Định nghĩa:

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI CỦA XÃ HỘI HỌC TÔN GIÁO (Trang 25)

Cái thiêng là cái cốt lõi của tín ngưỡng, nếu thiếu nó thì không thể có tín ngưỡng. Nhưng từ tín ngưỡng đến tôn giáo còn một khoảng cách xa phụ thuộc vào thái độ ứng xử của

con người đối với cái thiêng. Cái thiêng mang giá trị biểu trưng. Có một khoảng cách từ tín ngưỡng đến tôn giáo thì cũng có một khoảng cách từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể thực tế đến trừu tượng, tư tưởng. Những sự khác nhau này là điểm xuất phát trong quan niệm về cái thiêng.

Sự thiêng liêng trước hết là đặc tính của thế giới tự nhiên bao quanh con người. Đó là sự thiêng liêng của nguồn ánh sáng mặt trời, của nguồn nước, của chiếc rìu hay cây lúa, nghĩa là những gì cụ thể và thiết thực, bảo lãnh cho sự sống. Những năng lượng thiêng của một con sông, dù là sông Nin hay sông Hằng của một ngọn núi, dù là núi Olympe hay núi Tản Viên cũng chỉ đủ phát sáng cho từng nhóm cư dân ở những vùng lãnh thổ riêng biệt. Khi nhu cầu liên kết cộng đồng càng mở rộng, người ta cần đến một nguồn thiêng toàn năng và bao quát hơn. Giống như những vệ tinh viễn thông thời hiện đại, biên độ phủ sóng tỷ lệ thuận vơi khoảng cách bay xa, lên cao khỏi mặt đất, ý tưởng về sự thiêng liêng cũng phát triển từ đặc tính của thế giới tự nhiên hữu hình đến ý niệm về một bản thể siêu nhiên vô hình là biểu tượng cao nhất là Đức Chúa trời hiện hữu khắp thế gian và chi phối mọi giống loài.4

Sự thiêng liêng (Sacré) vốn là những gì mang tính thiết thực, cụ thể, bảo lãnh cho cuộc sống. Sự vận động của từ Sacré trong ngôn ngữ phương Tây cũng thể hiện quá trình hình thành khái niệm “thiêng”- một khái niệm cốt lõi của tư duy tôn giáo.

Cái thiêng là sự ám chỉ những gì được xác định là phi thường, tạo cảm giác kính sợ, sùng kính thậm chí là sợ hãi ( E. Durkheim)

Cái linh thiêng là những yếu tố thiêng liêng, quan trọng, thần thánh và luôn được đặt ở vị trí cao hơn cái trần tục.

Là một trong những hệ tư tưởng thuộc về lịch sử tôn giáo, việc phân biệt cái thiêng với cái trần tục (cái phàm) hay cái thiêng với tín ngưỡng nhằm nắm bắt được thực chất, nội hàm của từng hiện tượng tôn giáo cụ thể.

Hình thức biểu hiện:

Cái thiêng là những vật linh thiêng được thờ cúng và thể hiện bằng những nghi lễ, hành vi chính thức long trọng xung quanh những vật đó. Vật đó được gọi là vật tổ: là vật mang đặc trưng của yếu tố tự nhiên, thấm nhuần đặc điểm thần thánh. Không chỉ đơn giản được hiểu là các vị thần, cái thiêng có thể là một hòn đá, một cái cây, hoặc một con sông… bất kỳ cái gì cũng có thể coi là cái thiêng.

Để giao tiếp với thần linh, con người đã "mượn" những "vật thiêng" làm trung gian. Đó là những người thiêng (thầy cúng, ông mo, bà đồng...), những vật thiêng (mặt nạ, con 4 Hồ Liên, Cái thiêng tôn giáo, Tạp chí Thông tin lí luận

rối...), những lời thiêng (lời khấn), những chữ thiêng (bùa chú), những hành vi mô phỏng hay dọa nạt, những điệu múa phấn khích, những lời tụng ca. Những thứ này đều được cách điệu hóa mang tính biểu tượng cao. Kèm theo những hành vi là những ma thuật với những năng lực đặc biệt: dẫm chân lên lưỡi cày nung đỏ, xuyên sắt qua cổ, qua bụng, phun ra lửa, dùng nước thánh chữa bệnh...(“Thế giới tâm linh”_GS.TS Phạm Đức Dương, 10h12’ ngày 14 tháng 9 năm 2008_http://wwwchungta.com)

Ví dụ:

Cơ Đốc giáo lấy biểu tượng linh thiêng là cây thập tự, nơi mà Chúa Jesu đã bị hành hình bằng cách đóng đinh lên đó. Đây cũng là biểu hiện niềm tin vào sự thần thánh của Chúa Jesu đối với tất cả tín đồ Cơ Đốc giáo.

Hồi giáo: thông qua đấng tiên tri là Mohammad_là người ghi lại lời của thành Allah_ một vị thánh của Hồi giáo. Kinh Koran là quyển sách ghi lại những lời này. Vì thế đối với tín đồ Hồi giáo, kinh Koran rất linh thiêng như lời răn dạy của thánh. Việc tín đồ nghiền ngẫm và phần lớn phải học thuộc lòng kinh Koran là biểu hiện cho đức tin của họ.

Là một trong những hệ tư tưởng thuộc về lịch sử tôn giáo, việc phân biệt cái thiêng với cái trần tục (cái phàm) hay cái thiêng với tín ngưỡng nhằm nắm bắt được thực chất, nội hàm của từng hiện tượng tôn giáo cụ thể.

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI CỦA XÃ HỘI HỌC TÔN GIÁO (Trang 25)