Phân biệt giữa cái thiêng và cái phàm (cái trần tục):

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI CỦA XÃ HỘI HỌC TÔN GIÁO (Trang 27)

Trong đời sống hàng ngày chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được những yếu tố thông thường của trần tục (cái phàm, cái đời thường).Cái thiêng là tất cả những gì trái với cái trần tục, yếu tố thiêng liêng thấm nhuần đặc điểm, sức mạnh của thần thánh, truyền cảm những cảm hứng kính sợ, sợ hãi.

Nhìn từ thực tế, có thể nhận thấy rằng sự đối lập giữa cái thiện và cái ác trong hiện tượng đạo đức hay sự đối lập giữa cái đẹp và cái xấu trong hiện tượng thẩm mỹ. Nhưng rõ ràng sự đối lập giữa cái thiêng và cái tục là hoàn toàn khác nhau và không dễ nhận thấy được. Đó là hai thế giới khác nhau về chất, cái này không chuyển hóa cho cái kia. Giữa chúng có những điều cấm kỵ nghiêm ngặt quy định.

Mối quan hệ giữa cái thiêng và cái phàm:

Cái thiêng và cái phàm đều là do tôn giáo trên thế giới tự chia, chứ không phải thế giới tự nhiên phân chia nó. Cái thế tục càng mờ nhạt thì càng gần với cái thiêng. Cái thiêng chỉ được cảm thụ khi có tác động đối với đời sống con người. Một số đối tượng phàm nhờ thế mà

lại được thiêng hóa. Và cái thiêng nhập vào cái phàm nào thì cái phàm đó trở thành cái thiêng. VD: Sông Hằng ở Ấn Độ mang tính linh thiêng đối với tín đồ Ấn Độ giáo. Các tín đồ này cho rằng việc tắm nước sông sẽ rửa sạch mọi tội lỗi tinh thần. Vì vậy, trong dịp Kumbh Mela (diễn ra 12 năm một lần) hàng triệu tí đồ hành hương phải tham gia nghi lễ này.

Giữa cái thế tục và cái thiêng là mối qua hệ không đồng cấp. Cái thiêng và những gì đặc biệt, đầy quyển năng và phẩm chất cao cả trong khi thế giới phàm tục và bản thân con người tự coi mình chiếm một vi trí thấp hơn và phụ thuộc vào các sự vật thiêng. Hơn nữa, giữa hai thế giới là một. ranh giới tuyệt đối bởi tính không đồng chất giữa chúng. Trong lịch sử tư duy của loài người chúng ta biết đến những cặp phạm trù phản ánh hai mặt đối lập trong tính thống nhất biện chứng của các sự vật, hiện tượng mà trong quá trình vận động của chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau. Đó là sự đối lập giữa cái thiện và cái ác của hiện tượng đạo đức sự đối lập giữa cái đẹp và cái xấu của hiện tượng thẩm mỹ. Nhưng sự đối lập giữa cái thiêng

cái tục hoàn toàn khác. Đó là hai thế giới khác nhau về chất, không cố sự chuyển hóa qua lại trong quá trình vận động, tinh lực của cái này không phải là tinh lực của cái kia. Dukheim. E viết: "Tùy theo mỗi tôn giáo, sự đối lập ấy được nhận thức một cách khác nhau. Ở tôn giáo này, để tách riêng hai loại sự vật ấy chỉ cần khu trú chúng vào những khu vực khác nhau trong vũ trụ vật chất, ở tôn giáo kia, những sự vật này được đưa vào một môi trường ý tưởng và siêu việt. Còn thế giới vật chất thì để cho những sự vật khác chiếm làm sở hữu. Nhưng nếu như hình thức tương phản có khác nhau, thì sự tương phản là phổ biến”.

Ngoài ra ta còn thấy thông qua Giáo chủ ( người truyền giáo) cái thiêng đến được với người phàm.

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI CỦA XÃ HỘI HỌC TÔN GIÁO (Trang 27)