Sự phát triển của thuyết chức năng trong xã hội học tôn giáo.

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI CỦA XÃ HỘI HỌC TÔN GIÁO (Trang 61)

IV. Các nghiên cứu chính về Tổ chức tôn giáo.

3. Sự phát triển của thuyết chức năng trong xã hội học tôn giáo.

Chủ nghĩa chức năng gắn liền với tên tuổi của Talcott Pasons (1902-1979) là nhà xã hội học người Mỹ. Ông là tác giả của khoảng 270 ấn phẩm nghiên cứu trong số đó có những công trình xã hội học quan trọng như “Hệ thống xã hội”(1951) và “Tiến tới một lý thuyết tổng quát về hành động”.

Theo Parsons, tôn giáo đã đạt tới một chức năng quyết định khi chúng cung cấp cho hệ thống một nguồn hợp thức hoá cuối cùng mà không môt hệ thống đạo đức nào có thể cung cấp được. Năng lực ấy của nhân tố tôn giáo bảo đảm một sự hội nhập xã hội cao bắt nguồn tự chỗ nó là một yếu tố qui phạm hoá những hành động của con người một cách mạnh mẽ đối với các cá nhân.

Parsons coi tôn giáo là một mã xã hội có hiệu suất cao: nó điều tiết và thống nhất được một lượng thông tin mà nếu không dễ bị thoát ra cách tự do thì có thể đề ra những hình thức lãng phí năng lượng, không thoả mãn, khủng hoảng, xung đột, lệch lạc, tê liệt từng bộ phận của hệ thống. Tôn giáo như vậy trở thành chức năng kiểm soát của xã hội.

Ông nói tới sự cần thiết phải giả định sự tồn tại của một hệ thống cứu cánh của con người, tức là một hệ thống bị qui định bởi nhiều động cơ cạnh tranh nhau hơn so với hệ thống xã hội. Hệ thống ấy có thể tạo thành một hệ thống tín ngưỡng mà một trật tự, đặc biệt trật tự hệ thống-xã hội, phải noi theo. Tín ngưỡng dựa vào tôn giáo và vào các hệ thống xã hội hoá được các tôn giáo giúp đỡ.

Không phải ngẫu nhiên khi Parsons cố chứng minh giữa lúc xảy ra các cuộc tranh luận xã hội học về thế tục hoá vào cuối những năm sáu mươi, qua một quá trình lịch sử lâu dài. Kitô giáo đã góp phần phát triển dân chủ, do đó không có chuyện tôn giáo bị lu mờ mà chỉ có sự biến đổi về chất liệu của những nội dung tôn giáo. Các giá trị tôn giáo được khuếch tán ra trong cơ chế xã hội : người ta lại thấy những lý thuyết về tôn giáo khuếch tác. Phân tích đến cùng tôn giáo không thể nào chết vì theo Parsons, về mặt cấu trúc, nó mang chức năng thoả mãn các nhu cầu cân bằng của hệ thống.

Có một cái tên nữa cũng được xếp vào dòng chảy thuyết chức năng tôn giáo, đó là Luhmann, nhà xã hội học Đức, ông đưa ra giả thuyết cho rằng xã hội hiện đại không còn có trung tâm thúc đẩy nữa, vì không một hệ thống nhỏ nào có thể biến thành một nhân tố hội nhập xã hội đối với toàn bộ hệ thống cả.

Mỗi hệ thống nhỏ xã hội có cơ chế vận hành riêng, trên cơ sở đó hình thành một mã giao tiếp, một tập hợp phương tiện giao tiếp tuân theo một lôgic độc lập. Ví dụ:

Các hệ thống

Khoa học Nghệ thuật

Gia đình Luật pháp Chính trị Kinh tế

Phương tiện giao tiếp

Chân lý Cái đẹp Tình yêu Công lý Quyền lực

Tiền

Vì vậy, ta có thể coi tôn giáo như một hệ thống nhỏ trong số những hệ thống khác, có nguyên lý vận hành riêng của nó.

Đối với Luhmann thì chức năng đặc thù của tôn giáo là trung gian cho sự giao tiếp để quy định một thế giới không có hướng xác định, qua đó có thể đưa ra tính ngẫu nhiên của môi trường sống của các cá nhân tới một trình độ có thể dung nạp được,

Tôn giáo là một hệ thống nhỏ duy nhất có thể đáp ứng được những đòi hỏi, những yêu cầu, những vấn đề về ý thức chủ quan mà không một hệ thống nào có thể tạo ra được. Dựa trên ý niệm về Thượng đế đã tạo ra một hệ thống tín hiệu giúp con người tin rằng xã hội có cơ sở giá trị của nó, thế giới có tính thống nhất và phương hướng của nó, môi trường ta sống có một sự hoàn hảo, siêu việt.

Chức Năng mà tôn giáo thực hiện là chức năng giải thích chứ không phải hội nhập. Về mặt nào đó nó lấy lại được chiều kích chủ quan của con người, có thể dẫn tới chủ quan quá mức trở thành một tín đồ mù quáng. Tuy nhiên, tôn giáo cũng tạo ra những mã điều tiết các quá trình giao tiếp nhằm làm giảm bớt những lí giải chủ quan quá mức để đi tới sự cân bằng. Khi đạt được sự cân bằng giữa không gian lý giải tôn giáo về cuộc đời mở ra cho các cá nhân đi theo một quy tắc tín ngưỡng nhất định sẽ giúp kiểm soát được lĩnh vực cảm xúc nhằm tạo trật tự những xung lực cá nhân dựa vào một tín ngưỡng ổn định và hợp lý hoá. Như vậy, tôn giáo cũng tuân theo quá trình thế tục hoá giống như toàn bộ hệ thống xã hội phát triển hiện đại: nó không còn là trung tâm có thể có đối với một xã hội không còn có trung tâm nữa.

Có thể nói rằng, tôn giáo tự thế tục hoá trong khi tạo ra một medium (trung gian) đặc thù, một mã giao tiếp riêng có thể kiểm soát được thế giới của những lo âu và sợ hãi, những hi vọng và những nhu cầu tồn tại của cá nhân.

Với thuyết chức năng mới của Luhmann thì tôn giáo được coi như một nhân tố tổ chức các ứng sử và các định hướng giá trị của các cá nhân.

Thuyết chức năng theo cách trình bày cổ điển của Durkheim cũng như theo cách trình bày của lý thuyết cấu trúc - chức năng của Parsons, và cuối cùng, theo cách trình bày có hệ thống của Luhmann, đã đóng một vai trò thống nhất: Tôn giáo là một nhân tố ổn định xã hội mạnh

mẽ khi nó cung cấp được cho toàn bộ xã hội, hay một bộ phận của nó, những cơ chế sâu xa nhằm giảm bớt tính ngẫu nhiên về tâm lý, xã hội và chính trị.

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI CỦA XÃ HỘI HỌC TÔN GIÁO (Trang 61)