Sở dĩ chúng tôi để riêng một mục cho bài viết này là bởi theo chúng tôi có lẽ cách nhìn của Lê Tuấn Anh (lấy bút danh Anh Nga) là hợp lý hơn cả. Giá trị của bài viết cũng đã được khẳng định, bằng giải trao cho bài viết hay nhất trong năm 1992 của tạp chí Văn nghệ quân đội, một tạp chí rất có tiếng vang và được nhiều người mến mộ khi đó (xem: Lê Tuấn Anh, Cuộc đời và trang viết, Nxb. Quân đội nhân dân, H.2002). Lý thuyết về chủ nghĩa Ên tượng như là một sợi dây xuyên suốt giúp tác giả soi chiếu khắp tác phẩm của Bảo Ninh, đưa ra những nhận định tương đối thuyết phục về cả mặt mạnh lẫn mặt yếu của tác phẩm.
“Có thể nói, Thân phận của tình yêu được viết bằng bút pháp của chủ nghĩa Ên tượng. Tôi không biết Bảo Ninh có quan tâm đến lý luận về chủ nghĩa Ên tượng không, nhưng chủ nghĩa Ên tượng đã có mặt khắp nơi trong tác phẩm”. Nhận định này là sợ chỉ đỏ xuyên suốt bài viết của Lê Tuấn Anh, cũng giải thích vì sao tác giả lại đặt tên bài viết của mình bắt đầu bằng hai chữ “ấn tượng”. Tác giả dùng lý thuyết về chủ nghĩa Ên tượng soi vào chính lòng mình, ghi lại những cảm nhận; sau đó soi chiÕu vào tác phẩm của Bảo Ninh, chỉ ra những thành công, hạn chế của nhà văn.
Ngay ở đoạn đầu tiên, Lê Tuấn Anh đã bàn về tên của tiểu thuyết. Tác giả chỉ ra cái tên Thân phận của tình yêu có vẻ “thời thượng”, “chắc nhà xuất bản muốn dễ bán hoặc muốn Èn cái chủ đề chính của cuốn sách…”. Rồi tác giả liên hệ đến Chí Phèo của Nam Cao ngày trước cũng bị đổi tên thành Đôi lứa xứng đôi. Tác giả nhận định: “Một khi tác phẩm không dở, tất nhiên không chóng thì chầy, người ta không gắn nó với cái tên bị sửa nữa”. Mét cái nhìn công bằng, khoa học. Kết đoạn, Lê Tuấn Anh viết:
“Nhưng tôi lại có Ên tượng nó (cái tên Thân phận của tình yêu - N.Đ.G) hợp với nội dung tác phẩm, nghĩa là đầy mặc cảm”. Đến đây, bạn đọc tinh ý
sẽ còn thấy thái độ rất thẳng thắn của người cầm bút. Phát biểu một câu rất “công bằng, khoa học” ở trên không phải để nói nước đôi, đó là cái khách quan tác giả công nhận, còn chủ quan tác giả thích thế nào thì tác giả nói: cá nhân tôi thích như thế! Thật là sòng phẳng! Có thể trước Lê Tuấn Anh nhiều người đã nói đến tinh thần dân chủ trong đời sống văn học (một khâu quan trọng của đổi mới), nhưng thái độ và ứng xử của bản thân tác giả lại là một đóng góp thực tiễn rất đáng quý cho chủ trương đó.
Tiếp đó, Lê Tuấn Anh ghi lại “ấn tượng” của mình. Chỉ ra Ên tượng “thiên lệch”, “cực đoan” mà tác phẩm đem lại, Lê Tuấn Anh cũng lại khẳng định sức mạnh tiểu thuyết của Bảo Ninh bắt nguồn từ chính cái “thiên lệch”, “cực đoan” này. Điều đó không có gì mâu thuẫn khi nhìn vào lý thuyết về chủ nghĩa Ên tượng. Chủ nghĩa Ên tượng có mặt mạnh của nó mà cũng có mặt yếu không thể tránh khỏi. Cho nên khi Bảo Ninh viết: “Nhưng chúng tôi có chung một nỗi buồn, nỗi buồn chiến tranh mênh mang, nỗi buồn cao cả, cao hơn hạnh phúc và vượt trên đau khổ”, thì Lê Tuấn Anh đã tỉnh táo mà nhìn ra rằng đấy là cách diễn đạt “cực đoan” theo kiểu của chủ nghĩa Ên tượng. Lê Tuấn Anh đã chỉ ra cái hệ quả của sự “quá đà” đó là: “Bảo Ninh đã nhầm! Xét từ phương diện khát vọng tự nhiên của con người luôn luôn hướng tới cái vĩnh cửu, cái vô cùng, cái tuyệt đối, thì nỗi buồn của tâm hồn cao hơn hạnh phúc và đau khổ của tâm lý (nếu ta thừa nhận sự đối lập tương đối giữa đời sống tâm lý và đời sống tâm hồn). Nó không thể và không bao giê cao hơn hạnh phúc của chính tâm hồn…”. Lê Tuấn Anh đã chỉ ra sai sãt “đánh tráo khái niệm” của lối viết thiên về Ên tượng chủ nghĩa.
“Chủ nghĩa Ên tượng - Lê Tuấn Anh viết - đã đóng vai trò quyết định về căn bản mặt mạnh lẫn mặt yếu, thành công lẫn hạn chế của tác phẩm này”. Với hai đoạn văn gọn, Lê Tuấn Anh đưa độc giả vÒ lịch sử ban đầu
của chủ nghĩa Ên tượng ở châu Âu thế kỉ XIX. Trong văn học thì chủ nghĩa Ên tượng hình thành ở buổi giao thời hai thế kỷ XIX - XX, vớ một số tác phẩm của G.Mô-pát-xăng, với Đ.Kôn-rát, K.Gam-xun, I.Bun-hin, M.Prut… Nhưng chủ nghĩa Ên tượng vẫn phát triển rực rỡ nhất là trong hội hoạ phong cảnh, có thể “định hình nguyên vẹn được Ên tượng đầu tiên, tái hiện tinh tế và cảm động ánh sáng tự nhiên, môi trường không khí, các sắc thái màu sắc trong thiên nhiên”.
“Có thể ví Bảo Ninh với một hoạ sĩ Ên tượng tài năng”, Lê Tuấn Anh nhận định. Tác giả dẫn chứng người biên tập cuốn sách của Bảo Ninh phải khâm phục mà thốt lên rằng: “những chi tiết tuyệt vời gây Ên tượng không thể quên”, còn nhà văn Nguyễn Văn Bổng vốn viết nhiều về chiến tranh thì có cảm giác “chưa hiểu gì về chiến tranh cả”, “bởi những Ên tượng mạnh mẽ và những xúc động sâu sắc”. Lê Tuấn Anh tiếp: “Đọc sách anh, người ta bị hút vào những cận cảnh chiến trận và cảm thấy mình đang ngửi thấy mùi máu, mùi thuốc súng… Những ai đã đọc Thân phận của tình yêu khó có thể quên được Truông Gọi Hồn, đèo Thăng Thiên, sông Sa Thầy, hồ Cá Sấu, “những địa danh tù mù như tên tuổi của cõi âm”… Những trang viết về Hà Nội rất tinh tế và đầy tâm trạng… Các nhân vật ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của Kiên thường nói năng theo kiểu Ên tượng… “Có thể hình dung toàn bộ tác phẩm của Bảo Ninh như một tập hợp những mảng Ên tượng trong dòng vận động chảy trôi không ngừng của thế giới bên trong nhân vật Kiên…”. Chừng như chính Lê Tuấn Anh đang “nhập thân” vào những Ên tượng của Bảo Ninh mà “thăng hoa” trong ngòi bút, và đấy là minh chứng cụ thể nhất cho thế mạnh của chủ nghĩa Ên tượng trong văn chương.
Nhưng, theo Lê Tuấn Anh, “chủ nghĩa Ên tượng là một con dao hai lưỡi cực kì sắc bén”. Bảo Ninh đã miêu tả đời sống tâm hồn nhân vật người cựu chiến binh Kiên trong dạng tồn tại “nghịch lý”, “quái đản”, do đó Bảo Ninh đã “lý tưởng hoá” nỗi buồn bế tắc. Lê Tuấn Anh tiếp: “ở đây chủ nghĩa Ên tượng đã bịt mắt nhà văn”, “Anh nói đến “âm vang hùng tráng và hung gở” của thời chống Mỹ nhưng không cho cái hùng tráng được quyền sống trong tác phẩm”.
Và Lê Tuấn Anh kết luận: M.Goorki từng phê phán nhà văn Ên tượng áo Au-ten-bếch là nhà văn này chỉ phản ánh được “những mảnh vỡ của cuộc sống, và những mảnh nát vụn của tâm hồn tan nát” thì điều đó cúng “có phần đúng với Bảo Ninh khi xem xét những hạn chế của anh”.