1. Định nghĩa.
“Tổ chức tôn giáo là một tập hơp thứ bậc nội bộ, theo chức năng, ít hay nhiều dựa vào quyền uy, định ra một tập hợp quy chế và chuẩn mực nội bộ được tập hợp hóa, nhằm duy trì, phát triển và truyền bá giáo lý, tổ chức các nghi lế, đảm bảo sự sống còn của bản thân tôn giáo”
(Lý luận về giáo lý và tình hình tôn giáo ở Việt Nam)
“ Tổ chức tôn giáo là tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định, được nhà nước công nhận”
(Trích theo pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/06/2004 của UBTVQH số 21/2004/PL UBTVQH11; Từ điển tín ngưỡng – tôn giáo thế giới và Việt Nam – Mai Thanh Hải - NXB Văn hóa thông tin, [tr 637].)
Dù với định nghĩa như thế nào thì một tổ chức khi được gọi là tổ chức tôn giáo khi có đầy đủ các điều kiện sau:
1. Là tổ chức của những người có cùng tín ngưỡng, có giáo lễ, giáo luật, lễ nghi không trái với thuần phong mỹ tục, lợi ích của dân tộc.
2. Có hiến chương, điều lệ thực hiện tôn chỉ, mục đích đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc và không trái với quy định của pháp luât.
3. Có đăng ký hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn định. 4. Có trụ sở, tổ chức và người đại diện hợp pháp.
5. Có tên gọi không trùng với tên gọi của các tôn giáo đã được Nhà nước, cơ quan có thẩm quyền công nhận.
(Trích Pháp lệnh số 18/2004/L/CTN của Chủ tịch nước về tín ngưỡng – tôn giáo – Giáo trình Tôn giáo học, Trần Đăng Sinh – Đào Đức Doãn, NXB ĐHSP, [tr262].)
2. Một số hình thức của tổ chức tôn giáo.
Các chuẩn mực của giáo luật và đạo đức tôn giáo, các hình phạt khuôn mẫu, các quyền uy trở thành các cơ chế giám sát đối với hoạt động của cá nhân và các thành phần tổ chức khác nhau.
Giáo đoàn cùng với mọi yếu tố tổ chức của nó thể hiện là tổ chức tôn giáo. Tế bào cơ sở của
giáo đoàn là khu giáo dân, đứng tren các khu giáo dân là nhiều khâu trung gian, mà cao nhất là trung tâm của tổ chức. Trong tổ chức còn có hàng loạt yếu tố cấu thành khác có những mối liên hệ tổ chức đặc thù, nhưng đồng thời cũng tham gia vào cơ cấu chung( thí dụ như giới tăng lữ, giới sư sãi). Các bộ phận cấu thành riêng biệt có tiểu cơ cấu của riêng mình. Tất cả mọi khâu đều trở thành các cơ quan của một chỉnh thể có kiên hệ với nhau.
Tổ hợp những yếu tố tổ chức, những mối liên hệ giữa chúng, sự phân bổ địa vị và chức năng, các cơ quan quản lý và chấp hành, các cơ chế giám sát là không giống ,trong các tôn giáo, các tổ chức tôn giáo khác nhau. Dựa trên cơ sở nghiên cứu Thiên Chúa giáo, người ta phân biệt các kiểu tổ chức như: giáo hội, giáo phái, dòng đạo, v.v..
Giáo hội là một tổ chức tương đối rộng rãi và tư cách thành viên của nó thường không
phải do sự lựa chọn tự do của cá nhân, mà truyền thống quy định. Từ đó là việc thừa nhận mỗi cá nhân đều có thể trở thành thành viên của giáo hội. Trên thực tế không có thành viên được giám sát thường xuyên và chặt chẽ, các môn đệ đều nạc danh. Trong nhiều giáo hội, các thành viên được chia ra thành giáo dân và giới tăng lữ. Địa vị và chức năng, cấp bậc và thứ tự được xắp sếp theo nguyên tắc phân cấp và uỷ quyền.
Giáo phái xuất hiện như một trào lưu đối lập với các khuynh hướng tôn giáo nào đó. Nó thường mang kỳ vọng về vai trò, học thuyết, các nguyên tắc tư tưởng, giá trị, định hướng đặc biệt của mình. Gắn liền với nó là tâm trạng được chọn, và đôi khi là xu hướng biệt lập. Khát vọng phuc hồi tinh thần được thể hiện một cách rõ rệt ở đây. Thiết chế giáo hội vắng mặt, thủ lĩnh được coi là người siêu nhiên. Giáo phái nhấn mạnh sự bình đẳng của mọi thành viên, tuyên bố nguyên tắc tự nguyện hợp nhất, đặt trọng tâm vào sự theo đạo trước khi trở thành thành viên của giáo phái. Số phận của các giáo phái là không giống nhau. Một số giáo phái ngừng hoạt động sau khoảng thời gian xác định. Số khác theo thời gian biến thành kiểu giáo phái khác.
Theo góc độ Xã hội học, các nhà Xã hội học cổ điển đã đưa ra sự phân biệt giữa Giáo phái và Giáo hội. Theo Mác Weber, Giáo hội có thể được định nghĩa như một thể chế cứu rỗi, còn Giáo phái là một cộng đồng tự nguyện của các tín đồ. Người ta thuộc về Giáo hội khi sinh ra còn thuộc về Giáo phái khi tham gia tự nguyện. Giáo hội có xu hướng trở thành phổ quát, với một bổn phận cứu rỗi “cho tất cả mọi người”, và do đó tìm cách thỏa hiệp với mọi người; còn Giáo phái thì đặt lên hàng đầu sự tham gia tích cực vào sinh hoạt nội bộ và phát triển những liên hệ đối kháng trong quan hệ với môi trường bên ngoài. Ngoài ra, Troeltsch còn chứng minh, Giáo hội và Giáo phái mỗi thứ đáp ứng với những yêu cầu của các tầng lớp xã hội khác nhau ở điểm nào đó.
Dòng đạo có thể phát triển từ các kiểu tổ chức khác hay hình thành ngay từ đầu với tư
cách như vậy. Các nguyên tắc tư tưởng, thờ cúng và tổ chức của nó hình thành trong các cuộc chống lại giáo hội giáo phái, mang tính đa diện. Đặt hết trọng tâm vào tính chọn lọc của các thành viên, nó thừa nhận khả năng phục hồi tinh thần đối với mọi tín đồ. Sự cô lập với thế gian và sự khép kín bên trong nhóm tôn giáo không được coi là dấu hiệu của tôn giáo chân chính. Mặc dù nó đưa ra nguyên tắc thành viên được giám sát thường xuyên và nghiêm ngặt và nhờ đó quy định tính tích cực trong hoạt động tôn giáo, ta vẫn nhận thấy xu hướng hợp nhất với trần gian, kêu gọi các môn đồ tích cực tham gia vào đời sống xã hội. Dòng đạo có tổ chức chặt chẽ cả bề rộng lẫn chiều sâu.
3. Phân biệt Tổ chưc tôn giáo và Cộng đồng tôn giáo.
Cần phải phân biệt giữa cộng đồng tôn giáo và tổ chức tôn giáo với tư cách là những thể chế được định ra. Đó là sự phân biệt giữa hai loại thành viên trong một cộng đồng, những chức sắc chịu trách nhiệm thực hiện thể chế trong bộ máy tổ chức tôn giáo và những tín đồ nói chung. Giữa tổ chức tôn giáo và cộng đồng xã hội có mối quan hệ khăng khít nhưng trong những điều kiện xã hội khac nhau thì mối quan hệ ấy là khác nhau.
Tổ chức tôn giáo thường có liên quan đến cộng đồng bằng mối quan hệ đan xen, quyện chặt với cộng đồng và các tổ chức điều hành xã hội. Trong xã hội này, giữa cá nhân và cộng đồng dường như có sự hòa tan vào nhau: cá nhân là cộng đồng, cộng đồng là cá nhân. Lúc này tuy có sự phân biệt rành rẽ hai thế giới trần tục và siêu linh nhưng con người thường đắm mình vào cả hai thế giới ấy nên rất khó phân biệt.
* Trong xã hội có giai cấp.
Các tổ chức tôn giáo thể hiện rất khác nhau. Một tổ chức tôn giáo có người sáng lập, có thể hữu danh, có thể vô danh hoặc được gán cho một cái tên nào đó. Những nội dung, nghi lễ dẫn đến niềm tin tôn giáo hay tín ngưỡng ban đầu phải do một người đưa ra, người đời sau làm phong phú thêm và có thể thích nghi được với thời đại.
4. Tính chất của Tổ chức tôn giáo.
Cách thức tổ chức của các tôn giáo rất khác nhau.
- Có những tôn giáo tổ chức của nó rất chặt chẽ và có hệ thống, tiêu biểu là Kitô giáo mà đến nay là Công giáo (sau hai lần phân rẽ thành Chính thống và Tin lành). Giáo hội được coi như là một nhà nước vừa là một tổ chức bộ máy điều hành từ trên xuống các địa phận, các cơ sở, vừa là một cộng đồng tôn giáo. Trong khi đó với đạo Phật, tổ chức của nó gọi là Tăng già, tổ chức không chặt chẽ bằng, quần chúng tín đồ của đạo Phật sống ngoài đời, có nhiều người không đứng trong tổ chức, có người xuất gia nhưng có người lại tu tại gia.
- Trong thời gian gần đây phát triển các tổ chức có tính xã hội gắn kết với một tôn giáo. Đó là các giáo phái quyện cả việc đạo lẫn việc đời, khó tách biệt rạch ròi.
- Một tổ chức tôn giáo còn bao gồm một hệ thống các đoàn thể, hội đoàn mang tính xã hội như giải trí, tu thân, luyện võ để tăng tuổi thọ, thậm chí manh tính chính trị, quân sự để buộc các tín đồ hành động, không chỉ mục đích thuần đạo mà còn vì mục đích ngoài đời.