Khắc phục những hạn chế trong quá trình bảo đảm quyền của trẻ

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam hiện nay (Trang 70)

bảo đảm quyền công dân như nhau và đều được hưởng các thành quả chung của sự phát triển xã hội. Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII tiếp tục nhấn mạnh: “Thực hiện các chính sách bảo trợ trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ, người già neo đơn, nạn nhân chiến tranh, người tàn tật”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã nêu quan điểm xây dựng Luật Người khuyết tật là phải thể hiện rõ truyền thống thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách; thể chế tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương của Đảng về trẻ em khuyết tật; quy định cụ thể các quyền mà trẻ được hưởng, tạo điều kiện cho trẻ phát huy năng lực bản thân và thông qua hoạt động xã hội hóa việc chăm sóc trợ giúp trẻ khuyết tật để giúp trẻ có cơ hội vươn lên, nhanh chóng hòa nhập cộng đồng.

Những quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về trẻ em khuyết tật là sự kết hợp giữa quan điểm về trẻ em và quan điểm về người khuyết tật. Trong đó trẻ khuyết tật luôn được quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để trẻ được thụ hưởng đầy đủ các quyền vốn có của mình, nhờ đó, công tác bảo đảm quyền của trẻ khuyết tật mới thực sự đạt hiệu quả.

3.1.2. Khắc phục những hạn chế trong quá trình bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật trẻ em khuyết tật

Thời gian qua, công tác bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu đáng kể, tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn tồn tại nhiều hạn chế, khó khăn và thách thức trong tất cả mọi khía cạnh. Từ đó dẫn đến tình trạng nhiều quyền cơ bản của trẻ khuyết tật bị xâm phạm, bị bỏ quên và ảnh hưởng lớn đến quá trình thụ hưởng quyền của trẻ. Nguyên nhân có những hạn chế này bao gồm:

Thứ nhất, bản thân trẻ khuyết tật gặp khó khăn trong việc truyền tải nhu cầu, mong muốn của mình tới cộng đồng cũng như cơ quan hoạch định chính sách, nên các quy định của Nhà nước đưa ra thường dựa trên sự duy đoán về mức độ suy giảm sức khỏe mà chưa thực sự đi sâu để tìm hiểu trẻ muốn gì, trẻ cần gì. Những suy đoán đó đa phần chứa đựng yếu tố chủ quan, nhiều khi không đáp ứng được nhu cầu, không phù hợp với khả năng và chưa tạo điều kiện tốt cho trẻ em khuyết tật.

Thứ hai, công tác vận động tuyên truyền cho cá nhân, tổ chức, xã hội và cho chính trẻ khuyết tật và gia đình trẻ khuyết tật về vấn đề khuyết tật chưa cao: Truyền thông còn mang nặng tính phong trào, chưa đi vào chiều sâu, hình thức tuyên truyền nghèo nàn… Hơn nữa, hoạt động này chủ yếu chỉ diễn ra ở vùng đô thị, khu tập trung dân cư; và chỉ được tiến hành chủ yếu vào các ngày lễ, ngày truyền thống như Ngày người khuyết tật Việt Nam, Ngày người khuyết tật Quốc tế, Ngày quốc tế thiếu nhi… Vì vậy, nhiều trẻ khuyết tật, gia đình có trẻ khuyết tật, cá nhân, cộng đồng ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn chưa biết đến nội dung của những chính sách đối với trẻ khuyết tật.

Thứ ba, ngân sách của Nhà nước đầu tư cho trẻ em khuyết tật còn hạn hẹp, gặp nhiều khó khăn trong việc phân bổ ngân sách trung ương, huy động ngân sách địa phương. Do đó, việc thực hiện những chủ chương, chính sách, đề án trợ giúp trẻ khuyết tật chưa đạt được hiệu quả cao.

Thứ tư, hệ thống pháp luật về quyền của trẻ em khuyết tật chưa thực sự hoàn thiện, chưa có hệ thống giám sát đầy đủ việc thực thi các quyền của trẻ trên thực tế. Hơn nữa, chính quyền các cấp các ngành chưa dành sự quan tâm đúng mức đến nhóm đối tượng này. Vì lẽ đó, tình trạng trẻ khuyết tật bị phân biệt đối xử, bị miệt thị, lạm dụng, bạo lực, lãng quên vẫn xảy ra, gây nhiều khó khăn trong quá trình thụ hưởng các quyền một cách bình đẳng và hiệu quả.

Chính vì vậy, việc bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật phải nhằm hướng đến mục tiêu khắc phục những hạn chế còn tồn đọng, phát huy cao nhất những thành tựu đã đạt được. Đó là cơ sở để trẻ hưởng trọn vẹn các quyền vốn có của mình một cách đầy đủ nhất, tạo điều kiện cho trẻ bộc lộ năng lực bản thân, tham gia tích cực vào các hoạt động đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam hiện nay (Trang 70)