn với hệ thống trang thiết bị đảm bảo về cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh thông thường cho trẻ em khuyết tật. Đồng thời, các trạm xá, trung tâm y tế này phải đặt ở vị trí trung tâm, hoặc dễ dàng tìm thấy nhằm giúp cho trẻ khuyết tật và gia đình có trẻ khuyết tật có thể tiếp cận một cách dễ dàng.

Thứ năm, hệ thống cơ sở, trang thiết bị đầu tư cho ngành y tế trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho trẻ em khuyết tật cũng phải được đầu tư, nhằm thực hiện có hiệu quả công tác khám, chữa bệnh và rèn luyện phục hồi thể lực cho trẻ. Ngoài ra, Nhà nước phải có hướng dẫn cụ thể về các chính sách ưu tiên miễn, giảm viện phí đối với trẻ em khuyết tật, nguồn ngân sách đầu tư vào lĩnh vực này cũng cần được tăng cường, không chỉ từ ngân sách nhà nước, mà còn huy động hỗ trợ từ phía cộng đồng

Thứ sáu, chú trọng hợp tác, đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho y, bác sĩ, nhân viên y tế; phân công y, bác sĩ giỏi đến làm việc tại khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và có chính sách ưu đãi đối với cán bộ làm việc tại khu vực này.

Cuối cùng, cần chú trọng đến công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trong việc khám, phòng bệnh chữa bệnh cho trẻ khuyết tật và gia đình có trẻ khuyết tật.

Có như vậy, chất lượng cuộc sống của trẻ khuyết tật mới được đảm bảo, ổn định sức khỏe là tiền đề, là cơ sở cho trẻ tham gia và thụ hưởng các quyền cơ bản khác.

3.2.2.4. Đối với quyền được tham gia hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để tăng cường sự tham gia của trẻ khuyết tật vào các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí cần thúc đẩy việc thành lập các câu lạc bộ thể dục thể thao, câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật cho trẻ em khuyết tật ở các địa phương với mô hình phù hợp, nhằm thu hút sự quan tâm, chú ý tham gia của trẻ.

Đồng thời, tổ chức nhiều trại hè, các cuộc thi văn hóa nghệ thuật vừa dành riêng cho đối tượng là trẻ em khuyết tật, lại vừa dành cho cả trẻ khuyết tật và trẻ không khuyết tật với mục đích hình thành nhiều sân chơi lành mạnh, có ích, giúp trẻ giao lưu, học tập lẫn nhau. Phải tổ chức các cuộc thi, trại hè dành cho hai nhóm đối tượng này bởi: đối với trẻ không khuyết tật, việc tham gia này sẽ giúp cho trẻ có cái nhìn hòa đồng, thân thiện hơn với các bạn khuyết tật, còn trẻ khuyết tật sẽ nhận thấy mình được cạnh tranh bình đẳng, được đánh giá công bằng như những bạn không khuyết tật cùng trang lứa.

Tuy nhiên, do khiếm khuyết về cá nhân, vẫn cần có sự ưu tiên hợp lý dựa trên cơ sở cân nhắc kĩ lưỡng và khéo léo khi tuyển chọn trẻ khuyết tật tham gia vào các cuộc thi hòa nhập này. Ngoài ra, cần đầu tư ngân sách hợp lý, thu hút vốn đầu tư của cá nhân, tổ chức xã hội để tiếp tục cải tạo, nâng cấp, xây mới cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ sở hạ tầng mới trong lĩnh vực thể dục thể thao, văn hóa nghệ thuật, bảo đảm cho trẻ khuyết tật tiếp cận dễ dàng, và hăng hái tham gia luyện tập.

3.2.2.5. Đối với quyền được tiếp cận cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng

Cần tăng cường quản lý, thẩm định và cấp phép các công trình xây

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam hiện nay (Trang 80)