Thể chế hóa quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về trẻ

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam hiện nay (Trang 69)

3.1. Phƣơng hƣớng Bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật

Bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật là yêu cầu khách quan, cấp bách hiện nay của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy hơn nữa các thành tựu hiện có, khắc phục những thiếu sót còn tồn đọng để trẻ khuyết tật được thụ hưởng một cách đầy đủ và trọn vẹn các quyền cơ bản vốn có của mình. Vì vậy việc bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật phải được thực hiện trên cơ sở các phương hướng như sau:

3.1.1. Thể chế hóa quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về trẻ em khuyết tật trẻ em khuyết tật

Trẻ em khuyết tật cũng là những công dân nhỏ tuổi đặc biệt, là chủ nhân tương lai của nước nhà như tất cả trẻ em không khuyết tật khác, vì vậy, sự nghiệp chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ không chỉ là trách nhiệm và nghĩa vụ của cha mẹ, của Nhà nước mà còn của toàn xã hội.

Từ lâu, Chính phủ Việt Nam đã đặt trẻ em nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng vào vị trí trung tâm trong chiến lược đào tạo, phát huy nguồn nhân lực cho nước nhà. Trong những năm qua, dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn song nhiều chủ trương, chính sách của nước ta luôn hướng đến việc tăng cường bảo đảm các quyền cho trẻ. Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (6/1991) đã chỉ rõ: “không ngừng nâng cao đời sống vật chất của mọi thành viên trong xã hội; chăm lo đời sống những người già cả, neo đơn, tàn tật, mất sức lao động và trẻ mồ côi”. Hiến pháp 2013 quy định: Nhà nước “có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật,

người khuyết tật và người nghèo được học văn hoá và học nghề”. Đồng thời

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam hiện nay (Trang 69)