SÙ PHONG PHÚ CỦA CÁC CÁCH THỨC THÔNG TIN

Một phần của tài liệu luận văn Dư luận báo chí xung quanh ba tiểu thuyết được Giải thưởng Hội Nhà văn 1990 (Trang 75)

1.1. Khi các tác phẩm ra đời cho đến khi được giải, chúng luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều cơ quan báo chí khác nhau.

Tuần báo Văn nghệ đóng vai trò là “xương sống” của dư luận theo từng bước đi của tác phẩm. Thống kê trong 49 tin bài chúng tôi tìm được, có 8 bài là của báo Văn nghệ, mà lại chủ yếu là những bài báo có dung lượng lớn, nội dung phong phó: 2 bài Thảo luận, 2 bài phê bình dài, một bài của BCH Hội nhà văn, 1 tin, 1 ý kiến.

Ngoài trường hợp đặc biệt của tờ Văn nghệ (do vai trò truyền thống của nó tạo ra), nhiều tờ báo chính trị - xã hội khác cũng quan tâm đến sự kiện này. Tuổi trẻ chủ nhật là tờ đã theo sát nhất tính thời sự của sự kiện, mà vẫn bảo đảm có những bài có chất lượng. Theo thống kê có 6/49 tin bài trên Tuổi trẻ chủ nhật, trong đó 4 bài phỏng vấn các tác giả, 1 tin, 1 phê bình. Từ tỉ lệ của các bài phỏng vấn và tin như trên, ta mới thấy, tờ báo này luôn đặt tính thời sự lên trên vai trò “thông tin thẩm mỹ” (là mục đích quan trọng của các bài phê bình).

Các báo khác có định kỳ xuất bản ngắn có số bài như sau: Hànộimới 3 tin bài, Thanh niên 2, Giáo dục và thời đại 2, Lao động 1, Quân đội

Trong sự kiện này, các tạp chí có vai trò không nhỏ. Vì dẫu sao, tính thời sự của một sự kiện văn học cũng không quá mâu thuẫn với đặc trưng của các tạp chí là cần độ lùi thời gian để nhìn nhận. Số lượng bài trên các tạp chí mà chúng tôi thống kê được là 18 bài: Văn nghệ quân đội 5, Văn học và

dư luận 4, Tác phẩm mới 4, Tạp chí Văn học 3, Tạp chí Nha Trang 1,Tạp chí Xưa và Nay 1.

Tạp chí Văn nghệ quân đội, trừ bài của Hồ Phương và bài của Đỗ Mai Hà, 3 bài còn lại là 3 bài phê bình trong khoảng thời gian từ tháng 8/1991 đến 2/1992 mà tạp chí này dành cho 3 tác phẩm đoạt giải. Tạp chí

Văn học và dư luận là một tạp chí của miền Nam, tôn chỉ và mục đích của

tờ tạp chí này là làm cầu nối giữa nhà văn và bạn đọc. Tạp chí Tác phẩm

mới theo từ những ngày những cuốn sách còn phôi thai, mà như trên kia ta

thấy việc đăng hai chương đầu cùng lời giới thiệu của Mảnh đất lắm người nhiều ma và Nỗi buồn chiến tranh là ví dụ. Tạp chí Văn học luôn xuất

hiện bài muộn hơn. Trong sè 3 bài nói trên, bài sớm nhất cũng là 6/1992, bởi vì đây là tạp chí nghiên cứu lý luận phê bình văn học, chủ yếu đưa ra các vấn đề học thuật dựa trên chất liệu là tác phẩm. Tạp chí Nha Trang chỉ thấy có 1 bài, nhưng đó là bài có phát hiện riêng độc đáo. Tạp chí Xưa và Nay có

bài gần đây nhất, tháng 1/2005, của Nguyên Ngọc viết về Mét giai đoạn sôi động của văn xuôi trong thời kỳ đổi mới, một bài báo đạt tầm bài nghiên

cứu cả một giai đoạn văn học Việt Nam, xét ở phương diện văn xuôi.

Đó là chưa kể những bài báo mà khi Bến không chồng, Mảnh đất

lắm người nhiều ma “lên phim”, người ta không thể không nhắc đến nguồn

gốc văn học của hai phim đó. Rồi báo trực tuyến xuất hiện mấy năm gần đây, đưa tin vô cùng nhanh nhạy về đời sống văn hoá văn nghệ. Trong đó có “tạp chí” Evan (www.evan.com.vn) thuộc báo điện tử Vnexpress.net là “tờ”

có uy tín trong giới phê bình văn học hiện nay, rất nhiều người viết tên tuổi đăng đàn tranh luận… Riêng về ba tiÓu thuyết này, Evan đóng góp hai bài viết dày dặn của tác giả Đoàn Cầm Thi với những phát hiện mới.

Cuối cùng cũng cần nói đến trường hợp của những bài viết, hoặc lấy tác phẩm làm đối tượng, hoặc lấy tác phẩm làm dẫn chứng cho vấn đề học thuật nào đó, chưa đăng báo nhưng đã in trong các cuốn sách bán trên thị trường. Như trường hợp của bài Nỗi buồn chiến tranh đến từ đâu? của Nguyễn Thanh Sơn (Phê bình văn học của tôi - Nguyễn Thanh Sơn), bài

Nguyễn Khắc Trường và… của Trần Đăng Khoa (Chân dung và đối thoại -

Trần Đăng Khoa), Kỹ thuật dòng ý thức qua Nỗi buồn chiến tranh của Nguyễn Đăng Điệp (Tự sự học - Trần Đình Sử chủ biên) v.v.

Sù phong phú của cách thức thông tin còn thấy ở số dạng bài được sử dụng tương đối phong phú. ở đây chúng tôi không dùng thuật ngữ thể loại. Vì một vấn đề quy luật là không phải bài nào đăng trên báo, tạp chí cũng thuộc vào một thể loại nhất định. Thậm chí, theo nhận xét chủ quan của chúng tôi, báo chí càng ngày càng đi đến xu hướng xoá nhoà ranh giới giữa các thể loại để phục vụ cho nhiệm vụ thông tin ngày càng nhanh nhạy của báo chí. Tập tài liệu chúng tôi tìm được cũng có tình hình như vậy: có nhiều bài không thể xếp vào thể loại nào trong số các thể loại mà báo chí học Việt Nam ngày nay đưa ra. Dĩ nhiên có những dạng bài cũng đồng thời là thể loại theo cách chúng ta gọi, đó là tin, phỏng vấn, chúng rất dễ nhận dạng. Những bài gọi là bài phê bình thì xếp theo cách hiểu của chúng tôi. Tức là có ba đặc điểm chung nhất của nó là:

- Đối tượng là tác giả, tác phẩm văn học

- Thông tin tương đối thời sự về sự kiện văn học diễn ra trong khoảng thời gian hiện tại, mà công chúng còn quan tâm.

- Có cách thức thông tin riêng, kiểu một “văn bản truyền thông đặc biệt”, từ tít bài đến kết cấu, ngôn ngữ sử dụng…

Từ quan điểm đó, chúng tôi nhận thấy số lượng các dạng bài tìm được là như sau: Đưa tin: 6, Phỏng vấn: 9, Thảo luận, bàn tròn: 3, Phê bình: 21, Dạng khác: 10. Trên cái nền chung Êy, phê bình văn học nổi lên như một dạng bài quan trọng nhất, phản ánh tương đối đầy đủ sự kiện văn học đang diễn ra, và cũng mang lại hiệu quả báo chí đáng kể nhất so với các dạng bài trên kia.

Một phần của tài liệu luận văn Dư luận báo chí xung quanh ba tiểu thuyết được Giải thưởng Hội Nhà văn 1990 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w