Tuần báo Giác ngộ cơ quan ngôn luận của thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh số 423 ra ngày 6/3/2008 tr

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI CỦA XÃ HỘI HỌC TÔN GIÁO (Trang 53)

IV. Các nghiên cứu chính về Tổ chức tôn giáo.

12 Tuần báo Giác ngộ cơ quan ngôn luận của thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh số 423 ra ngày 6/3/2008 tr

đúng chính pháp. Trung ương Giáo hội cũng như địa phương đã từng bước vận động Phật tử thường xuyên đến chùa nghe pháp, hướng dẫn Tăng Ni, Phật tử đọc và nghiên cứu kinh sách cùng các tạp chí, báo Giác ngộ của Giáo hội, đẩy mạnh các hoạt động văn hoá lành mạnh có tính giáo dục, phân tích và phê phán những hoạt động mê tín dị đoan sai lệch, những hậu quả tiêu cực do các hoạt động này gây ra. Qua đó Tăng Ni Phật tử phát huy sự trong sáng, tích cực của giáo lý đạo Phật thông qua việc hiểu rõ thế nào là niềm tin chân chính, tự tạo cho mình phong cách nghiêm trang trong tín ngưỡng.

4.3. Những hạn chế của sự thế tục hóa trong Phật giáo hiện nay

Có thể nói sự thế tục hoá của Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay có rất nhiều điểm tích cực có ý nghĩa không chỉ với giới Tăng Ni, Phật tử nói riêng mà còn có ý nghĩa đối với cả xã hội. Nhưng bên cạnh đó, thế tục hoá Phật giáo cũng làm nảy sinh rất nhiều vấn đề khiến chúng ta phải quan tâm tìm hiểu.

Hiện nay khi nền kinh tế thị trường có sức ảnh hưởng tới tất cả các vấn đề kinh tế xã hội và Phật giáo cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Các mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường đã làm cho một số tín đồ, chức sắc bị thoái hoá biến chất. Có những vị chức sắc không giữ được phẩm hạnh dẫn đến vi phạm những điều cấm kị của Phật giáo hoặc dấn thân vào con đường tu trì không vì mục đích đạo pháp mà vì động cơ kinh tế. Hệ quả của vấn đề ấy là một số nơi xuất hiện những hoạt động có tính mê tín dị đoan như bùa chú, phù phép, xóc thẻ, hầu đồng… diễn ra trong sinh hoạt Phật giáo. Những biểu hiện đó được coi là trái với tôn chỉ đạo Phật nhưng nó vẫn đang diễn ra bởi những động cơ mưu lợi của các cá nhân hay để tăng kinh phí cho hoạt động tôn giáo

Các chùa tự đặt ra luật lệ quyên góp tiền của các tín đồ với các mức độ khác nhau. Một ví dụ rất điển hình được đưa ra đó là năm 1999 ở Hải Phòng, chùa Vẻn thành lập hội Pháp Hoa (hội những người chết được sư dẫn vong lên chùa) mà hội viên không nhất thiết phải là tín đồ có mức thu phí ban đầu là 100.000 đồng/hội viên mà hội phí hàng tháng là 30.000 đồng/hội viên. Chùa có 2970 hội viên vậy số tiền thu về là không nhỏ và quan trọng hơn là không biết số tiền ấy do ai quản lý và dùng vào mục đích gì đây? Đó còn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp, nhưng dù thế nào thì đó cũng là một biểu hiện tích cực của sự thế tục hoá trong xã hội hiện nay.13

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI CỦA XÃ HỘI HỌC TÔN GIÁO (Trang 53)