IV. Các nghiên cứu chính về Tổ chức tôn giáo.
13 Hà Văn Tăng, Trương Thìn Tín ngưỡng mê tín NXB Thanh niên
Hiện nay chúng ta thấy xuất hiện một hoạt động kinh doanh nhưng không khai báo, không đóng thuế như in sách, tổ chức sản xuất đồ thờ cúng bằng đá, gỗ…cũng diễn ra khá phổ biến. Điều ấy đi ngược lại với một số chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Ngoài ra còn có một số chùa tôn tạo khang trang nhưng sư trụ trì lại quá chăm lo đến nguồn thu, chạy theo cái lợi làm hỏng không gian văn hoá của Phật giáo, làm sai bản chất hướng thiện của Phật giáo. Hiện tượng một số chùa bị xuống cấp không có người chăm sóc thường xuyên cũng diễn ra khá phổ biến. Trong nghien cứu về “Nhận thức, thái độ, hành vi đối với Phật giáo của cộng đồng dân cư Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”(2004) tác giả Trần Văn Trình có đưa ra một số đánh giá của người dân về hành vi của những người tu hành. Trong số người được phỏng vấn thì có 57,8% cho rằng người tu hành là những người làm việc thiện; có 39,5% cho rằng những người tu hành được mọi người kính trọng; có 7,3% người cho rằng họ nấp bóng từ bi để hưởng phúc; 2,7% người cho rằng những người tu hành nói điều thiện nhưng lại làm việc ác; 1,7% cho rằng họ tuyên truyền mê tín.14
Như vậy có thể nói rằng phần lớn ý kiến của người dân đều công nhận vai trò cũng như những điều mà người tu hành làm được nhưng bên cạnh đó cũng là một loạt các vấn đề cần chúng ta phải lưu tâm suy nghĩ rất nhiều. Điều này phản ánh phần nào những mặt trái của quá trình thế tục hóa đang diễn ra trong đạo Phật. Những hiện tượng trên dù không phổ biến nhưng nó cũng phản ánh phần nào thực tại rằng có những chức sắc Tăng Ni làm chưa đúng với giáo lý đạo Phật, làm giảm sự linh thiêng của nơi thờ tự, sinh hoạt tôn giáo từ đó có thể bóp méo hình ảnh của Phật giáo và làm mê tín hoá quần chúng làm nảy sinh một số vấn đề tiêu cực trong xã hội. Qua đây cũng đặt ra những thách thức đối với Hội Phật giáo Việt Nam cũng như đối với toàn xã hội.