LỚP NGƯỜI MỚI: “YẾU TỪ TRONG Ý THỨC PHẢN KHÁNG” Hà Minh Đức trong cuộc Thảo luận về tiểu thuyết Mảnh đất lắm

Một phần của tài liệu luận văn Dư luận báo chí xung quanh ba tiểu thuyết được Giải thưởng Hội Nhà văn 1990 (Trang 31)

Hà Minh Đức trong cuộc Thảo luận về tiểu thuyết Mảnh đất lắm

người như Tùng, Đào là lớp thanh niên mới, họ không bị ràng buộc bởi định kiến cũ, bởi sự tranh giành quyền lực, nhưng “tiếc rằng vai trò của họ trong tác phẩm còn mờ nhạt”.

Tác giả Đỗ Mai Hà trên Giáo dục và thời đại sè ra ngày 27/5/1991 cũng “phàn nàn” là “cái mới” còn nhỏ bé quá, nhưng đồng thời khẳng định dù sao hạn chết này là dễ hiểu và trong trường hợp này, những đóng góp vẫn là đáng kể hơn cả.

“Có mét lớp người đại diện cho sức phản kháng, sức phá vỡ Êy, cho “thời đại” mới: Tùng, Đào, Minh. Nhưng trong Mảnh đất lắm người nhiều ma tiếc rằng họ còn yếu quá. Tôi không muốn nói rằng họ còn yếu về thế lực. Thế lực của cái mới thường vẫn yếu. Điều quan trọng hơn ở đây là họ còn yếu nay cả từ trong ý thức phản kháng, phá vỡ, đạp tung… để mà xây dựng một cuộc đời khác, trong lành, minh bạch, mới mẻ”. Cũng lại là lần đầu tiên, cái vấn đề “lực lượng mới” mới được “đào sâu” đến thế. Những ý kiến trên đây chỉ nói rằng “lực lượng mới” còn nhỏ bé, nhưng chưa cho người đọc thấy rõ cái “nhỏ bé” là vì đâu? Và có đáng lo ngại không? Đáng lo ngại lắm chứ! Vì nếu chỉ nhỏ bé về “thế lực”, thì rồi nó sẽ mạnh - như cách mạng cũng từ nhỏ đến trưởng thành. Nhưng ở tiểu thuyết, “cái mới”

“yếu ngay cả từ trong ý thức phản kháng”, một cái gì đó đã manh nha nhưng tự phát, không phương hướng… Nhận định như vậy, cũng có nghĩa là Nguyên Ngọc đã đánh giá đóng góp của Nguyễn Khăc Trường rất cao. Đóng góp về một tiếng cảnh tỉnh lớn nhiều khi quan trọng hơn đóng góp một con đường đi, nhất là khi con đường Êy chỉ “ru ngủ” người ta mà thôi!

Bởi vậy, Nguyên Ngọc nhận định rõ ràng văn học tiếp tục tấn công dữ dội vào cái cũ, nhưng là một sự tấn công có chiều sâu hơn: “có sự lắng lại, thể hiện cách nhìn khách quan, hiểu biết và trầm tĩnh hơn về các vấn đề xã

hội và con người phức tạp … Văn đàn 90 không hề yên tĩnh. Nó đang đi tới!”. Đặt cho tiểu thuyết một “vị trí” ở hàng những tác phẩm tiên phong cho “văn đàn 90”, rõ ràng đánh giá của Nguyên Ngọc là xác đáng.

Còn Hồng Diệu, chỉ đến khi nói về các nhân vật đại diện cho “cái mới” như Tùng, Đào, Minh, tác giả mới thật sự có quan điểm riêng của mình. Như một sự tranh luận với bài viết của Nguyên Ngọc, tác giả viết:

“Còn ý kiến cho rằng một số nhân vật đại diện cho cái mới như Tùng, Đào, Minh trong tiểu thuyết “yếu quá”, và tỏ ý muốn họ cần phải “phản kháng, phá vỡ, đạp tung” (dù để xây dựng cái gì) tôi cho là đòi hỏi quá đáng. Nên nhớ, Mảnh đất… viết về hay là viết vào (…) đầu năm 1988 (…) Lúc bấy giờ sức phản kháng tiêu cực, những trì trệ trong xã hội, ý thức tự do dân chủ đã có, nhưng đâu được như bây giờ - nhất là ở nông thôn. Cho nên xét vấn đề cần có cái người ta gọi quan điểm lịch sử là như vậy”. Không bàn đến sự đúng sai của ý kiến này, nhưng tinh thần độc lập của nó rõ ràng là đáng chú ý, nhất là với những bài phê bình văn học trên báo chí.

Một phần của tài liệu luận văn Dư luận báo chí xung quanh ba tiểu thuyết được Giải thưởng Hội Nhà văn 1990 (Trang 31)