Áp dụng thuyết chức năng vào nghiên cứu tôn giáo.

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI CỦA XÃ HỘI HỌC TÔN GIÁO (Trang 63)

IV. Các nghiên cứu chính về Tổ chức tôn giáo.

4. Áp dụng thuyết chức năng vào nghiên cứu tôn giáo.

Quan điểm chức năng luận của Durkheim đã nghiên cứu tôn giáo như một ví dụ quan trọng về cách hình thành, tái hiện của ý thức tập thể trong thời gian và vượt quá cuộc đời của các các nhân, cũng như hình ảnh của một xã hội đã có về bản thân nó. Tôn giáo góp phần tạo dựng và duy trì một ý thức tập thể.

Đối với Durkheim, tôn giáo được hiểu như một hình thức được tổ chức và thể chế hoá của cái thiêng liêng- là một phương thức sản xuất ra các chuẩn mực tập thể và ý thức xã hội. Có thể nói tôn giáo đến sau cái thiêng liêng, khi ngưới ta đã trải qua sự sôi động sáng tạo ra một sự trật tự xã hội mới, liền cần tới việc cai quản cái thiêng liêng để hợp thức hoá chính bản thân trật tự xã hội. Như vậy, tôn giáo là thông lệ, kết chung xã hội lại với nhau bằng cách nêu cao niềm tin vào một bảng giá trị siêu xã hội, trên đó dựng lên trật tự của các sự vật hiện có. Do đó mà có tầm quan trọng của các nghi thức vì nhiệm vụ của nó là giữ cho ý thức tập thể ban đầu ấy luôn thức tỉnh.

Áp dụng lý thuyết chức năng vào nghiên cứu tôn giáo theo quan điểm của Durkheim, có thể thấy chức năng cơ bản của tôn giáo là tạo ra sự đoàn kết xã hội giữa các cá nhân, củng cố niềm tin và tăng cường sự gắn bó, quyết tâm của các cá nhân trong xã hội, điều đó tạo ra sự ổn định xã hội.

Quan điểm trên của Durkheim cũng được nhà nhân loại học người Anh Radcliffe Brown tiếp thu. Ông cho rằng mỗi đặc trưng của đời sống xã hội có một chức năng làm nên sự cố kết và duy trì của toàn bộ xã hội, ông cố chứng minh rằng vai trò của các thiết chế là duy trì cấu trúc xã hội và đoàn kết xã hội, và chức năng cơ bản của tôn giáo là khẳng định và làm tăng sự cần thiết về mặt tình cảm để duy trì xã hội. Racliffe Brown đã phê phán việc tìm kiếm nguồn gốc tôn giáo của các học giả trước đó. Ông nhận thấy cách nghiên cứu như vậy vô ích bởi vì rất khó có thể biết về đời sống . Ông lập luận rằng sẽ là một sự nhầm lẫn khi nghĩ rằng có thể nghiên cứu về các xã hội nguyên thuỷ đang tồn tại để hiểu được về xã hội trong quá khứ. Ông tin rằng việc xem xét các thực hành tôn giáo quan trọng hơn xem xét các niềm tin. Theo ông chìa khóa để hiểu được tôn giáo. Đó là phải tập trung vào các lễ nghi và các chức năng của nó.

Cũng gần tương tự như Brown, Robert Wuthnow khi nghiên cứu về văn hoá đã cho rằng sẽ khôn ngoan hơn khi tránh những vấn đề về thái độ, niềm tin và ý nghĩa của cá nhân, bởi đó là vấn đề rất khó có thể đo lường. Thay vào đó những sự giao tiếp tương tác có thể quan sát được sẽ làm bộc lộ cơ cấu của văn hoá. Vận dụng quan điểm này của Wuthnow vào

nghiên cứu tôn giáo, chúng ta nên tránh việc tìm hiểu niềm tin, thái độ đối với tôn giáo, mà nghiên cứu việc thực hành nghi lễ tôn giáo, các niềm tin tôn giáo cũng được bộc lộ.

Nhìn chung, các nhà chức năng luận đã chỉ ra nhiều cách tiếp cận nghiên cứu tôn giáo hiệu quả. Khi nhắc tới tôn giáo, chúng ta thường đề cập tới hai yếu tố là niềm tin và nghi lễ. Vì niềm tin tôn giáo là yếu tố khó có thể lượng hoá nên các nhà chức năng luận ủng hộ việc nghiên cứu nghi lễ tôn giáo, qua đó chúng ta sẽ thấy niềm tin được bộc lộ phần nào qua thái độ và cách thức thực hành nghi lễ tôn giáo.

Ý nghĩa của thuyết chức năng đối với Xã hội học tôn giáo còn thể hiện ở chỗ, bất cứ tôn giáo nào cũng cần phải được nhìn nhận dưới cái nhìn là chúng thực hiện các chức năng khác nhau. Sự phân chia các chức năng của tôn giáo đã xác định các chiều hướng trong nghiên cứu tôn giáo. Đặc điểm của phương pháp tiếp cận cấu trúc chức năng là nghiên cứu tôn giáo như một cơ chế toàn vẹn, tách chỉnh thể tôn giáo thành các bộ phận và vạch ra các quan hệ giữa chúng.

Mặt khác, khi áp dụng lý thuyết chức năng vào nghiên cứu tôn giáo theo quan điểm của Durkheim, cần chỉ ra được nguồn gốc hình thành tôn giáo và chức năng của nó.

4.1. Nguồn gốc hình thành tôn giáo.

* Nguồn gốc nhận thức luận:

Trước hết tôn giáo nảy sinh trong xã hội mà trình độ sản xuất hết sức thấp kém, con người mới thoát khỏi đời sống loài vật, hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên, bất lực trước tự nhiên. Các hiện tượng như ốm đau, bệnh tật, chết chóc, mưa gió, sấm chớp…mà họ không hiểu được, tránh được nên dẫn đến sợ hãi bất lực. Và họ đã tự giải thích là có một hiện tượng siêu nhiên có sức mạnh bên ngoài con người, chi phối đời sống con người. Đó chính là nguồn gốc ban đầu của ý thức tôn giáo. Angghen chỉ rõ: “từ thời đại nguyên thuỷ, tôn giáo sinh ra từ những hiện tượng hết sức mu muội, tối tăm và nguyên thuỷ của con người về bản chất của chính họ, và về tự nhiên bên ngoài bao quanh họ.

Trong xã hội có giai cấp đối kháng, ngoài sự bất lực của con người trước những hiện tượng xã hội, còn có sự áp bức, bóc lột giai cấp mà quần chúng lao động phải chịu đựng. Những người bị bóc lột không những bị bóc lột về kinh tế, bị lệ thuộc về chính chị, mà còn bị mất quyềtn sống tự nhiên về mặt tinh thần. Họ không thể tìm lối thoát ngay trong đời sống trần gian, nên họ hy vọng, ảo tưởng đời sống trên thiên đường, ở thế giới bên kia

Tuy nhiên không nên xem xét nguồn gốc xã hội của tôn giáo một cách giản đơn, từ đó dẫn đến kết luận là với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của khía cạnh tự nhiên của con người, tôn giáo dẫn đến bị diệt vong, ý thức tôn giáo sẽ nhường chỗ cho ý thức khoa học. Về mặt xã hội, cùng với phát triển sản xuất, các quan hệ xã hội cũng được cải thiện, số phận con người được quan tâm hơn. Do vậy các hình thức tôn giáo nguyên thuỷ cũng dần dần mất đi.

Những trạng thái tâm lý mang tính tiêu cực như cô đơn, bất hạnh, đau khổ, nỗi kinh hoàng, sự sợ hãi…dễ dẫn con người dần đến tôn giáo. Con người tìm đến tôn giáo để mong được sự an ủi, che chở, cứu giúp. Mặc dù chỉ là “hạnh phúc hư ảo” xoay quanh con người, nhưng tôn giáo lại có sức hấp dẫn kỳ lạ. Tôn giáo nhiều khi là phương tiện khá hữu hiệu giúp con người cân bằng sự hẫng hụt tâm lý, giải thoát nỗi bất hạnh cô đơn trong cuộc sống.

Trong cuộc sống hằng ngày, con người không chỉ tiếp xúc với cài hiện hữu mà còn phải tiếp xúc với vô số cái vô hình, trừu tượng, không thể lý giải được bằng lý trí mà chỉ có thể cảm nhận được từ tâm thức linh cảm. Do đó, chỉ có niềm tin vào sự hiện tồn và cứu giúp của thần thánh mới có thể giúp con người lý giải, đứng vững và vượt qua được trở ngại cuộc sống.

* Ngoài ra còn các yếu tố như thói quen, truyền thống, phong tục, tập quán cũng là những nguyên nhân dẫn đến tới sự hình thành và phát triển tính chất và niềm tin tôn giáo.

4.2. Chức năng của tôn giáo.

* Chức năng đoàn kết xã hội.

Durkheim đã dùng khái niệm đoàn kết xã hội để chỉ các mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với nhóm xã hội. Nếu như không có sự đoàn kết xã hội thì các cá nhân riêng lẻ, biệt lập không thể tạo thành xã hội với tư cách là một chỉnh thế hệ thống xã hội. Durkheim vận dụng những khái niệm đoàn kết xã hội để giải thích các hiện tượng xã hội như tự tử, tôn giáo… Ông không những phát hiện ra nguyên nhân mà còn phân tích chức năng, hệ quả và mối quan hệ của các hiện tượng đó với việc duy trì, củng cố sự đoàn kết xã hội tức là sự trật tự xã hội và sự biến đổi xã hội.

Theo Durkheim, đối với những người theo tín ngưỡng, những người sống cuộc đời tôn giáo, chức năng đích thực của tôn giáo là gắn kết cá nhân với nhóm xã hội – đoàn kết cộng đồng, làm cho họ hành động một cách tự tin và giúp cho họ sống theo quan niệm của họ. Nhờ tôn giáo với tư cách là một hệ thống thống nhất gồm các niềm tin và các hành động nghi lễ đối với những thứ được kiêng thờ, thần thánh hoá tạo thành một cộng đồng đạo đức riêng, có chung đức tin và niềm tin vào một sức mạnh vô hình. Các cá nhân theo tôn giáo đó cảm thấy có sức mạnh hơn để chịu đựng và tìm cách vượt qua những khó khăn của cuộc sống. Sự thờ cúng Chúa trời chính là sự thờ cúng xã hội, sức mạnh siêu phàm của Chúa trời, của thần thánh thực chất là sức mạnh của xã hội, bởi lẽ sự thờ cúng không đơn thuần là hệ thống những dấu hiệu qua đó con người biểu hiện dức tin ra bên ngoài, mà là cách thức tập hợp các phương tiện qua đó đức tin được sáng tạo và được tái tạo, được duy trì củng cố trong đời sống cộng đồng xã hội.

Tôn giáo có các giá trị, tiêu chuẩn của nó, vì thế người có cùng một tôn giáo gắn bó với nhau hơn nhờ những giá trị và tiêu chuẩn chung ấy. Từ xã hội nguyên thuỷ, những thành viên của xã hội đã có chung vật tổ - biểu hiện hữu hình của sự gắn kết. Trong những thời điểm khủng hoảng hay hỗn loạn,

tôn giáo cũng giúp cho con người gắn bó nhau hơn. Tuy vậy, tôn giáo không phải là định chế xã hội duy nhất có chức năng tích hợp, tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc… cũng là chất keo gắn kết những thành viên trong xã hội. Mặt khác, cũng có khi sự rối loạn chức năng xảy ra, đó là lúc tôn giáo gây ra sự căng thẳng, thậm chí xung đột giữa các nhóm hoặc giữa các quốc gia với nhau. Thời Trung cổ, niềm tin tôn giáo thúc đẩy tín đồ Châu Âu tổ chức thành những đạo quân Thập tự chống lại tín đồ Hồi giáo phương Đông. Ngày nay, mâu thuẫn giữa các tín đồ Hồi giáo, Do Thái và Kitô giáo đã gây ra sự bất ổn chính trị của khu vực Trung Đông…

* Chức năng đền bù hư ảo.

Nhà Chức năng luận Thomas O’Dea cho rằng trong cuộc sống, con người luôn đối diện những thất bại và mất mát nên tôn giáo có thể đem lại sự điều chỉnh cho con người vào những thời điểm khủng hoảng trong cuộc sống.

Từ khi xã hội loài người phân chia thành giai cấp, bất bình đẳng xã hội bắt đầu xuất hiện, quần chúng nhân dân lao động là bộ phận phải chịu nhiều thiệt thòi bất công nhất. Không phải lúc nào họ cũng đủ sức để đấu tranh chống lại những bất công đó. Trong hoàn cảnh đó, cuộc sống sẽ thật cùng cực nếu không có chút hi vọng nào đó vào tương lai. Con người sẽ không thể sống nổi nếu không có một chút niềm tin vào tương lai. Do vậy tôn giáo ra đời đáp ứng nhu cầu đó của con người. Nhưng bởi không thể chờ đợi gì ở cuộc sống hiện đại, tôn giáo đành vẽ ra một tương lai tuyệt vời nơi thiên đường để xoa dịu nỗi đau trần thế. Chức năng đền bù hư ảo là chức năng chủ yếu của tôn giáo. Nó đáp ứng mong muốn của con người, an ủi, giải thoát và ảo tưởng về một thế giới công bằng, tốt đẹp sau khi chết.

* Chức năng điều chỉnh hành vi.

Theo quan điểm duy xung đột, đặc biệt là của Karl Marx, tôn giáo ngăn cản sự biến đổi xã hội bằng cách khuyến khích những người bị áp bức vào các quan tâm ở thế giới khác, thay vì vào sự đói nghèo hay sự bóc lột đang hiện diện. Tôn giáo góp phần kiện toàn các định chế và trật tự xã hội như một tổng thể, duy trì hiện trạng của xã hội, giữ nguyên cấu trúc bất bình đẳng của nó cũng như củng cố lợi ích của tầng lớp thống trị. Tóm lại, tôn giáo thúc đẩy tính tuân thủ xã hội và qua đó duy trì sự ổn định. Mặt khác, những nghiên cứu của M. Weber về giáo phái Calvin của đạo Tin Lành đã dẫn đến kết luận tôn giáo có tác dụng thúc đẩy xã hội. Các cải cách của Tin Lành đã dẫn đến việc duy lí hoá xã hội, con người thay vì chấp nhận số mệnh đã hướng tới cuộc sống sau khi chết, phải phấn đấu thành công bằng mọi nỗ lực để thực hiện hoạch đinh của Chúa. Weber cho rằng chính vì thế chủ nghĩa tư bản hình thành vững chắc ơ những nơi mà giáo phái Calvin phát triển mạnh, thậm chí còn gọi tinh thần của tôn gíáo này là cốt tuỷ của chủ nghĩa tư bản.

Bất kì hệ thống tôn giáo nào cũng đều có những lời răn dạy về đạo đức. Cần thấy rằng, trong hệ thống các giáo lí tôn giáo có không ít những điều hợp lí, được con người tiếp thu và dần đi vào đời sống thực tế một cách tự nhiên. Chúng được thế tục hoá, yếu tố tôn giáo nhạt dần đi, yếu tố đời thường

được củng cố theo năm tháng, dần trở thành những chuẩn mực đạo đức được cả xã hội chấp nhận. Ngày nay những phương châm sống “ở hiền gặp lành”, “không làm điều ác”… là những chuẩn mực quá quen đến nỗi người ta ít nhớ tới nguồn gốc tôn giáo của chúng. Ngày nay, thật khó tưởng tượng nếu những chuẩn mực đó không còn được xã hội duy trì.

* Chức năng hỗ trợ xã hội:

Con người luôn phải đương đầu với quá nhiều vấn đề về thiên tai, bệnh tật, những rủi ro trong sản xuất, kinh doanh, buôn bán... Tất cả những điều đó khiến cuộc sống của trở nên bất ổn hơn. Trong những lúc như thế, cuộc sống rất dễ bị tổn thương và trở nên vô nghĩa. Niềm tin tôn giáo giúp con người không bị rơi vào tuyệt vọng. Họ gửi niềm tin và cả những nỗi lo lắng thường nhật vào các vị thần thánh, họ tìm đến tôn giáo như tìm kiếm một sự an toàn về tinh thần trong cuộc sống, cái lợi có thể cảm nhận được trước mắt nằm ở sự yên ổn về mặt tâm lí, có niềm tin vào sự che chở của thần linh nên cuộc sống trở nên thanh thản hơn

Bên cạnh đó, các sinh hoạt tôn giáo cũng góp phần cân bằng đời sống vật chất và tinh thần của con người thông qua cảm nhận tâm linh, và do đó làm cho con người có năng lực hướng thiện. Tôn giáo không chỉ là liều thuốc giảm đau, là sự “đền bù hư ảo” mà nó còn là biện pháp khắc phục sự tha hoá của con người. Thực tế tôn giáo nào cũng đều xuất phát từ đời sống, đều phản ánh thế giới hiện thực, do đó, bao giờ cũng tác động trở lại thế giới xã hội. Qua sinh hoạt tôn giáo, mọi ngưòi có dịp tiếp xúc, chia sẻ tình cảm làm giảm bớt căng thẳng, vơi bớt sự cô đơn, một thứ bệnh rất phổ biến ở xã hội hiện đại.

Hoạt động tôn giáo còn thể hiện giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hoá trên cơ sở kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, do đó làm con người ta luôn có ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.

5. Kết luận.

Lí thuyết chức năng là một trong những trường phái lý thuyết có ảnh hưởng lớn trong xã hội học. Nhìn chung các nhà chức năng luận đều đặt ra vấn đề về vai trò của tôn giáo trong đời sống cá nhân và

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI CỦA XÃ HỘI HỌC TÔN GIÁO (Trang 63)