Trường hợp của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh (Thân phận của
tình yêu) cũng có một cuộc thảo luận lớn, tương tự cuốn sách của Nguyễn
Khắc Trường. Nhưng chỉ với tác phẩm này các ý kiến mới “phân cực” rõ nhất, vì rằng nó là một tiếng nói “bạo liệt” (chữ dùng của Bảo Ninh), vì nó dám nhìn và nói một cách khác về một vấn đề thiêng liêng, nhạy cảm bậc nhất của dân tộc ta: cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Theo mét sinh hoạt đã thành nếp, ngày 24/8/1991, báo Văn nghệ tổ
đã đăng lại gần như trọn vẹn các ý kiến trong cuộc hội thảo này, với lời đề dẫn: “Đây là một trong sè Ýt tác phẩm được dư luận bạn đọc hết sức chú ý, và đã gây ra nhiều luồng ý kiến nhận xÐt khác nhau, thậm chí rất trái ngược. Âu đó cũng là lẽ thường, và là điều đáng mừng đối với một tác phẩm văn học”.
Tổng cộng 18 ý kiến đã được nêu ra. Chúng tôi tạm dùng cặp khái niệm “đồng tình” và “không đồng tình” chia ra hai cột, tóm tắt các ý kiến đÓ có thể nhìn thấy rõ ràng những ý kiến trái chiều như báo nêu.
STT Phát ngôn Đồng tình Không đồng tình 1 Nguyễn Phan Hách -“Ký ức chân thực” về người lính. -Dồn nén hơi nhiều “nét bi” 2 Trần Đình Sử
-Bổ sung về chiến tranh ở góc nhìn mới: tính tàn bạo, bi thảm
đã “lộn trái” cuộc chiến tranh để ta nhìn vào cái phía trong bị che khuất.
3 Cao Tiến Lê
-Cách nhìn riêng (cách nhìn của người “rời khỏi trận địa”, người “nằm trên võng”) làm cho cái nhìn về chiến tranh phong phó. -Còn nói về hôm nay, nhắc mọi cấp mọi ngành quan tâm tới người lính sau chiến tranh.
-Chỉ một chiều là chiều bi kịch, sao không cho thấy cả chiều anh hùng?
4 Lê Quang Trang
-Không né tránh sự thật đau đớn phũ phàng, những vấn đề gai góc.
-Thành công trong việc tạo cảm xúc đau đớn, đau xót và nỗi buồn của người lính đi qua chiến tranh.
-“Rơi vào lối một chiều khác”, đó là quá nặng về những bi đát, rã rời, hoảng loạn. 5 Vũ Quần Phương
-Cái nhìn độc lập về chiến tranh. Đọc, thấy có cảm giác thật.
- Đánh mất đi cái hào khí của những năm tháng Êy, do cái nhìn thiên kiến, cực đoan. Tác giả “ác”.
6 Phạm
Tiến Duật
-Là bản sô-nát buồn, nỗi buồn cao thượng và trong trẻo.
7 Nguyên Ngọc
-Nghiền ngẫm về chiến thắng, ý nghĩa và giá trị to lớn, dữ dội của chiến thắng. Do đó là lời kêu gọi “thống thiết” đừng bao giờ quên cuộc chiến tranh thiêng liêng và cái giá khủng khiếp chúng ta đã phải trả để có chiến thắng, hoà bình hôm nay.
Anh viết về cuộc chiến tranh “của anh” gần như bằng tất cả máu của anh.
-Viết bằng tất cả sự say đắm đến cùng của một người từng ở tận đáy chiến tranh.
-Sức kháng cự chống lại cái ác chính là tình yêu.
8 Ngô Văn Phú
-Chủ đề rất rõ: hội chứng chiến tranh hay thân phận người lính. 9 Từ Sơn -Rút ruột gan ra mà viết, những
trang viết ở trạng thái gần như mộng du, đau đớn dằn vặt.
-Thể hiện được tâm trạng số đông người lính ở chiến trường.
-Chưa lý giải được vì sao người lính cầm súng, bởi vậy tác phẩm đậm chất bi mà âm hưởng hùng bị chìm lấp.
10 Thiếu Mai
-Sống - cảm xúc - suy ngẫm đến tận cùng, mang lại một cách nhìn khác của riêng anh về chiến tranh, tình yêu, sứ mệnh nhà văn. -Có cảm tưởng như anh viết bằng máu thịt, bằng sự đau đớn của cả tâm hồn lẫn thể xác.
11 Ngô Ngọc Bội
-Những cái Bảo Ninh có thì E.M.Rơ-mác (tác giả Phía Tây không có gì lạ) cũng không có: một người lính viết về chiến tranh.
12 Nguyễn Kiên
-Không phải là sử thi, mà là thế giới bên trong, là tâm trạng, là những gì người lính trải qua trong và sau chiến tranh.
-Nhiều đoạn hiện thực bị gượng Ðp.
13 Vũ Tó Nam
-Thành tâm mong mọi người đừng quên chiến tranh.
-Bảo Ninh hoàn toàn khác với những ai muốn phủ nhận cuộc kháng chiến chống Mỹ.
14 Nguyễn Văn Bổng
-Gây cho một nhà văn quen viết về chiến tranh một cảm giác “không biết gì về chiến tranh”. -Tác phẩm không học đòi, bắt chước, mà nảy ra từ cuộc sống và
chiến đấu dữ dội của anh trên chiến trường, sau chiến tranh và trên từng trang viết.
15 Tôn Phương Lan
-Viết bằng máu thịt của mình. Miêu tả đúng tâm trạng, suy nghĩ của thế hệ anh.
-Bổ sung vào cái nhìn không toàn diện về chiến tranh, bằng những từng trải, suy ngẫm chân thực và sâu sắc.
16 Nguyễn Trọng Tân
-“Đài tưởng niệm” về người lính chống Mỹ, nó “đẹp một cách nghiệt ngã”.
-Cuộc chiến tranh hiện khá rõ, khá thật bộ mặt khủng khiếp: số phận của hàng vạn sinh linh bị cuốn vào cơn lốc xoáy ác liệt. Nó là mặt sau của chiến thắng… mà trước đây văn học ta chưa khai thác mấy.
-Cái hào khí có thật của thời đó, bị nỗi buồn mất mát, sự bi thảm của chiến tranh làm mờ đi.
17 Hồ Phương
-Một cuốn sách viết về chiến tranh xúc động nhất từng đọc, cuộc chiến tranh hôm qua là cái giá ghê gớm cho hôm nay.
-Càng về cuối càng đánh mất sự chân thật hết sức tự nhiên ở đầu. -Cường điệu và “làm dáng” ở cuối
tác phẩm.
-Cái nhìn của người lính tối tăm, thê thảm.
-Vì muốn viết cho “thực”, “đời” hơn, đã hạ thấp tầm lý tưởng, tư tưởng của chiến sỹ.
18 Chu Lai -Không có ý bóp méo người lính và những hành vi chiến đấu một thời
-Hơi sa quá vào nỗi đau.
Nhìn chung những lời “đồng tình” đều cho rằng tiểu thuyết này phản ánh chân thực cuộc kháng chiến chống Mỹ, chân thực ở một chiều khác - chiều mất mát, đau thương. Tác giả đã viết nó bằng máu của chính mình. Do đó mà tiểu thuyết là tiếng nói thiết tha đừng quên quá khứ, bởi rằng cái giá của chiến thắng hôm nay quả là khủng khiếp. Những ý kiến “không đồng tình” thì lại cho rằng như thế là đã cường điệu sự bi thảm, làm mất không khí hào hùng của dân tộc, thậm chí có lúc còn nói sai… Theo chúng tôi những ý kiến phản đối này xuất phát từ cách đọc chưa thực sự “dứt” khỏi nếp quen cò, bao giờ cũng nhìn tiểu thuyết như một công cụ tuyên truyền, mà không chú ý đến đặc thù thể loại của nó. Cho nên, ý kiến của Nguyên Ngọc sau này cho rằng, chỉ từ Nỗi buồn chiến tranh, ở Việt Nam mới thực sự có tiểu thuyết đổi mới, là rất đáng chú ý (Lê Hồng Lâm, Mười năm trên giá sách văn chương. Sinh viên Việt Nam sè ra ngày 4/11/2003).
Bài báo trên đây xuất hiện trong khoảng thời gian diễn ra giải thưởng, do đó nó phản ánh đầy đủ nhất dư luận đã nói về tiểu thuyết này trong thời gian trước, và là cơ sở cho các ý kiến phát biểu sau này. Dưới đây ta sẽ đi theo hai dòng ý kiến từ trước đến nay, để hiểu tường tận hơn dư luận trên cả các báo khác nữa.