IV. Các nghiên cứu chính về Tổ chức tôn giáo.
4. Thế tục hóa của Phật giáo trong xã hội Việt Nam 1 Vài nét về sự hình thành và phát triển của Phật giáo
4.1. Vài nét về sự hình thành và phát triển của Phật giáo
Ấn Độ là nơi sản sinh ra rất nhiều tôn giáo, trong đó có đạo Phật. Vào giữa thiên niên kỉ I trước công nguyên, ở Ấn Độ đã xuất hiện một số tư tưởng chống đạo Balamon. Đạo Phật cũng là một trong những dòng tư tưởng ấy. Theo truyền thuyết, người sáng lập ra đạo Phật là
Xítđacta Gôtama, sau thành Phật được đệ tử tôn xưng là Xakia Muni (Thích ca Mâuni), con vua Sutđôđana nước Capilavaxtu ở chân núi Himalaya, miền đất bao gồm một phần miền nam Nêpan và một phần của Ấn Độ ngày nay. Năm 29 tuổi, hoàng tử Xítđacta xuất gia đi tu để tìm kiếm con đường cứu vớt những nỗi khổ đau của loài người. Đến năm 35 tuổi, Xítđacta đã nghĩ được cách giải thích bản chất của tồn tại, nguồn gốc của mọi khổ đau, do đó cho rằng đã tìm được con đường cứu vớt. Từ đó ông được gọi là Buddha, ta quen gọi là Phật hoặc Bụt, nghĩa là “người đã giác ngộ”, “người đã hiểu được chân lý”.
Nội dung chủ yếu của học thuyết Phật giáo được tóm tắt trong câu nói của Phật Thích ca: “Trước đây và ngày nay ta chỉ lý giải và nêu ra những chân lý về nỗi đau khổ và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ”. Cái chân lý về nỗi đau khổ và sự giải thoát nỗi đau khổ ấy được thể hiện trong thuyết “tứ thánh đế” hoặc còn gọi là “tứ diệu đế”, “tứ chân đế”, “tứ đế”, nghĩa là 4 chân lý thánh. Đó là: khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế.
+ Khổ đế: là chân lý về các nỗi khổ. Theo Phật con người có tám nỗi khổ sinh, lão, bệnh, tử, gần kẻ mình không ưa, xa người mình yêu, cầu mà không được.
+ Tập đế: là chân lý về nguyên nhân về nỗi khổ. Con người trong thế giới hiện thực khổ là do ái dục, vô minh, tham sân si thúc đẩy.
+ Diệt đế: là chân lý về chấm dứt về nỗi khổ. Muốn diệt khổ phải chấm dứt luân hồi tức là chấm dứt luân hồi, phải trừ bỏ hết ham muốn.
+ Đạo đế: là chân lý chỉ ra con đường diệt khổ, giải thoát khỏi kiếp sinh tử luân hồi để đến cỗi Niết Bàn. Con đường đó là “Bất chính đạo”.
- Về tăng đoàn Phật giáo chia thần cư sỹ và Khất sỹ gồm nam Phật tử, nữ Phật tử.
- Về giới luật của phật giáo rất phức tạp nhưng quan trọng nhất là Ngũ giới (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu).
4.2. Sự thế tục hóa của Phật giáo trong xã hội Việt Nam
4.2.1. Quá trình du nhập, phát triển phật giáo ở Việt Nam
Đạo Phật được truyền vào Việt Nam từ cuối thế kỷ I, đầu thế kỷ II, bằng hai con đường: đường thuỷ thông qua buôn bán với Ấn Độ và đường bộ thông qua buôn bán với Trung Quốc. Giáo lý cùa đạo Phật về bình đẳng, bác ái, cứu khổ cứu nạn…gần gũi với tôn
giáo bản địa nên dễ dàng được người Việt chấp nhận. Trải qua gần 2000 năm lịch sử Phật giáo luôn song hành cùng dân tộc dù có lúc thịnh lúc suy. Vào thời Lý, Trần đạo Phật được coi là quốc đạo và có sự phát tiển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu. Nó là một yếu tố của kiến trúc thượng của xã hội Việt Nam từ thế kỹ X đến thế kỷ XV và có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội...Cuối thời Trần sang thời Hậu Lê thì Nho giáo chiếm vị trí độc tôn, Phật giáo dần suy thoái, từ 1954 đến 1975 Phật giáo ở hai miền tuy có nét khác biệt song nhìn chung đều có những đóng góp quan trọng vào công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước và xây dựng CNXH. Tháng 11/1981, theo nguyện vọng và yêu cầu của đa số tăng ni Phật tử Đại hội đại biểu thống nhất Phật giáo đã long trọng tổ chức tại Hà Nội, lập ra Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thông qua hiến chương, thông qua chương trình hoạt động, bầu các cơ quan lãnh đạo (Hội đồng chứng minh, Hội đồng trị sự)
4.2.2. Cơ sở để Phật giáo thế tục hóa trong xã hội Việt Nam
Cơ sở để Phật giáo thế tục hoá bắt nguồn từ ngay trong giáo lý Đạo Phật và từ nhu cầu đời sống xã hội của người Việt. Ngay từ khi ra đời Phật giáo đã là một tôn giáo hoạt động với phương châm: đạo gắn với đời, đạo vì đời, đạo phục vụ đời. Tư tưởng nhập thế của Phật giáo luôn được đề cao “Phật pháp bất ly gián, pháp Phật bất ly thế gian giác” nghĩa là giáo lý đạo Phật không được xa rời đời sống trần thế. Nhu cầu đời sống xã hội của con người Việt Nam phù hợp đạo lý Phật giáo nên dễ dàng được người Việt tiếp nhận. Sự nhập thế của Phật giáo đáp ứng các mong ước, tình cảm truyền thống của nhân dân. Đó là đức tính trung thực, hoà ái, đoàn kết yêu thương nhau trong cả lao động và trong chiến đấu.
4.2.3. Sự thế tục hoá trong xã hội Việt nam trước đây
Quá trình thế tục hoá của Phật giáo diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, biểu hiện rõ các đặc điểm là tính hài hoà, tính dân tộc, đặc biệt là tính nhập thế. Giới tăng gia vào chính trị, dạy học, chữa bệnh, chống ngoại xâm. Tiêu biểu có thể kể dến Thiền sư Đinh Không, Vạn Hạnh là những người tích cực gây dựng niềm tin về sự tất thắng của cuộc giải phóng dân tộc, tham gia xây dựng sự hưng thịnh của một quốc gia độc lập. Tăng ni luôn tích cực thực hiện việc hoằng pháp song song với dạy nhân dân đạo làm người “nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực”.
4.2.4.Sự thế tục hoá trong xã hội Việt nam hiện nay
Thế tục hoá Tôn giáo gắn chặt với sự phát triển, tiến bộ của xã hội loài người. Đây là xu thế nổi trội chi phối đời sống các tôn giáo trên thế giới nói chung cũng như tôn giáo ở Việt
Nam nói riêng. Xu thế thế tục hoá được hiểu theo tinh thần Phật giáo là sự nhập thế đã diễn ra từ lâu song chỉ bộc lộ trong những năm gần đây. Tuy vậy do những điều kiện lịch sử đặc thù cộng với sự chuyển đổi về kinh tế xã hội hiện nay mà xu thế này ở nước ta mang những đặc điểm riêng.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ khi thành lập đến nay đã phát triển với tinh thần đoàn kết và hoà hợp tăng ni Phật tử cả nước, thực hiện các mục tiêu tôn chỉ phụng sự đạo pháp, dân tộc góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; với phương châm “Đạo Pháp dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội”. Từ đó phát huy những nét đẹp nhập thế của Phật giáo trong xã hội hiện nay.
Công tác từ thiện xã hội là những hoạt động Phật sự đạo đức đậm nét từ bi cứu khổ. Hoạt động từ thiện xã hội , đền ơn đáp nghĩa những người có công được Tăng Ni, Phật tử tích cực thực hiện và đã đạt được hiệu quả khá cao:
Tính đến năm 2007, GHPGVN đã mở 126 Tuệ tĩnh đường và phòng phát thuốc từ thiện, nổi bật nhất là Tuệ Tĩnh dường Pháp Hoa(thành phố Hồ Chí Minh), Hải Đức (Thừa thiên Huế), Pháp Lâm(Đà Nẵng)…9Ngoài ra Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đã mở các trường lớp nhà dưỡng lão, cơ sở nuôi trẻ mồ côi. Trên phạm vi cả nước hiện có trên 1000 lớp tình thương, 36 cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi khuyết tật với trên 2000 em và trên 20 cơ sở nhà dưỡng lão chăm sóc cho khoảng 1000 cụ già. Nổi bật là cô nhi viện Đức Sơn, Ưu Đàm ở Thừa Thiên Huế.10
Tinh thần bình đẳng, bác ái, cứu khổ cứu nạn của Phật giáo được Tăng Ni, Phật tử thể hiện trong việc tham gia phong trào chống một số tệ nạn xã hội như chống HIV/AIDS. Cơ sở chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại một số Ban trị sự tỉnh, thành hội Phật giáo đã thành lập phòng tư vấn, cơ sở chăm sóc cho người bệnh như thành phố Hồ Chí Minh có chùa Kỳ Quang, chùa Diệu Giác; Hà Nội có chùa Pháp Vân, Chùa Thanh Am…Các cơ sở này đã mở phòng tư vấn sức khoẻ, tổ chức khoá tập huấn cho Tăng Ni, Phật tử, tham gia những hội thảo, hội nghị, tham gia học tập phòng chống HIV/AIDS ở trong và ngoài nước.
Giáo hội Phật giáo Việt nam cũng luôn quan tâm đến công tác cứu trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, đồng bào nghèo, đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa. Sự cố sập cầu Cần Thơ ban từ thiện xã hội Trung ương cũng như các tỉnh thành hội Phật giáo cùng Tăng Ni Phật tử