NHÂN VẬT PHỤ THÀNH CÔNG, NHÂN VẬT CHÍNH MỜ NHẠT Nhiều ý kiến cho rằng nhân vật cô Thống Biệu trong Mảnh đất lắm

Một phần của tài liệu luận văn Dư luận báo chí xung quanh ba tiểu thuyết được Giải thưởng Hội Nhà văn 1990 (Trang 61)

3. VỀ CHẤT LƯỢNG NGHỆ THUẬT CỦA CÁC TIỂU THUYẾT

3.2.2.NHÂN VẬT PHỤ THÀNH CÔNG, NHÂN VẬT CHÍNH MỜ NHẠT Nhiều ý kiến cho rằng nhân vật cô Thống Biệu trong Mảnh đất lắm

người nhiều ma là một trong những nhân vật đáng chú ý nhất tác phẩm, bên

cạnh lão Quyềnh, bà Son. Nhưng Ýt ai chỉ cụ thể ra nhân vật đó đáng chú ý ở điểm nào. Nguyễn Đăng Mạnh đã chỉ ra một khía cạnh quan trọng: đó là nhân vật này “có ý nghĩa biểu tượng”. “Biểu tượng” cho cái gì? Cô Thống Biệu làm nghề trị ma, nhưng “chỉ có thể trị được ma chết, ma âm, chứ không có phép trị nổi ma dương”. “Ma dương” Êy là cái ma, cái ác trong

lòng dạ con người. “Cô” phải bỏ nghề, vứt hết bát hương xuống sông, đó cũng là chi tiết biểu tượng.

Hoàng Ngọc Hiến thì thấy ưu điểm: “Kiểu người ở nhân vật Thủ không mới nhưng tâm lý tham quyền được mô tả tinh tế, tính cách được xây dựng nhất quán. Phúc, Son, Hàm là một bộ ba nhân vật rất hay, khiến người đọc nghĩ đến số kiếp. “Người đàn bà làm thuê” (chị Bé) là một nhân vật rất “tiểu thuyết” tung tích không rõ, chốc chốc lại xuất hiện, khiến độc giả ngỡ ngàng hồi hộp theo dõi”.

Trái lại, Thiếu Mai thì cho rằng Nguyễn Khắc Trường có lẽ vì quá say sưa “bài binh bố trận” sao cho diễn biến câu chuyện “gay go phức tạp”, đã

“xao nhãng, nói đúng hơn, chưa quan tâm đúng mức đến nhân vật của mình”. Thiếu Mai cũng công nhận tác giả đã tạo được những nhân “độc đáo trong tính cách”, “nhưng rồi những nhân vật này không được nhà văn khai thác cho đến đầu đến đũa”. Đó là nhân vật ông Hàm, ông Phúc, lão Quyền, bà Son, chị Bé… Khác với mọi người, Thiếu Mai lại cho rằng nhân vật chị chứ không phải lão Quyền, sẽ cùng nhân vật bà Son làm nên giá trị chính của tác phẩm nếu được nhà văn khai thác sâu hơn.

Khi phát biểu trong hội thảo, chính Nguyễn Khắc Trường cũng nói:

“Phải khách quan trong miêu tả, trong phân tích, phải bình đẳng trong xưng hô để đạt mục đích là thể hiện họ bằng tư duy và ngôn ngữ của chính họ. Cố gắng làm sao cho nhân vật tự hiện lên đúng như nó có”.

Tác giả Phạm Hoa thì nói trên Quân đội nhân dân 3/2/1991: “Những người viết tiểu thuyết thường tâm niệm: cái cốt tử trong tập văn là vấn đề xây dựng của các cá tính (…) Cuộc giằng co giữa hai dòng họ Vũ Đình và Trịnh Bá thực chất là cuộc cọ sát, bùng nổ của những tính cách”. Còn Từ Quốc Hoài trên Tạp chí Nha Trang cho rằng Nguyễn Khắc Trường đã “khắc

hoạ thành công nhiều diện mạo trong đời sống nông thôn nay”. Tác giả đã chỉ ra nét mới trong nhân vật của nhà văn, đó là: “Họ không phải là loại nhân vật “tích cực” hay “tiêu cực” mà văn học cơ chế thường công phu xây dựng. Trong mỗi nhân vật đều có “chất người” cùng với bao khuyết tật xấu xa lắm khi đến độ ma quái”. Không phàn nàn về các nhân vật chính “èo uột”, tác giả nói họ “mỗi người có một dáng vẻ, có xuất xứ, có xương thịt sống động”. Bấy nhiêu vẫn là những điều ta đã biết qua lời những người khác. Cái riêng của Từ Quốc Hoài là nhận định: “nhân vật sống mãnh liệt làm day dứt mãi người đọc, đấy là bà Son”. Cái chết của bà Son “u uất, như làn chớp rạch, như tiếng sét giữa bầu trời vần vũ. Vì thế mà nó có giá trị thức tỉnh”.

Tác giả Ngọc Anh trên Giáo dục và thời đại 27/5/1991 nhận xét:

“Các nhân vật của anh, không chỉ những nhân vật chính, như Trịnh Bá Thủ, Trịnh Bá Hàm, Vũ Đình Phúc… mà những nhân vật phụ như chị Bé, lão Quyềnh cũng đầy cá tính”. Như vậy, theo tác giả, những nhân vật chính cũng “đầy cá tính”, chứ không mờ nhạt như các ý trên kia nhận định.

Trở lại bài của tác giả Thanh Phước đăng trên Văn học và dư luận số tháng 6/1991. Dù “chê” lỗi cấu trúc, nhưng tác giả này đã nhận định ngay từ đầu rằng tác giả đã xây dựng được các nhân vật “góc cạnh” như “đinh đóng vào xúc cảm người đọc”, là lão Quyềnh, bà Đồ Ngật, ông Quản Ngư, cô Thống Biệu, Tám lé, Thó, người đàn bà vô danh… (những nhân vật phụ - N.Đ.G)”. Còn những nhân vật chính, trừ Hàm và bà Son là những chân dung có thể đứng độc lập, còn ngoài ra, tất cả sống dựa vào “đường dây tình huống”. Nghĩa là số phận của những nhân vật đó cũng “èo uột” khi tình huống không còn “cần” đến họ nữa: Thủ, Tùng, Đào, trung tá Chỉnh…

Khác rất nhiều người, Hồng Diệu lại cho rằng: “Nhân vật chính trong

Mảnh đất… không nhiều, nhưng Nguyễn Khắc Trường đã dựng được những người lâu nay ta thường gọi là nhân vật điển hình với những tính cách riêng khó quên được…”. Còn nhân vật phụ (lão Quyềnh, cô Thống Biệu…) Hồng Diệu cho rằng cũng “gây được Ên tượng”. Tuy nhiên ta thấy dường như tác giả này chỉ mới dựa vào ý vị trí mà tác giả đặt cho nhân vật chính trong tác phẩm, để nói về “đặc trưng” của họ, chưa chỉ ra phẩm chất nghệ thuật nào đã cho phép họ trở thành những “nhân vật điển hình”!

Một phần của tài liệu luận văn Dư luận báo chí xung quanh ba tiểu thuyết được Giải thưởng Hội Nhà văn 1990 (Trang 61)