Chức năng của cái thiêng

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI CỦA XÃ HỘI HỌC TÔN GIÁO (Trang 33)

Cái thiêng mang tính tư duy của con người biểu hiện qua niềm tin. Nó không dựa trên một cơ sở giải thích hay một chứng cứ khoa học nào bởi “ vì chúng ta bước đi bởi đức tin chứ không phải bởi mắt thấy ” (Trích Kinh thánh Cơ đốc giáo).

Thông qua thái độ của con người đối với cái thiêng đó là sự tôn kính biết ơn (thể hiện bằng các nghi lễ tượng trưng như việc thờ cúng tổ tiên). Đây là một thái độ tích cực vì đó là hành vi mang tính chất nhân văn hình thành nên những phong tục giầu sắc thái văn hóa dân tộc. Nếu người phàm có thái độ sợ hãi trước những sức mạnh đầy bí ẩn. Người ta cảm thấy sự siêu hình, quyền vạn năng của cái thiêng chế ngự chính bản thân con người sẽ tạo ra những hoạt động tiêu cực mê tín dị đoan.

Cái thiêng đặt con người ở thế nước đôi tạo nên ranh giới tuyệt đối giữa cái thiêng và cái tục. Hành vi của con người mang tính thụ động con người phải tự tạo ra hành vi khuôn mẫu ứng xử đối với cái thiêng này.

Ý nghĩa xã hội (chức năng) của cái thiêng

Cái thiêng là nền tảng, là cơ sở để phát sinh ra mọi tôn giáo. Nếu không có cái thiêng

thì cũng không có tôn giáo. Do đó, cái thiêng và tôn giáo gắn bó với nhau không thể tách rời, và ý nghĩa của tôn giáo cũng chính là ý nghĩa của cái thiêng. Emile Durkheim đã nhận định

rằng “sự khác biệt giữa cái thiêng và cái trần tục là nền tảng của niềm tin tôn giáo trong lịch sử con người. Tuy nhiên dưới góc độ xã hội học thì vấn đề mà chúng ta cần quan tâm là ý nghĩa của cái thiêng đối với hoạt động xã hội chứ không phải xem cái thiêng tồn tại như thế nào và liệu trong tương lai có bị diệt vong hay không…Và theo tôi, ý nghĩa của cái thiêng cũng chính là ý nghĩa của tôn giáo:

- Tôn giáo, trong đó có cái thiêng thúc đẩy tính cố kết xã hội, đoàn kết thành viên xã hội qua các giá trị và tiêu chuẩn chung. Trong các xã hội thô sơ, vật tổ là biểu tượng hữu hình của sự đoàn kết này. Các cộng đồng tôn giáo trên thế giới đoàn kết, cố kết với nhau dưới vật thiêng của mình. Người Hồi giáo có kinh Koran và thánh địa Jerusalem, người theo đạo Thiên chúa có kinh Cựu ước, Tân ước và vùng đất thánh Vatican, tương tự đạo Phật cũng có sách riêng của tôn giáo mình. Ở Mỹ, để thể hiện mục đích sự đoàn kết tập thể dựa trên cơ sở niềm tin, tất cả tiền giấy của Mỹ đều in dòng chữ “Chúng con tin tưởng tuyệt đối vào Chúa”, hơn nữa cờ Mỹ cũng có mục đích tương tự, biểu tượng hóa ý chí “Một quốc gia dưới sự che chở của Chúa, không thể bị chia cắt”.

Tuy nhiên, tôn giáo, hay cái thiêng có thể rối loạn chức năng bằng cách gây sự chia rẽ trong xã hội hoặc tạo ra mâu thuẫn giữa các xã hội. Ví dụ, vào đầu thời kỳ Trung cổ, niềm tin tôn giáo đã thúc đẩy tín đồ Cơ Đốc châu Âu tổ chức thành những đạo quân Thập tự chinh chống lại tín đồ Hồi giáo ở phương Đông. Về phần mình, tín đồ Hồi giáo tìm cách bảo về đức tin của mình chống lại tín đồ Cơ Đốc xâm lăng. Mâu thuẫn giữa tín đồ Hồi giáo, Do Thái giáo và Cơ Đốc vẫn là nguồn bất ổn chính trị ở Trung Đông ngày nay, và công dân Bắc Isreal bị chia rẽ thành hai phái vũ trang trên cơ sở trung thành với các niềm tin tôn giáo Cơ Đốc hay Tin Lành. - Cái thiêng hay tôn giáo có chức năng kiểm soát xã hội. Điều này được thể hiện một cách rõ ràng trong xã hội phương Tây khi mà giai đoạn thần quyền đang bao trùm toàn bộ xã hội. Nhà thờ có quyền lực lớn hơn nhà nước….

- Khi niềm tin tôn giáo được chia sẻ trong xã hội, thì chiều hướng có ý nghĩa và có mục đích sẽ phát sinh trong sự cố kết xã hội và ổn định xã hội. Durkheim phân tích về chức năng tôn giáo không ngụ ý một niềm tin tôn giáo bất kỳ là có giá trị hay vô giá trị. Chắc chắn thế giới có rất nhiều niềm tin tôn giáo, phần lớn niềm tin này mâu thuẫn với nhau, những gì một người cho là vấn đề đức tin, thì người khác lại cho rằng phi lý. Nhưng khi đối mặt với cái chết, bệnh tật, thiên tai và vô số những thất bại của con người, đời sống có vẻ dễ bị tổn thương, hỗn độn và vô nghĩa một cách vô vọng. lúc này, dù là niềm tin tôn giáo nào chăng nữa đều tạo cảm giác an ủi rằng nhiều kinh nghiệm con người – từ khi sinh ra cho đến khi mất đi - đều có mục đích nhiều hơn. Củng cố niềm tin như thế, con người ít bị sự tuyệt vọng quật ngã hơn khi đối

mặt với những tai họa trong đời sống, và rất có thể đóng góp tích cực nhiều hơn vào phúc lợi xã hội.

CHUYÊN ĐÈ 6: HÀNH VI TÔN GIÁO

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI CỦA XÃ HỘI HỌC TÔN GIÁO (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w