“TRANG NÀO CŨNG CÓ THỂ LÀ TRANG ĐẦU…”

Một phần của tài liệu luận văn Dư luận báo chí xung quanh ba tiểu thuyết được Giải thưởng Hội Nhà văn 1990 (Trang 58)

3. VỀ CHẤT LƯỢNG NGHỆ THUẬT CỦA CÁC TIỂU THUYẾT

3.1.3.“TRANG NÀO CŨNG CÓ THỂ LÀ TRANG ĐẦU…”

(“Trang nào cũng có thể là trang đầu, trang nào cũng có thể là trang cuối…” – câu văn trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh)

Đào Hiếu, trên Văn học và dư luận tháng 8/1991 đã nhận xét: “Bảo Ninh tạo một cấu trúc truyện “không cần cấu trúc” … Chính cảm xúc đã thay anh dẫn dắt câu chuyện, dẫn dắt kết cấu, bố cục và tạo được cho nó cái vẻ “phi cấu trúc” một cách tương đối tự nhiên…”. Dĩ nhiên, Đào Hiếu không phải là người đầu tiên nhận ra đặc điểm “phi cấu trúc” này của tác phẩm của Bảo Ninh. Nhưng, ở phần sau ta sẽ phân tích, tác giả này đã tạo ra được một bài phê bình dường như cũng “phi cấu trúc” nốt! Bởi vậy mà hiệu quả của nó như một sự cộng hưởng của hai tấm lòng tri kỉ khi cùng tấu lên một bản nhạc làm say lòng người.

Thực vậy, trong cuộc thảo luận ngày 14/9/1991 trên báo Văn nghệ, không Ýt người đã nhắc tới cái lạ của kiểu “cấu trúc” này. Trần Đình Sử nhận ra “tiểu thuyết cũng không xây dựng cốt truyện có thắt nút, mở nút. Tiểu thuyết càng tiến dần đến đoạn kết, thì cũng đồng thời càng ngày càng thêm dang dở. Các chương sau như là điệp khúc của các chương trước, tạo nên bản giao hưởng vô tận về nỗi buồn chiến tranh”.

Lê Quang Trang lại chú ý đến không gian và thời gian nghệ thuật của tác phẩm, khi cho rằng: “Có sự kết hợp giữa chân thực và huyền thoại: lúc miêu tả cụ thể, tỉ mỉ, chính xác lại có lúc mang màu săc huyền thoại, hư ảo, ma quái. Thủ pháp đồng hiện sử dụng có hiệu quả nối liền hiện tại và quá khứ, ký ức xa và gần, ý thức và vô thức… tất cả thông qua dòng ý thức của Kiên làm nên số phận các nhân vật”. ở đây thuật ngữ “dòng ý thức” là một tâm điểm để sau này, Nguyễn Đăng Điệp viết một bài có tên Kỹ thuật dòng

ý thức qua Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh [7,399]. ở bài viết này,

Nguyễn Đăng Điệp tập trung lý giải và chỉ ra các biểu hiện của “kỹ thuật dòng ý thức” trong tiểu thuyết của Bảo Ninh. Theo Nguyễn Đăng Điệp, tiểu thuyết dòng ý thức trên thế giới đã đạt tới đỉnh cao với M.Pruxt. Còn ở Việt Nam, một số tác giả đã miêu tả dòng ý thức của các nhân vật khá tinh tế như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng… Tuy nhiên, tác giả cũng khẳng định, “phải đến Nỗi buồn chiến tranh thì kỹ thuật dòng ý thức mới được vận dụng một cách triệt để, trở thành nguyên tắc nghệ thuật chi phối cách tổ chức kết cấu của tác phẩm”. Do đó, mọi chi tiết trong tác phẩm chỉ là các “scene” mà trục trung tâm của chúng là dòng ý thức của nhân vật Kiên. Bởi vậy mà “người đọc lắm khi không phân biệt mình đang đọc tiểu thuyết hay là những mảnh vỡ tâm trạng của nhân vật cuốn mình vào đó”

Nguyên Ngọc có một nhận xét ngắn, nhưng đáng chú ý: cấu trúc tác phẩm tạo nên bởi “ba tuyến” chủ đề đan xen là: chiến tranh - tình yêu - sứ mệnh văn học. Đáng chú ý là vì, sau này, ta sẽ gặp bài viết của tác giả Đoàn Cầm Thi, cũng có nhắc đến những điều này: Về nhân vật Phương, người

phụ nữ Hà Nội, và chủ đề văn học trong Nỗi buồn chiến tranh.

Chu Lai thì tỏ ra “rất lấy làm lạ” khi mà có người “cho rằng Thân phận của tình yêu là cuốn sách không có bố cục hay tính bố cục yếu”. Và

ông nói luôn: “cái mạnh của anh nằm ngay trong cái tưởng như không có bố cục đó”. Chu Lai giải thích: “Bởi lẽ, xét đến cùng, bố cục đâu có phải chỉ là chương hồi, đoạn thứ. Bố cục ở Thân phận của tình yêu là một hệ thống những chi tiết lóng lánh được tuyển chọn kỹ càng, đan cài rất khéo trong mạch chuyện cuồn cuộn ngược xuôi, đan chéo, rối nhằng, có lúc lại

Một phần của tài liệu luận văn Dư luận báo chí xung quanh ba tiểu thuyết được Giải thưởng Hội Nhà văn 1990 (Trang 58)