3. VỀ CHẤT LƯỢNG NGHỆ THUẬT CỦA CÁC TIỂU THUYẾT
3.1.2. “CÁI DỞ NHẤT CỦA MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA”
Trong cuộc Thảo luận về tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma (Văn nghệ sè ra ngày 13/3/1991), Trung Trung Đỉnh sau khi nhận định Dương Hướng viết Bến không chồng như một chàng say, say giữa làng Đông, thì đồng thời “hình dung ra ông Nguyễn Khắc Trường trong Mảnh đất lắm người nhiều ma như là một người cán bộ nông thôn thuần phác, chín chắn, sành nhấm nháp cái men của đời sống, sành cái say của nghệ sĩ. Ông đi trong “mảnh đất” của ông chậm rãi, xem xét kỹ lưỡng. “Đi” qua rồi, ông quay lại coi còn gì chưa thấy, việc gì chưa xong ông giải quyết nốt. Ông ngừng bước nhìn tới đoạn đường sắp đi, ước lượng sức mình, vốn liếng của mình, rồi cất bước. Ông bước tự tin, làm việc tự tin, từ A tới Z gọn gàng, với không biết boa sự kiện, gồ ghề, hóc búa, ông giải quyết từng việc một, gọn gàng, sáng sủa và khéo léo”. Đây chính là một nhận xét đầy hình tượng về cấu trúc của tiểu thuyết. Trung Trung Đỉnh đã nhận ra cái “tài” Êy, mặc dù Nguyễn Khắc Trường lại từng có trả lời phỏng vấn rằng mình viết
như đi trong sương mù… Nhưng Trung Trung Đỉnh, với nhạy cảm của một nhà văn (ông cũng là nhà văn), đẫ thấy: “Nguyễn Khắc Trường có tài lập truyện, tỉnh táo và kín kẽ. Tôi nghĩ đây là thế mạnh và cũng là điểm yếu của tác giả. Vì tỉnh táo quá, kỹ lưỡng quá mà ông lo được hết mọi điều, khiến người đọc đỡ phải lo (…) Tôi nghĩ nghệ thuật lấp lánh ở cái sự say đến ngả nghiêng, đến mập mờ và nó hấp dẫn chính ở cái mập mờ Êy”.
Ngô Thảo, cũng một nhà văn, cũng phát hiện ra điểm này: cuốn sách viết kỹ lưỡng, trong thị trường sách hiện nay là đáng quý. Nhưng “sự kỹ lưỡng cũng là nhược điểm: có cái gì tỉnh táo quá trong kết cục”.
Nguyễn Đăng Mạnh thì nhìn thấy “ưu điểm” về cấu trúc: “một cuốn truyện hấp dẫn. Sức hấp dẫn trước hết nhờ nghệ thuật kể chuyện. Sự dẫn dắt tình tiết, sự tổ chức cac tình huống đã tạo được nhiều bất ngờ. Cái nút truyện thắt vào cởi ra, lại thắt vào cởi ra, người đọc khó đoán trước được”.
Tác giả Nguyễn Phan Hách trong Hai bức tranh hiện thực nông
thôn có một đoạn nhận xét về cấu trúc tiểu thuyết, nhưng mâu thuẫn ngay
trong cách nói: “Tác giả mạnh về cốt truyện nhưng yếu về xây dựng tính cách nhân vật”. Đã “mạnh về cốt truyện” mà rồi lại nói “hàng loạt các nhân vật, sự kiện tẻ nhạt khác đã làm câu chuyện dài loãng. Những màn họp hành đủ lệ bộ, có người trái người phải v.v. là một quan niệm viết cũ. Sự tỉnh táo, có đầu có đuôi, kết cục cẩn thận quá cũng làm mất sự tự nhiên”.
Tác giả Ngọc Anh trên Giáo dục và thời đại 27/5/1991 cũng có ý thán phục: “Nguyễn Khắc Trường tỏ ra vững vàng, từ việc dựng truyện, xây dựng nhân vật, đến sử dụng ngôn ngữ. Trong tác phẩm của anh, sự việc nọ nối tiếp sự việc kia, bi kịch này kéo theo bi kịch khác. Nhiều sự việc diễn ra rối rắm, phức tạp, nhưng tác giả đã nhìn sâu vào bản chất của sự việc, giải quyết thấu đáo, cứ như sự việc nó đúng phải xảy ra như thế”.
Hồng Diệu trong bài báo trên Văn nghệ quân đội số tháng 8/1991 cũng đồng tình là nhà văn còn “tỉnh táo” quá, nếu như để câu chuyện kết thúc ở cái chết của bà Son là hợp lý hơn. Nhưng ông nói: “Tuy nhiên, cả phần sau đó của tiểu thuyết (khoảng 100 trang cuối) có sự cần thiết của nó … Cái kết của tiểu thuyết có “hậu”, nhưng cũng phần nào được cứu vãn bởi thể hiện được khá tế nhị tấn lòng nhân hậu của Minh trước tình yêu của Đào và Tùng, và cũng là tấm lòng nhân hậu của tác giả vốn đã thấy hiện ra trong cả quyển sách”.
Thời gian, không gian nghệ thuật thực ra cũng thuộc phạm trù kết cấu của tiểu thuyết. Thời gian và không gian nghệ thuật là cái môi trường để các tình tiết, nhân vật hoạt động trong đó. Bài viết của tác giả Nguyễn Hữu Sơn (Người Hà Nội sè ra 19/12/1991) là một phát hiện duy nhất của ông về sự đặc biệt của thời gian trong tiểu thuyết: “Chung quy đó là thời gian của bóng tối, của ma quỷ, hắc ám và đầy hiểm hoạ”. Nguyễn Hữu Sơn đã chỉ ra ở tiểu thuyết “không có những trang thể hiện thời gian tâm lý tâm trạng”, mà ở đây “chính mối liên hệ giữa các biến cố sự kiện với thời điểm nảy sinh các biến cố sự kiện đó mới là đặc điểm chính yếu tạo nên đặc trưng cảm quan thời gian cho tác phẩm”. Từ các dẫn chứng, tác giả đi đến khái quát một “công thức” về thời gian trong tác phẩm: “thông thường các phân doạn mở đầu hay kết thúc cũng gắn liền với cảnh chiều tà, bóng tối”. Thời gian ở đây “thuộc về đêm tối cuối tháng không trăng sao, hoặc có trăng thì cũng chỉ thấy hình hài kỳ dị, không bao giờ được miêu tả như cái đẹp của thiên nhiên. Trăng ở đây đồng hành với tiếng cú rúc, với vẻ vắng lặng đầy bí hiểm”. Và tác giả kết luận: “thời gian đêm tối là sự thống lĩnh trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, đồng thời nó lấn át ánh sáng của trăng sao, càng vượt qua, thậm chí triệt tiêu sự mô tả ánh bình minh, mặt trời, nắng Êm rực
rỡ, hoa nở chim bay…”. Nhưng tác giả cuối cùng cũng nói tới vấn đề của con người: bóng đêm đồng nghĩa với tâm địa đen tối của từng con người, những phe nhóm cánh hầu, những “chi bé gia đình”, những sự ăn chia, thoả thuận ngấm ngầm của các đối thủ. Nguyễn Hữu Sơn kết luận: “Phải chăng ý nghĩa thanh lọc khao khát hoàn thiện tính người, dứt bỏ bóng đêm ma quỷ mới chính là thông điệp tác giả muốn gửi tới bạn đọc?”.
Bàn về cấu trúc tiểu thuyết này, còn có một trường hợp thật đặc biệt nữa. Vì rằng đó không phải là báo, nó nằm trong tập Chân dung và đối
thoại của Trần Đăng Khoa, một tập sách mà sự nổi tiếng của nó đã làm cho
nó ảnh hưởng đến dư luận thật rộng lớn. “Kết cấu là một phương diện quan trọng vào bậc nhất của tiểu thuyết. Riêng cái khoản này, Khắc Trường lại vụng. Kết cấu cuốn sách hỏng. Bởi thế mà cuốn tiểu thuyết xộc xệch, lỏng lẻo. Khắc Trường đưa các nhân vật đến dự một cuộc mít-tinh, đúng lúc lão phải bước lên bục Kính thưa, thì lão lại chuồn. Các nhân vật ngơ ngác nhìn nhau, chẳng hiểu ra sao, rồi tự giải tán” [6,126].
Trên cái nền chung Êy, bài viết của Thanh Phước đăng trên Văn học
và dư luận tháng 6/1991 là bài quan trọng nhất: Cấu trúc - cái dở nhất của Mảnh đất lắm người nhiều ma. Đã có quá nhiều lời khen, nên tác giả cố
tìm ra một lời chê, để bài viết của mình có vẻ độc đáo? Thực ra không phải vậy. Thanh Phước cũng đã dành đến gần hai trang, kể lại câu chuyện, và khẳng định lại lần nữa giá trị về mặt ngôn từ và một số nhân vật giàu sức sống trong Mảnh đất lắm người nhiều ma. Tuy vậy, về cấu trúc là sự tổ chức môi trường cho sự hoạt động của các nhân vật, thì theo Thanh Phước điểm này Khắc Trường lại yếu…
Ban đầu tác giả hệ thống: “Có hai mảng nhân vật hình thành rành rẽ như hai “binh chủng” khác biệt (có lẽ vì tác giả là lính)”. Một “binh
chủng” để tạo không khí đời sống chân chất của Giếng Chùa như Bà Đồ Ngật, ông Quảng Ngư, lão Quyềnh, cô Thống Biệu, Tám lé, Quàng, Thó, ông Khừu, v.v. còn lại là “binh chủng” được xây dựng như lực lượng chủ lực dùng để huy động vào cuộc xung đột giữa hai dòng họ: ông Phúc, hai ông chồng hai bà Tài, Lộc, Tùng, ông Hàm, bà Son, Thủ, Sửu, Đào, Cao, v.v.”. Thanh Phước đã nhận xét về “binh chủng chủ lực” này chủ yếu đều
“tồn tại nhờ vào đường dây tình huống”. Bởi vậy cho nên - tác giả lập luận -
“khi đỉnh cao của xung đột, từ cái chết của bà Son qua đi, hầu hét các nhân vật của “binh chủng” chủ lực đều mất “sức chiến đấu”. Từ trang 296 đến hết, chỉ còn là việc tường thuật đấu đá đơn giản để làm nốt việc cái tốt ắt phải thắng, cái xấu ắt phải thua, một công thức phổ biến trong tiểu thuyết ta”. Rồi nhà văn - theo Thanh Phước - vì “tiếc rẻ”, “có trước có sau” đã đưa trở lại vào truyện những nhân vật thuộc “binh chủng” thứ nhất. Điều đó cũng tương tự sự “tuỳ tiện” cho nhân vật Minh vào thành mối tình tay ba ở cuối truyện…
Điều Thanh Phước nói là đúng: “Việc hình thành rồi phế truất nhân vật thực ra không thể gò theo nguyên tắc cứng nhắc nào. Điều quan trọng là tác giả phải đảm bảo cho được quá trình sống chết tự nhiên và hiệu quả nhất của mỗi nhân vật. ở Mảnh đất lắm người nhiều ma, do lỗi ở cấu trúc mà đời sống các nhân vật, xét trên hiệu quả toàn cục đều không tự nhiên”.
Không dừng lại ở đấy, Thanh Phước đi đến một vấn đề rộng hơn. So sánh với những nhà văn hiện thực phê phán trước kia, ông nhận xét: “Về năng lực miêu tả các nhà văn hôm nay không kém gì các nhà văn lớp trước”. Nhưng, theo Thanh Phước, “lớp tác giả trước hơn hẳn thế hệ sau ở chỗ luôn tạo ra trong tác phẩm của mình những nhân vật tự nhiên, gia đình, xã hội tự nhiên, đạt được sự đồng bộ và hợp lý giữa các nhân vật với nhau,
giữa nhân vật và đời sống, do đó tự nhiên có được sự thuyết phục”. Thanh Phước đã chỉ ra hạn chế này là do nhà văn đã “tỏ ra tích cực tham gia giải quyết tình trạng xã hội và số phận nhân vật”, một cách làm xét về bản chất là do yêu cầu tuyên truyền của văn học giai đoạn trước để lại: “anh vẫn không thoát khỏi con đường cũ, tham gia vào việc giải quyết những bế tắc của xã hội Giếng Chùa…”. Và tác giả kết luận: “Thà viết phóng khoáng trong tâm sức đang có, còn hơn hết mình cho những chức năng không có, để đẻ ra những tác phẩm vụng về, hoặc những vụng về trong tác phẩm”.