Đạo phật ra đời thế kỷ VI TCN ở Ấn Độ gắn liền với tên tuổi người sáng lập là thái tử Tất Đạt Đa.
Phật giáo tổ chức tôn giáo chính thống vì nó có tập hợp những quy định để duy trì phát triển tôn giáo và buộc các tín đồ phải thực hiện giáo lý- giáo lý cơ bản của đạo phật được thực hiện trong Tam tạng kinh điển là Kinh tạng, Luật tạng và luận tạng. Kinh tạng- sách ghi lời thích ca giảng về giáo lý, Luật tạng- sách ghi những giáo luật do do phật chế định làm khuôn phép sinh hoạt cho tăng đoàn và các đệ tử đại gia. Luân tạng- hệ thống những luận giải của Hộ pháp về kinh tạng và luận tạng. Ngoài ra, giáo lý cơ bản của đạo phật còn thông qua các khái niệm: Vô tạo giả, vô thường, vô ngã, tứ diệu đế.v.v..
- Nghi lễ: Những người tu hành dù là xuất gia hay tại gia đều phải thực hiện đủ
- Ngũ giới: * Giới sát ( không sát sinh )
*Giới đạo ( không trộm cắp )
*Giới tà dâm ( không hành dâm với người khác ngoài vợ hoặc chồng mình )
*Giới vọng ngữ ( không nói sai, không nói ác, không nói ba hoa...)
*Giới tửu ( không uống rượu )
- Thập thiện: * Ba điều thiện về thân: không sát sinh, không trộm cắp, không
tà dâm
*Bốn điều thiện về khẩu: không nói sai, không nói điều ác .v.v.. - Đạo phật có ngày lễ chủ yếu là ngày mùng một hôm rằm.
Những phân tích trên đấy đã cho thấy Giáo hội Phật giáo có đầy đủ các yếu của một tổ chức tôn giáo.
Ở Việt Nam Phật giáo cũng là tổ chức tôn giáo lớn nhất trong các tổ chức tôn giáo đang hoạt
động.Trải qua trên 2.000 năm phát triển tại Việt Nam, đạo Phật đã gắn bó với từng bước thăng trầm của dân tộc, có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, trở thành một tôn giáo lớn .
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, Phật giáo được truyền vào Việt Nam bằng đường biển từ phương Nam và đường bộ từ phương Bắc. Những tu sĩ đi theo thuyền buôn Ấn Độ được coi là những người đầu tiên mang đạo Phật đến Việt Nam với tín ngưỡng đơn sơ như thờ Phật, đốt trầm, tụng kinh, chữa bệnh, trừ tà và truyền pháp cho cư dân bản địa.
Trước khi có đạo Phật, người Việt Nam đã có tín ngưỡng thờ Mẫu (tức là thờ ba bà mẹ sáng tạo ra muôn vật). Trên nền tín ngưỡng nguyên thủy này và tính linh hoạt mềm dẻo của cư dân lúa nước, đạo Phật với tính chất dân chủ rộng mở, đã bắt rễ nhanh chóng và có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tâm linh của cư dân Việt từ xa xưa.
Chính những đặc điểm này đã tạo lên mối giao lưu mật thiết giữa Phật giáo và văn hóa dân gian Việt Nam. Chùa chiền đã không chỉ là nơi thờ phụng hay diễn ra các nghi thức tôn giáo mà còn là địa điểm bảo lưu văn hóa tinh thần truyền thống của người Việt với nhiều lễ hội, sinh hoạt văn hóa dân gian.
Từ thế ký V đến thế kỷ X, Phật giáo Việt Nam dần chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc và phát triển mạnh trong giai đoạn sau đó. Từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIV được coi là thời kỳ cực thịnh của Phật giáo ở Việt Nam, nhiều nhà sư đã phò vua giúp nước. Phật giáo đã được coi là quốc đạo, chùa chiền được xây dựng, tu bổ, nhiều vị vua đã xuất gia tu hành. Vua Trần
Nhân Tông là người đã sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên tử mang bản sắc Việt Nam với tinh thần sáng tạo, dung hợp và nhập thế (tham gia việc đời).
Sau năm 1954, do đất nước bị chia cắt, tình hình Phật giáo hai miền Nam-Bắc có nhiều thay đổi với sự ra đời nhiều tổ chức Phật giáo khác nhau, trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, thành lập năm 1964.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất có sự phân rẽ sau một thời gian hoạt động, một bộ phận nhỏ bị lợi dụng phục vụ mục đích chính trị của ngoại bang nên đã tách ra hoạt động riêng và bị chi phối bởi những khuynh hướng tiêu cực. Tuy nhiên, đại đa số tăng ni và Phật tử vẫn gắn bó với dân tộc, tiếp tục duy trì truyền thống yêu nước, tham gia vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Theo nguyện vọng của đông đảo tăng ni, Phật tử có tâm nguyện thống nhất các tổ chức hệ phái Phật giáo thành một giáo hội chung, năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã được thành lập và trở thành tổ chức duy nhất đại diện cho Phật giáo Việt Nam trong nước và ngoài nước. Hiện nay, đạo Phật đang tiếp tục phát triển mạnh ở khắp các vùng miền Việt Nam, cùng với 5 tôn giáo chính thức khác, tạo lên một đời sống tôn giáo phong phú, đa dạng ở Việt Nam. Tập quán thờ Phật tại gia đình và đi lễ chùa cầu may mỗi ngày mồng một, ngày rằm hàng tháng đã trở thành nét văn hóa tôn giáo đẹp của người Việt, tạo lên bản sắc riêng của dân tộc Việt. Hiện cả nước có tới 15.000 cơ sở thờ tự, 40.000 chức sắc, nhà tu hành và hơn 10 triệu tín đồ Phật giáo.