3. VỀ CHẤT LƯỢNG NGHỆ THUẬT CỦA CÁC TIỂU THUYẾT
3.3.3. “VĂN XUÔI VƯƠN THÀNH THƠ”
Đào Hiếu như một kẻ say mê ngôn ngữ của Bảo Ninh: “Vực dậy cả một quá khứ khốc liệt (…) bút pháp của Bảo Ninh đã truyền được sức mạnh
cho ngôn ngữ. Bút pháp của anh khi lạnh lùng, khi cháy bỏng, lúc uể oải lúc dồn dập, câu ngắn xen lẫn câu dài, lối dẫn chuyện lấp lửng, hé một chút rồi đóng lại, lửng lơ… đã dẫn dụ được người đọc. Bảo Ninh chiếm ưu thế dùng các thuộc từ (attribiu). Ngôn ngữ của anh nóng bỏng, gào thét, và đầy hình tượng”. Và nữa: “ngôn ngữ được sinh sôi từ chất liệu sống đầy ắp Êy nên cũng ứ đọng, cũng chực trào ra. Ta bắt gặp mỗi động tác, mỗi sự vật anh mô tả đều được kèm theo bốn năm thuộc từ và hình như vẫn chưa thoả, vẫn muốn ném vào thêm một dãy nữa, một chuỗi nữa. Ngôn ngữ Bảo Ninh cũng quằn quại như binh lửa, như cái chết và phận người” (Phê bình sách: Thân
phận của tình yêu, Tạp chí Văn học và dư luận, 8/1991).
Hoàng Hưng khẩn thiết Xin gọi đúng tên (Tạp chí Văn học và dư
luận, 8/1991) tác phẩm vì có một nguyên nhân trong rất nhiều nguyên nhân
là: “Một thứ văn xuôi vươn thành thơ. Những đoạn, những trang đặc quánh Ên tượng, cảm xúc, dồn nén từ ngữ, đầy tiết tấu và nhạc điệu, nóng bỏng và khẩn thiết, trực tiếp vọt ra từ tâm tưởng, có những chỗ đạt đến trạng thái tự vận động ngoài ý thức của ngôn từ”.
Nguyễn Khải cũng đã phải thán phục khả năng sáng tạo ngôn ngữ ở Bảo Ninh: “Văn viết rất kỹ, không chê vào đâu được, có người bảo rằng đó là thứ văn cao cấp, đầy hấp dẫn và thuyết phục. Giữa thời buổi khó khăn và chụp giật này mà vẫn có người ngồi hàng mấy năm để viết một cuốn sách, và chăm chút đến từng câu chữ như thế thì đúng là người Êy đã chọn con đường sinh ư nghệ, tử ư nghệ” (Một phủ định đáng mừng, Tuổi trẻ chủ nhật 1/9/1991).
Còn đây là những ý kiến trong cuộc thảo luận về tiểu thuyết. Lê Quang Trang: “ngôn ngữ của các loại nhân vật trong từng hoàn cảnh, thời điểm, tình huống khá đắc địa, cho nên có nhân vật xuất hiện Ýt, nói Ýt mà
vẫn có nét riêng gây Ên tượng”. Thiếu Mai: “ít thấy một tác phẩm có hơi văn nhã và có sức gợi như tiểu thuyết này”. Chu Lai: “Văn phong Thân phận của tình yêu là văn phong của Bảo Ninh, riêng biệt, say say, đắm đuối và bạo liệt; không giống bất cứ ai cả”.
Dựa trên quan điểm chủ nghĩa Ên tượng, Lê Tuấn Anh viết: “Có thể ví Bảo Ninh như một hoạ sĩ Ên tượng tài năng. Anh nhạy cảm và có định hình được những Ên tượng chớp nhoáng, không cho nó vụt trôi đi mất, rồi truyền đạt vẹn nguyên như những Ên tượng trực tiếp, tức thời, và cực kỳ mãnh liệt”. Tác giả cũng chỉ ra cái khả năng mà ngôn ngữ của Bảo Ninh làm được: “Đọc sách anh, người ta bị hút vào những cận cảnh chiến trận và cảm thấy mình đang ngửi thấy mùi máu, mùi thuốc súng, đang thấy tận mắt những cái chết và ù tai, choáng váng bởi không khí mê cuồng” (Anh Nga,
Ên tượng về Thân phận của tình yêu, Tạp chí Văn nghệ quân đội,
12/1991).
Nhưng nói đến ngôn ngữ của Bảo Ninh, không thể không nhớ đến Nguyên Ngọc. Những ý kiến trên đây dù ca ngợi đến mức nào cũng chỉ dừng ở việc nhận xét về cách dùng từ, đặt câu của nhà văn. Chỉ Nguyên Ngọc mới khái quát lên một vấn đề cao hơn, đó là “ngôn ngữ tiểu thuyết”. Ngay từ bài Mảnh đất lắm người nhiều ma và tiểu thuyết 90, ông đã bước đầu chỉ ra cái mới mẻ của tác phẩm này: “Còn Thân phận của tình yêu thì đã khác, không còn chỉ là bức tranh xã hội, đã là cuộc kiếm tìm căng thẳng và cảm động của một con người không dứt ra được với quá khứ vừa quá thiêng liêng vừa quá đau đớn, khó nhọc hi vọng ở tương lai và vật vã cố sống cho ra người đích thực hôm nay”. Chính cái hạt nhân “cuộc kiếm tìm của một con người” đã là tiền đề để trong hội thảo sau này, ông phát biểu chính thức: “Anh viết về cuộc chiến tranh “của anh” gần như bằng tất cả
máu của anh”, “không có sự “sám hối” nào ở đây cả”… Sau hơn 10 năm, ông mới có dịp nói rõ ràng hơn: “Theo tôi, nói một cách thật nghiêm khắc, từ Nỗi buồn chiến tranh, chóng ta mới thật sự có tiểu thuyết hiện đại. Trước đấy, về cơ bản là sử thi, tức chiến tranh được soi nhìn bằng cái nhìn của cộng đồng, từ góc độ dân tộc mà nhìn cuộc chiến tranh (Đất nước đứng lên của tôi cũng vậy thôi). Đến Bảo Ninh thì khác hẳn, lần đầu tiên chiến tranh được soi nhìn qua số phận của một cá nhân. Như vậy không hề có nghĩa là cái nhìn sau chống lại cái nhìn trước, nhưng đã là một cái nhìn khác hẳn. Điều này làm thay đổi hẳn ngôn ngữ của tiểu thuyết, từ góc độ độc thoại sang đối thoại, tức một giai đoạn mới trong tư duy tiểu thuyết”
(Lê Hồng Lâm, Mười năm trên giá sách văn chương, Sinh viên Việt Nam 4/11/2003).
Trên tạp chí Xưa và nay (Sè ra 1/2005), một lần nữa ông khẳng định:
“Cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh, Nỗi buồn chiến tranh, là tác phẩm đầu tiên nói một cách khác biệt về cuộc chiến tranh vừa qua ỏ Việt Nam”, và
“Bảo Ninh là người đầu tiên vượt qua được một cách rõ rệt hơn cả ngôn ngữ độc thoại của sử thi, đạt đến ngôn ngữ đối thoại của tiểu thuyết”. Và ông đánh giá chắc chắn:“Về mặt nghệ thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới”.
CHƯƠNG III