Phân loại trẻ em khuyết tật

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam hiện nay (Trang 25)

Pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể, riêng biệt về trẻ em khuyết tật, vì vậy khi phân loại, sẽ dựa vào dạng tật và mức độ khuyết tật được ghi nhận trong Luật Người khuyết tật năm 2010. Cụ thể:

- Căn cứ trên dạng tật thì trẻ em khuyết tật bao gồm:

Một là, khuyết tật vận động: Là những trẻ có cơ quan vận động bị tổn thương, biểu hiện dễ nhận thấy là khó khăn trong việc nằm, ngồi, di chuyển, cầm, nắm… Do đó, trẻ khuyết tật vận động gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt cá nhân, vui chơi, học tập và lao động. Vì vậy trẻ khuyết tật vận động cần được hỗ trợ về phương tiện đi lại như xe lăn, gậy chống; và đặc biệt là không gian cần thiết, thuận tiện, phù hợp để di chuyển.

Hai là, khuyết tật nghe nói: Là những trẻ gặp khó khăn trong việc giao tiếp xã hội, dẫn đến hạn chế trong sinh hoạt, làm việc, học tập và hòa nhập cộng đồng. Để tiếp nhận thông tin, trẻ cần có sự trợ giúp của ngôn ngữ kí hiệu, trợ giúp của công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, ngôn ngữ kí hiệu cũng có nhiều hạn chế vì không thể phản ánh được đầy đủ tính chất, mức độ và hoạt động của cuộc sống như tiếng nói hay chữ viết.

Ba là, Khuyết tật thị giác: là những tật về mắt khiến trẻ giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường. Đối với trẻ khiếm thị công cụ hỗ trợ di chuyển là chiếc gậy, các dụng cụ hỗ trợ thông minh, lối đi thuận tiện và dễ nhận biết….

Bốn là, khuyết tật thần kinh, tâm thần: là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.

Năm là, khuyết tật trí tuệ: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc. Xét về mức độ, đây là đối tượng khuyết tật không có những đặc điểm cơ bản, chung như các dạng khuyết tật khác. Bởi khuyết tật trí tuệ được xác định khi: Chức năng trí tuệ dưới mức trung bình (chỉ số thông minh đạt gần 70 hoặc thấp hơn 70 trên một lần thực hiện trắc nghiệm cá nhân); Hoặc bị thiếu hụt hoặc khiếm khuyết ít nhất là hai trong số những hành vi thích ứng sau: giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại gia đình, kĩ năng xã hội/cá nhân, sử dụng các tiện ích trong cộng đồng, tự định hướng, kĩ năng học đường, làm việc, giải trí, sức khỏe và an toàn…

Sáu là, khuyết tật khác: là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp khuyết tật được xác định ở trên.

- Căn cứ vào mức độ khuyết tật thì trẻ em khuyết tật bao gồm:

Thứ nhất, trẻ khuyết tật đặc biệt nặng: là những trẻ do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.

Thứ hai, trẻ khuyết tật nặng là những trẻ do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.

Thứ ba, trẻ khuyết tật nhẹ là những trẻ không thuộc trường hợp khuyết tật đặc biệt nặng và khuyết tật nặng.

Như vậy, khuyết tật ở trẻ khá đa dạng. Tuy nhiên có thể nhận thấy điểm chung ở những trẻ khuyết tật vận động, khuyết tật nghe, nói, khuyết tật nhìn là đều có bộ não phát triển bình thường. Nếu được quan tâm, tạo môi trường thuận lợi, rèn luyện từ sớm và thường xuyên thì họ vẫn có thể tiếp thu được

chương trình học tập, làm việc, tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội của

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam hiện nay (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)