Kinh nghiệm cạnh tranh của các doanh nghiệp tại Nhật Bản

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Thái Nguyên (Trang 27)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1.2. Kinh nghiệm cạnh tranh của các doanh nghiệp tại Nhật Bản

Sự vƣơn lên và khẳng định vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhật Bản khiến cả thế giới khâm phục. Sau chiến tranh, nền kinh tế Nhật Bản nhanh chóng phục hồi và phát triển thành một cƣờng quốc có nhiều ngành công nghiệp dẫn đầu thế giới. Theo nghiên cứu của James C.Abegglen và George Stalk Jr. có bốn phƣơng thức cạnh tranh hiệu quả mà các doanh nghiệp Nhật Bản đã ứng dụng nhƣ sau: [3]

Thứ nhất, các doanh nghiệp Nhật Bản lấy mục tiêu tăng trƣởng thị trƣờng để phấn đấu. Ví dụ, vào cuối thập kỷ 50, hãng Honda đã tăng sản xuất nhanh hơn thị trƣờng nhờ đó trong vòng 5 năm đã thay thế hãng Tohatsu trong địa vị dẫn đầu ngành sản xuất xe máy, khiến cho hãng này cùng 45 hãng khác bị phá sản hoặc rút khỏi ngành.

Thứ hai, các doanh nghiệp Nhật Bản thƣờng xuyên theo dõi đối thủ để tìm cách đối phó hữu hiệu. Việc theo dõi này hƣớng tới mục tiêu: Nắm chắc đối thủ để làm tốt hơn hoặc làm khác họ. Ví dụ hãng Matsushita thƣờng để đối thủ tìm sản phẩm mới, sau đó đầu tƣ lớn vào sản phẩm tƣơng tự nhƣng đặc trƣng nổi trội hơn và quy mô lớn hơn. Khi đối thủ có sáng kiến, các doanh nghiệp thƣờng phản ứng nhanh bằng cách đua tranh thị trƣờng, sáng kiến liên tục, nhờ đó sản phẩm đa dạng theo hƣớng có lợi cho ngƣời tiêu dùng.

Thứ ba, các doanh nghiệp Nhật Bản biết cách tạo ra và khai thác triệt để lợi thế cạnh tranh. Lợi thế hàng đầu của các doanh nghiệp Nhật Bản thời kỳ đầu là chi phí thấp dựa trên chế độ tiền công thấp. Khi tiền công không còn là lợi thế, các doanh nghiệp Nhật Bản khai thác lợi thế sản phẩm có chất lƣợng cao, đa dạng, đƣợc cải tiến kỹ thuật liên tục. Họ đã sử dụng các lợi thế này kết hợp với khả năng chọn lựa thị trƣờng, lựa chọn sản phẩm để thâm nhập vào thị trƣờng nƣớc ngoài.

Thứ tƣ, các doanh nghiệp Nhật Bản đã lựa chọn chính sách tài chính công ty với chính sách nhân sự phù hợp với xu hƣớng tăng trƣởng nhanh, khai thác tối đa lợi thế và theo dõi chặt chẽ đối thủ. Để làm đƣợc điều đó, các doanh nghiệp phải đi vay số lƣợng lớn và hy sinh lợi nhuận. Doanh nghiệp Nhật Bản cũng hạn chế thuê thêm nhân công mà thay vào đó là xây dựng công đoàn khá mạnh để dung hòa quan hệ chủ thợ và chú ý vào đào tạo lao động. Chế độ lƣơng thƣởng linh hoạt theo tình hình của doanh nghiệp và tƣơng xứng với sức lao động bỏ ra.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Thái Nguyên (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)