2. HIỆU QUẢ CỦA CÁC BÀI PHÊ BÌNH VĂN HỌC
2.2.3. KIỂU KẾT CẤU “PHI CẤU TRÚC”
Xin nói ngay đây là kiểu kết cấu đặc biệt. Đặc biệt vì đọc loại bài viết này, nếu ai đó muốn tìm ra mạch các luận điểm của tác giả, thì sẽ thất bại. Tác giả cũng không kể lại câu chuyện. Dĩ nhiên, bài viết nào cũng có một tinh thần chung nhất định, tinh thần đó là làm sao nói được cái thông tin cốt lõi. Nhưng người đọc chỉ thực sự nắm được cái “tinh thần” của thông tin cốt lõi đó, sau khi đã đọc xong bài viết, chứ không thể “lẩy” ra đôi dòng kiểu như trích những luận điểm trong một bài viết kiểu trên kia. Trong số những bài viết chúng tôi tìm được, bài của Đào Hiếu là một kiểu kết cấu như thế:
Phê bình sách: Thân phận của tình yêu.
So với mạch kể đầu - cuối của Ngô Thị Kim Cúc trên đây, lối viết có vẻ “không đầu không cuối” của Đào Hiếu là một sự đặc sắc. 1800 chữ được “xé lẻ” ra thành 25 đoạn, tức trung bình mỗi đoạn 70 chữ, tương đương với 5 dòng (Nhưng thực ra có đoạn 1 dòng, lại có đoạn 16 dòng). Mét sự “rời rạc” có chủ ý của tác giả Đào Hiếu? Khi ta biết tác phẩm của Bảo Ninh cũng là một “khối rời rạc” của những - nỗi - buồn chồng chất, miên man, day dứt, giằng xé, ta thấy tác giả Đào Hiếu thật tinh tế khi tạo ra cấu trúc tương đồng với cấu trúc của Bảo Ninh: “khối rời rạc” của những - cảm - nhận. Mỗi cảm nhận chính là một đoạn được “xé lẻ” ra Êy, tựa như một mảnh hồn đồng điệu về một khía cạnh bất kỳ của tiểu thuyết, không cần nghĩ suy. Tựa hồ như tác giả cũng đang viết lia viết lịa để bắt lÊy những dòng xúc cảm đang diễn ra trong mình vì sợ nó bay mất, như nhân vật Kiên trong tác phẩm thiết tha, triền miên muốn níu kéo quá khứ của chính mình.
Với bài viết này, chúng ta hoàn toàn có thể “xé lẻ” các đoạn ra mà “vứt” mỗi đoạn một vị trí, cũng không có cảm giác thay đổi gì. Cũng như tiểu thuyết của Bảo Ninh đoạn nào cũng có thể là cuối, đoạn nào cũng có thể là đầu. Khi mới đọc bài phê bình này, chúng tôi cố gắng tìm ra bố cục của
bài viết (bố cục hiểu theo nghĩa là bố cục “cổ điển” có mở - thân - kết). Nhưng đó là một cách đọc cũ. Cách đọc cũ là cứ lấy những quy tắc cứng nhắc, những nội dung có sẵn đem chụp vào một văn bản, chứ không bao giê coi bản thân văn bản với nội dung độc lập của nó là trung tâm. Đó là cách đọc tương ứng với một thời sáng tác theo kiểu “minh hoạ” giản đơn cuộc sống. Nói vậy để thấy bài phê bình của Đào Hiếu là một bài phê bình thực sự đổi mới, rất “xứng” với tiểu thuyết đổi mới của Bảo Ninh.
Thực ra, cũng có thể xếp vào kiểu kết cấu này bài viết Dương Hướng và Bến không chồng của tác giả Trung Trung Đỉnh. Như trên chúng tôi đã chỉ ra, tít bài biểu thị ý nghĩa “hai mà một” giữa nhà văn Dương Hướng và tiểu thuyết Bến không chồng. Nã cho người đọc thấy, cái tình của Dương Hướng chân thành đến độ khiến người ta không còn nghĩ ông là nhà văn nữa. Thông tin cốt lõi bài báo này do đó là: tấm lòng của Dương Hướng với những số phận con người. Bởi vậy, tinh thần chung của bài viết luôn hướng tới làm cho người đọc cảm nhận thấy điều đó. Và Trung Trung Đỉnh đã làm như vậy.
Trung Trung Đỉnh mở đầu bài viết của mình bằng việc kể lại các cảm giác: về hình ảnh một ngôi làng “giống như hầu hết các ngôi làng Việt Nam”, về “tấm lòng yêu thương nhân hậu, tự nhiên, không ồn ào văn vẻ với một bút lực dồi dào đầy trách nhiệm” của nhà văn.
Rồi tác giả nhận định Dương Hướng là một “chàng say”, “say giữa làng Đông”, “anh quên mất mình là nhà văn, mà chỉ nhớ mình là người làng Đông”… Làng Đông đó với những tên đất tên người đủ để gợi một không khí “rất làng Đông, rất quê hương”.
Nhận định tác phẩm viết về cái gì, Trung Trung Đỉnh bảo Dương Hướng không nhằm vào đề tài mà khai thác đến “tận cùng thân phận những
nhân vật chính”. Nhà văn không chú ý đến cách viết, chỉ là như một người
“kể chuyện làng Đông”, vậy thôi.
Nói về cái không khí ngột ngạt, bức bối của làng Đông và niềm khao khát của con người muốn được thoát ra khỏi những ràng buộc truyền kiếp, Trung Trung Đỉnh nhận xét, ở Dương Hướng không kể than, không lạnh lùng mà “chỉ nhận ra sự thăng hoa của lòng thông cảm. Âu đó cũng tại bởi cái say tình đau đớn của người nghệ sĩ làng Đông chân chất vậy”.
Nói về việc xây dựng nhân vật Nguyễn Vạn của Dương Hướng, tác giả nói “anh không theo đuổi cái gọi là vấn đề, mà anh tù tin vào tấm lòng mình, tình cảm của mình”.
Nhắc đến người phụ nữ trong tác phẩm, tác giả cũng thấy Dương Hướng “đặc biệt cảm thông và ưu ái, đặc biệt bao dung khi mô tả hoàn cảnh và tính cách họ”. Người phụ nữ hiện lên gần gũi như mẹ ta, em ta, chị ta, bạn ta, không phải mất công tìm hiểu lâu mới thông cảm được…
Đến đây, ta mới thấy cái vẻ rất “tản mác” chính là kiểu kết cấu, mà trong đó mỗi đoạn đều hướng đến một nội dung: tấm lòng của nhà văn nhân hậu với từng ngõ ngách của từng số phận con người.