Sự cộng hưởng của hai thứ ngôn ngữ trong bài phê bình

Một phần của tài liệu luận văn Dư luận báo chí xung quanh ba tiểu thuyết được Giải thưởng Hội Nhà văn 1990 (Trang 91)

Trong mục này, chúng tôi khảo sát về ngôn ngữ được sử dụng trong các bài phê bình. Tuy nhiên chúng tôi không làm công việc liệt kê và phân tích về cách dùng từ, độ dài câu, về ngữ pháp câu… trong tất cả bài viết, dù như thế là cần thiết trong nhiều trường hợp khảo sát ngôn ngữ một thể loại báo chí. Nhằm mục đích thể hiện hiệu quả báo chí mang lại, chúng tôi đi sâu chỉ ra một kiểu diễn đạt đặc sắc đã được dùng trong một số bài phê bình,

mang lại hiệu quả thông tin thẩm mỹ cao: đó là diễn đạt theo kiểu của nhà văn.

Thực ra, xuất phát điểm cho việc làm này của chúng tôi là một nhận định của TS Nguyễn Thị Minh Thái khi bàn về cách tổ chức tác phẩm báo chí viết về tác phẩm văn học nghệ thuật. Đó là: “trong những thể loại báo chí rất gần gũi với văn chương”, các nhà báo đã “không ngần ngại vay mượn và sử dụng những kinh nghiệm ngôn ngữ văn chương của các nhà văn, để làm giàu cho ngôn ngữ báo chí của mình” [4,41]. Theo chúng tôi hiểu, sự “vay mượn” về mặt ngôn ngữ có hai cấp độ: trích dẫn ngôn từ của nhà văn, và thứ hai, diễn đạt theo kiểu của nhà văn. Rõ ràng cấp độ thứ nhất là thường xuyên đến mức nó là thao tác phê bình không thể thiếu đối với bất cứ người viết nào, cho nên chúng tôi cũng không cần bàn. Và do đó, điều chúng tôi muốn thử bàn đến ở đây, là diễn đạt theo kiểu của nhà văn. Trong khả năng của mình, chúng tôi chỉ đưa ra một số ví dụ.

Trong bài viết Vĩnh hằng như một nỗi buồn, tác giả Ngô Thị Kim Cúc, như đã biết, thuật lại câu chuyện một cách cuốn hút chứ không nhàm chán. Đó là nhờ ở cách kể đam mê, tựa như chính tác giả đã tham gia, “phiêu lưu” cùng tác phẩm, nay kể lại mà vẫn không cạn nguồn cảm xúc. Bài viết sẽ trở nên khô khan, nếu như vắng đi những câu văn dài mang vẻ triền miên kiểu của Bảo Ninh, như câu văn (và cũng là trọn vẹn đoạn thứ hai của bài viết) sau đây: “Và mười năm chiến trường với bao nhiêu trận đánh, bao nhiêu thắng lợi và thảm bại, Kiên triền miên đắm mình tỏng một thứ mộng mị dài ngày, trộn lẫn quá khứ và hiện tại, kỷ niệm trắng trong với nỗi cay đắng lụi người”

Nhưng có thể nói, đạt đến mẫu mực, điển hình cho lối viết này là Đào Hiếu. Khi Đào Hiếu nhận xét về ngôn ngữ của Bảo Ninh là: “Ta bắt gặp

mỗi động tác, mỗi sự vật anh mô tả thường được kèm theo bốn năm thuộc từ (chúng tôi nhấn mạnh - N.Đ.G) và hình như vẫn chưa thoả, vẫn muốn ném vào thêm một dãy nữa, một chuỗi nữa”, thì cũng chính Đào Hiếu đã “học” cách diễn đạt bằng nhiều thuộc từ Êy của Bảo Ninh. Hãy xem câu văn ngay sau câu trên của Đào Hiếu: “Ngôn ngữ Bảo Ninh cũng quằn quại như binh lửa, như cái chết và phận người”. Đấy là cách diễn đạt dồn nén, đầy xung đột thanh âm, như tiếng đạn xé, tiếng bom nổ, đầy dư gợi, mà Đào Hiếu đã cảm nhận được ở Bảo Ninh. Ta hãy đọc thêm một ví dụ nữa để thấy sự xoắn xuýt khó có thể tách rời của văn Bảo Ninh và văn Đào Hiếu: “Bút pháp của anh khi lạnh lùng, khi cháy bỏng, lúc uể oải lúc dồn dập, câu ngắn xen lẫn câu dài, lối dẫn chuyện lấp lửng, hé một chút rồi đóng lại, lửng lơ… đã dẫn dụ được người đọc. Bảo Ninh chiếm ưu thế dùng các thuộc từ (attribut). Ngôn ngữ của anh nóng bỏng, gào thét, và đầy hình tượng… Anh chiếm đoạt chị một cách cuồng bạo, khốc liệt, dằn xé, đâm vào chị nỗi đơn độc bí Èn, sắc như dao, đầy hiểm nghèo của anh (in đậm là câu văn của Bảo Ninh mà tác giả Đào Hiếu trích dẫn ngay sau diễn đạt của mình - N.Đ.G).

Chóng ta còn có thể thấy bóng dáng Bảo Ninh trong đoạn văn của Hoàng Hưng mà trên kia chúng tôi đã có dịp trich dẫn, nay trích lại: “Xin gọi đúng tên. Một thứ văn xuôi vươn thành thơ. Những đoạn, những trang đặc quánh Ên tượng, cảm xúc, dồn nén từ ngữ, đầy tiết tấu và nhạc điệu, nóng bỏng và khẩn thiết, trực tiếp vọt ra từ tâm tưởng, có những chỗ đạt đến trang thái tự vận động ngoài ý thức của ngôn từ…”. Đây cũng là cách diễn đạt, như Đào Hiếu nói, đầy “dồn nén”, đầy “thuộc từ”…

Thực ra chúng tôi thấy, loại văn này thường xuất hiện ở những bài mà toát lên rất rõ những nhận định thiên về ca ngợi, thán phục. Người được phê

bình cũng là người có ngôn ngữ đủ hình thành một phong cách riêng đáng nhớ trong đời sống văn học. Mà Bảo Ninh thì đã là một hiện tượng như thế. Điều này hoàn toàn có thể chứng minh, nếu nhìn lại trường hợp Nguyễn Huy Thiệp với bài phê bình Khi ông Tướng về hưu xuất hiện của Đặng Anh Đào, cũng một lối viết Êy, lạnh lùng, sắc sảo, như chính văn Nguyễn Huy Thiệp vậy [9,57].

Kiểu diễn đạt này, chúng tôi Ýt thấy ở các bài viết về hai tiểu thuyết kia. Chỉ có một vài trường hợp, trong các bài viết về Bến không chồng, thấy cảm giác tương tự. Là tương tù thôi, vì cách viết của người viết phê bình không làm nhớ đến cách viết của nhà văn, nhưng gợi ra không khí trong tác phẩm. Đó là những bài như Bức tranh làng quê và những số phận, Ngọn

nguồn những ràng buộc, Dương Hướng và Bến không chồng. Cái cảm giác khi người đọc bài phê bình tưởng như sống lại cùng tác phẩm Êy, là khi tác giả bài viết phê bình gợi lại hình ảnh của làng quê, gợi lại một loạt hình ảnh những con người với những cái tên chân chất, những số phận đáng thương. Nhất là Trung Trung Đỉnh trong Dương Hướng và Bến không

chồng. Những câu văn kiểu liệt kê như sau: “Có anh Vạn Điện Biên. Có chú Vạn. Ông Vạn. Lão Vạn. Nơi Êy có ngôi từ đường họ Nguyễn cùng với ông Xung, chú Xình, chú Xeng. Có ông Khiên, mẹ Nghĩa, mẹ Hạnh. Có chàng Ngốc, cô Lùn. Có cô Hạnh, cô Tươi, cô Thắm. Có anh chàng phó nháy thọt chân phố huyện. Có cô Dâu đáo để, có mụ Hơn, thằng Tốn con địa chủ Hào. Có ông Dĩ, chú Nhương. Có cô Thuỷ, anh Biền. ở đây có con đê cống Linh, có bến “không chồng”, có khu mả Rốt…”. Một sự liệt kê hoàn toàn “tuỳ nghi”, nhớ gì viết nấy, vì thế vừa tạo cảm giác chân thật, lại vừa thấy câu văn vụng về. Mà “câu văn vụng về”, hình như đã rất nhiều người nói, là đặc điểm của văn Dương Hướng…

Một phần của tài liệu luận văn Dư luận báo chí xung quanh ba tiểu thuyết được Giải thưởng Hội Nhà văn 1990 (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w