VỀ NGÔN NGỮ CỦA CÁC TIỂU THUYẾT

Một phần của tài liệu luận văn Dư luận báo chí xung quanh ba tiểu thuyết được Giải thưởng Hội Nhà văn 1990 (Trang 67)

3. VỀ CHẤT LƯỢNG NGHỆ THUẬT CỦA CÁC TIỂU THUYẾT

3.3. VỀ NGÔN NGỮ CỦA CÁC TIỂU THUYẾT

3.3.1. VÔNG

Nguyễn Văn Long coi cách trần thuật và miêu tả của Dương Hướng là

“mộc mạc tự nhiên”, thậm chí có những chỗ còn “đơn giản và vụng nữa”. Sức hấp dẫn của cuốn tiểu thuyết là nằm ở sự chân thực, ở vốn hiểu biết đời sống nông thôn và một cách nhìn cảm thông, nhân đạo với số phận con người của nhà văn.

Bùi Việt Thắng thì lại coi lối kể của Dương Hướng là đặc sắc, “từa tựa như lối kể của người ở quê ra, kể lại cho người thân ở thành phè nghe chuyện quê nhà, làng xóm. Nhẩn nha, mộc mạc, chính xác, không tô vẽ. Êy

vậy mà câu chuyện cứ làm ta phải nhổm lên, cau mày nhăn trán, có khi thở dài quệt và quệt mắt…”. Tác giả nói “Nếu như văn của tiểu thuyết đẹp hơn”. Nhưng bao trùm hơn cả vÉn là sự trân trọng của tác giả với tiểu thuyết. Chẳng thế mà tác giả như nói “trìu mến” với Dương Hướng rằng:

“Xin nói nhỏ với tác giả, không phải là làm cho văn mình “đời” hơn bằng cách bê nguyên xi lời ăn tiến nói của mọi người vào tác phẩm đâu!”.

Nguyễn Phan Hách cũng thấy Bến không chồng “có giọng văn mộc mạc, chân chất. Chuyện kể giản dị, tự nhiên. Anh chưa có các thủ thuật tay nghề lão luyện, chưa biết miêu tả tâm lý tinh vi. Anh còn thiếu, thiếu nhiều lắm. Nhưng sự chân thật làm cho cuốn sách có vẻ đẹp chất phác của cô thôn nữ”. Tác giả tỏ thái độ rất khác: “Có người chê văn anh nhiều khẩu ngữ. Riêng tôi lại thấy thích, vì nó tự nhiên, sinh động”.

Trung Trung Đỉnh thì viết trong bài của mình: “Câu chữ có chỗ hơi luôm thuộm quá. Cái cười của cô dâu cứ hi hi thế, e tự nhiên chủ nghĩa quá. Người đọc có thể cho qua, nhưng nhà văn thì không nên để những viên sạn đáng tiếc, chỉ cần bình tĩnh trước khi đưa in. Có lẽ đây là nhược điểm của người say”.

3.3.2. TINH TẾ

Trong cuộc Thảo luận về tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma (Văn nghệ 13/3/1991) Trần Đình Sử thấy ở Nguyễn Khắc Trường một

“ngôn ngữ rất phong phó, sinh động. Các thành ngữ, tục ngữ, các ngôn ngữ “bộ đội” được sử dụng linh hoạt làm cho lời trần thuật tươi tắn và có duyên”. Tuy vậy, ông cũng băn khoăn khi gập quyển sách lại vẫn cảm thấy dư ba chưa nhiều, những xung đột “tày đình” mà tác phẩm chưa làm người đọc day dứt, đau đớn. “Phải chăng vì cách xử lý và lối trần thuật quá thiên về hài?”.

Hoàng Ngọc Hiến nhận xét về ngôn ngữ nhân vật: “Tác giả Mảnh đất lắm người nhiều ma hoà vào các nhân vật, hoà vào từng nhân vật và thế giới riêng của nó, kể về nhân vật bằng ngôn ngữ, khẩu khí của nó, bằng tiết tấu của chính nó”. Tuy nhiên một số chỗ, nhà văn lại chen ngôn ngữ của mình vào, thì “nghe không ổn”! Nhưng cái Hoàng Ngọc Hiến chú ý hơn cả là sự sáng tạo và sử dụng những từ láy âm như một biệt tài của tác giả. “Dễ cuốn Mảnh đất… đón góp dăm ba chục từ láy âm cho từ điển ngôn ngữ văn học tiếng Việt”. Tuy nhiên cũng có một số từ được sử dụng nhiều lần và không phải lần nào cũng đích đáng: “phừng phừng”, “chao chát”, “lom lom”… Hoàng Ngọc Hiến còn đánh giá cao điểm này: “Tác giả có khả năng làm những mỹ từ hiện đại”, như cách diễn đạt: “cặp mắt hiêng hiếng như bánh xe sang vành”, “nốt ruồi to trên má như cũng muốn nhảy ra”

Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma và tiểu thuyết 90 (Lao động sè ra ngày 4/4/1991), Nguyên Ngọc đã đặc biệt chú ý đến “thành công đáng kể nhất của Mảnh đất lắm người nhiều ma, theo tôi trước hết là ở hệ thống ngôn ngữ riêng rất đặc sắc mà Nguyễn Khắc Trường đã sáng tạo được đúng cho nội dung này của anh”. Bởi ngôn ngữ đó đã dựng lên được “tất cả cái không khí oi nồng vô cùng xưa cũ mà hết sức hôm nay ở những làng quê”. Nguyên Ngọc viết tiếp: cái không khí Êy “đặc sánh lại, tất yếu, ghê gớm, bởi vì nó không phải là bầu không khí loãng bình thường hàng ngày, là bầu không khí nghệ thuật do nghệ thuật ngôn ngữ của tác giả tạo nên”.

Hồng Diệu (Về Mảnh đất lắm người nhiều ma, Tạp chí Văn nghệ

quân đội, 6/1991) đồng ý với ý kiến là văn Nguyễn Khắc Trường có giọng

điệu hài hước: “Giọng hài hước Êy rải rắc khắp quyển sách”. Nhưng tác giả nói: “Còn một giọng điệu khác chìm ở tầng dưới đó là giọng bi thảm. Theo tôi, đây mới là cái chính, đây mới là giọng chủ đạo”. Hồng Diệu đã lý giải

thế này: “xÐt cho kỹ thì cái giọng điệu hài hước kia, một mặt làm cho những vấn đề căng thẳng được trình bày một cách nhẹ nhàng, dễ hấp dẫn, mặt khác là một cách tương phản để chế giễu, đả kích những người, những nguyên nhân tạo nên những cảnh bi thảm. Nghĩ như vậy sẽ nhận ra tính nhân hậu, tình thương yêu là Èm hưởng chủ đạo trong quyển sách”.

Lê Thành Nghị thì liên tưởng: “Một văn phong mang dáng dấp của những Binh Chức, Lang Rận, mang dáng dấp của Tắt đèn”. Nhưng, “những nét hiện đại đã chen vào trong câu văn của Mảnh đất lắm người nhiều ma… Từ sử dụng độc đáo và đích đáng các khẩu ngữ, thành ngữ đến việc Èn giấu, lẩn quẩn một giọng điệu bi hài để soi xét và nghiền ngẫm tận tâm can con người” (Tạp chí Tác phẩm mới, 5/1991).

Từ Quốc Hoài gọi đây là “thứ ngôn ngữ tươi rói chất dân gian”, nó đã giúp tác giả “cột chặt người đọc từ trang đầu đến trang sách cuối cùng”

(Tạp chí Nha Trang, 10/1992).

Phạm Ngọc Luật trong bài Viết thật có văn đăng trên Giáo dục và

thời đại 11/3/1997 cũng đánh giá rất cao: “những gì nhà văn này làm được tôi cho là đã đạt đến những chuẩn mực đáng ghi nhận”. “Tôi rất thích một cách viết hình ảnh nhưng không cầu kỳ mỗi khi Nguyễn Khắc Trường cần nhấn xoáy một điều gì đó”.Và trích dẫn rất nhiều những câu văn hay của Nguyễn Khắc Trường, tác giả kết luận: “Có đặt trong dòng mạch và những văn cảnh cụ thể của tác phẩm này chúng ta mới thấy hết sự đắc dụng của văn chương một khi đã là văn chương thứ thiệt”.

Một phần của tài liệu luận văn Dư luận báo chí xung quanh ba tiểu thuyết được Giải thưởng Hội Nhà văn 1990 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w