IV. Các nghiên cứu chính về Tổ chức tôn giáo.
4. Vận dụng lý thuyết chọn lựa hợp lý giải thích hiện tượng tôn giáo trong xã hội hiện đạ
Một cách tổng quát, trong việc giải thích hiện tượng tôn giáo trong mối tương quan với quá trình hiện đại hoá có hai lý thuyết đương đại chính: lý thuyết thế tục hoá (theory of secularization) và lý thuyết chọn lựa hợp lý. Lý thuyết thế tục hoá cổ điển quan niệm tôn giáo sẽ tàn lụi với quá trình hiện đại hoá. Quan điểm này có những hạn chế mà chúng tôi đã có dịp đề cập, đặc biệt không giải thích được tại sao ở các nước được xem là hiện đại nhất như Mỹ, Nhật Bản tôn giáo, tín ngưỡng vẫn còn mang một sức sống khá mãnh liệt, tại sao vấn đề tôn giáo lại nỗi bật lên trong những vấn đề chính trị quốc tế hiện nay. Trước các hạn chế của lý thuyết thế tục hoá, một số tác giả, đặc biệt là các nhà xã hội học Mỹ – như L. Innaccone, R. Stark, R. Finkle, R. Warner - đề cao lý thuyết chọn lựa hợp lý và xem nó như là “mô hình mới” (new paradigm) trong việc giải thích mối quan hệ giữa tôn giáo và xã hội hiện đại.
Những người chống lại lý thuyết thế tục hoá đã ứng dụng mô hình về thị trường tôn giáo (model of religious “markets”) và lý thuyết sự chọn lựa hợp lý của hành động con người vào lĩnh vực tôn giáo, để giải thích tại sao tôn giáo vẫn tồn tại nói chung và tại sao tôn giáo vẫn có sức sống trong các xã hội hiện đại nhất như Mỹ, Nhật Bản. Cả hai lý thuyết đều thống nhất về khái niệm “nền kinh tế tôn giáo” (religious economies), đều xem các giáo hội như là những “xí nghiệp”, tôn giáo tranh giành tín đồ trong một thị trường tôn giáo. Khác với E. Durkheim hay M. Weber nghi ngờ sự đa nguyên (như sự xuất hiện của Chính Thống giáo, đạo Tin Lành trong Kitô giáo) làm đặt lại vấn đề tính độc tôn chân lý của tôn giáo và từ đó làm niềm tin vào tôn giáo giảm sút, các tác giả của lý thuyết chọn lựa hợp quan niệm sự đa nguyên có hậu quả tích cực của nó. Sức sống của tôn giáo ở Mỹ là do có nhiều tôn giáo, giáo phái và chúng cạnh tranh nhau. Các tôn giáo, giáo phái truyền thống như Công giáo, Luthero,
Episcopan phải cạnh tranh với các giáo phái Phúc Âm (Evangelical Churches) mới xuất hiện và rất năng động. Trong khi ở châu Âu, thường ở mỗi quốc gia chỉ có một hai tôn giáo chính, được nhà nước tài trợ, do đó tôn giáo không có sinh khí, tín đồ càng ngày càng ít đến nhà thờ.
Theo những tác giả này, cái gọi là “thế tục hoá” chỉ là hậu quả đương nhiên của những độc quyền tôn giáo. Cũng như trong mọi lãnh vực, những định chế độc quyền thường không đáp ứng những nhu cầu của”người tiêu thụ”. Trong các thị trường đóng, các tôn giáo mất đi sự cạnh tranh, ngược lại trong xã hội Mỹ vận hành với thị trường mở, trong một cơ cấu đa nguyên và mềm dẻo, các giáo hội có được sự tham gia nhộn nhịp của các tín đồ vì họ đã hoạt động để lôi kéo “khách hàng”.
Các tác giả theo lý thuyết sự chọn lựa hợp lý đã lấy lại một lập luận của những nhà kinh tế học, hằng chục năm qua thị trường hoạt động tốt là do hàng triệu quyết định của những người sản xuất và những người tiêu thụ, nhưng tất cả những quyết định này mang tính duy lý vì dựa trên tính toán lợi ích và phí tổn . Như vậy, tiền đề chính của lý thuyết này là
cá nhân luôn hành động hợp lý bằng cách so sánh lợi hại của mọi hành vi và đưa ra quyết định nào tối đa hoá nhất quyền lợi của mình. Lý thuyết này giải thích được tại sao
các thị trường tôn giáo hoạt động như vậy, là vì con người luôn hành động theo sự tính toán hợp lý. Theo lập luận của các tác giả này, con người chọn lựa tín ngưỡng, tôn giáo của mình cũng trên cơ sở tính toán hợp lý cái được (sự an tâm về mặt tâm lý, ý nghĩa cuộc đời, tình đồng đạo...) và cái mất (sự tham gia, tuân thủ các chuẩn mực và các hành vi tôn giáo, đóng góp tiền bạc... ), nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó. Con người luôn có nhu cầu về tôn giáo, vì con người có ước muốn vượt qua những hạn chế của thân phận người (ước muốn bất tử, chẳng hạn), nhưng những ước muốn này không hoàn toàn được đáp ứng lại, do đó con người đi tìm những nhân tố đền bù (compensators). Và trong các nhân tố đền bù thì tôn giáo vượt trội các nhân tố thế tục khác vì nó qui chiếu đến một sự giải thoát cuối cùng. Và khi thêm vào yếu tố siêu tự nhiên, tôn giáo càng gia tăng sự thu hút của mình và giảm thiểu các phê phán. Ví dụ, những người theo Phật giáo họ mong muốn đạt đến cõi Niết bàn, đó là một thế giới cực lạc, con người không còn bị hành hạ và đày đọa như ở dưới địa ngục, không còn cảnh người giết người, không còn tệ trạng cá lớn nuốt cá bé, kẻ có quyền tiền lại dùng quyền để tham nhũng làm giầu bất chính và dùng tiền để mở rộng quyền lực bất chính. Ở cõi Niết bàn cũng không có đất cho những kẻ vọng ngôn, nói một đằng làm một nẻo; nói dân chủ nhưng lại thủ tiêu và đàn áp những người có chính kiến khác; nói chống tham nhũng nhưng lại bao che cho bọn quan tham; nói bảo vệ những ai tố cáo tham nhũng, nhưng lại bắt nhốt những ai dám tố tham quan.
Như vậy theo lý thuyết chọn lựa hợp lý, hiện tượng thế tục hoá ở châu Âu là do khủng hoảng về cung (chỉ một vài tôn giáo thống trị) chứ không phải do khủng hoảng về cầu (con người bao giờ cũng có nhu cầu tâm linh).
Những nhà lí thuyết chọn lựa hợp lý xem những tín đồ tôn giáo như là những khách hàng đòi hỏi khắt khe (demanding) các dịch vụ tôn giáo (spiritual services), (họ) lựa chọn một cách hợp lý những gì tốt nhất phù hợp với nhu cầu của mình từ những tổ chức tôn giáo khác nhau hoạt động như những nhà cung cấp (acting as suppliers). Trong trường hợp đó, hình ảnh tôn giáo trong 1 xã hội hiện đại có thể được hiểu tốt nhất như là một thị trường cho các vấn đề tâm linh (spirituality), được tạo nên bởi cung và cầu.
Những nhà lí thuyết lựa chọn hợp lý tin rằng nhu cầu sùng đào (religious demand) bị quyết định to lớn bởi bản chất con người. Một báo cáo có ảnh hưởng lớn đã miêu tả dịch vụ tôn giáo cung cấp những đền bù cho sự thiếu hụt và đau khổ trong cuộc sống trần tục (provides as compensating for imperfection and suffering of earthly life) (Bainbridge, 1997, chapter 1). Ví dụ, hầu hết mọi người đều muốn tránh cái chết, nên bất cứ ai bán liều thuốc bất tử (immortal potion) có thể tìm thấy nhu cầu rất lớn đối với sản phẩm của cô ta. Dẫu rằng liều thuốc đo không tồn tại thì nhu cầu bất tử vẫn tồn tại. …Các tôn giáo cung cấp sự đền bù dựa vào nhận thức siêu nhiên về thế giới (supernatural perception of the world). Từ những thiếu hụt của đời sống không bao giờ biến mất – thậm chí mặc dầu nhiều người chúng ta trở nên giàu có hơn, khỏe mạnh hơn ông bà tổ tiên của mình, chúng ta vẫn chết – nhu cầu về sự bù đắp tôn giáo sẽ tồn tại như một hằng số mạnh liệt.
Nếu mặt nhu cầu của thị trường tôn giáo là khá ổn định thì sự khác biệt giữa hình ảnh tôn giáo của các xã hội hiện đại phải mắc nợ đối với mặt cung. Một vài nước có nhiều cộng đồng tôn giáo hơn, nhu cầu có thể bị triệt tiêu hay đơn giản là không phù hợp nếu sự cung cấp tôn giáo bị không thực hiện được chức năng. Các tín đồ là những tác nhân kinh tế duy lí; nếu những lựa chọn tôn giáo để giảm chi phí là giới hạn một cách giả tạo, hay chi phí quá cao, thì những khách hàng sẽ cố gắng và đưa việc kinh doanh của họ tới nơi khác hay rút khỏi tôn giáo.
Vì vậy những nhà lí thuyết lựa chọn hợp lý tin rằng những xã hội cần cho sự sống của tôn giáo nhất là những xã hội có thị trường tự do trong tôn giáo. Nếu có quá nhiều giáo phái và hình thái khác nhau của tôn giáo cùng tồn tại cho những tín đồ thì họ sẽ tìm kiếm một tôn giáo thỏa mãn nhu cầu của họ. Nếu những nhà cung cấp tôn giáo muốn phục vụ tốt hơn những khách hàng tôn giáo của mình thì họ sẽ bị thúc đẩy để đưa ra nhưng sản phẩm tôn giáo hấp dẫn hơn. Ngượi lại, nếu sự tự do của thị trường tôn giáo bị hạn chế thì sự tham gia tôn giáo sẽ giảm.