5. Bố cục của luận văn
3.3.1.3. Về trình độ công nghệ
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nói chung, trong chi phí sản xuất sản phẩm có thêm một khoản mục chi phí đó là chi phí sử dụng máy thi công. Đây là loại chi phí rất quan trọng, ảnh hƣởng bởi số lƣợng và chất lƣợng của các loại máy thi công của doanh nghiệp. Do vậy có thể nói số lƣợng và chất lƣợng máy thi công là một trong những yếu tố ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng đáp ứng đƣợc yêu cầu thi công hay không.
Tính đến thời điểm ngày 31/12/2012 tại công ty có 08 máy thi công đƣợc giao cho đội công trình quản lý và sử dụng. Năng lực cạnh tranh của công ty trên khía cạnh trình độ công nghệ đƣợc thể hiện dƣới bảng sau:
Bảng 3.9: Danh sách máy móc thi công STT Tên máy thi công lƣợng Số Năm đƣa vào sử dụng
Thời gian sử
dụng Nƣớc sản xuất
Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Thái Nguyên
1 1 Máy lu tĩnh 1 2002 10 Nhật Bản 2 Máy lu rung 1 2003 10 Nhật Bản 3 Máy san 1 2004 10 Nhật Bản 4 Máy ủi 1 2005 10 Nhật Bản 5 Máy xúc 1 2007 10 Hàn Quốc
6 Máy tƣới nhựa 1 2010 10 Hàn Quốc
7 Máy rải thảm 1 2012 10 Nhật Bản
8 Máy sơn đƣờng 1 2012 10 Việt Nam
Công ty cổ phần xây dựng giao thông 1
1 Máy lu 2 2003 và 2010 10 Nhật Bản
2 Máy xúc 1 2005 10 Hàn Quốc
3 Máy ủi 1 2005 10 Nhật Bản
4 Máy rải thảm 2 2006 và 2008 10 Nhật Bản
5 Máy trộn bê tông 1 2008 10 Hàn Quốc
6 Máy ép cọc 1 2008 10 Việt Nam
7 Máy đầm cóc 1 2009 10 Việt Nam
8 Máy khoan cọc nhồi 1 2009 10 Hàn Quốc
9 Máy phá dỡ đa năng 1 2010 10 Nhật Bản
10 Máy tƣới nhựa 1 2011 10 Việt Nam
Công ty xây dựng 472
1 Máy lu 1 2004 10 Nhật Bản
2 Máy xúc 1 2005 10 Hàn Quốc
3 Máy ủi 1 2010 10 Nhật Bản
4 Máy tƣới nhựa 1 2010 10 Nhật Bản
(Nguồn: - Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Thái Nguyên - Công ty cổ phần xây dựng giao thông 1
- Điểm mạnh: Máy móc của công ty phần lớn đƣợc nhập khẩu từ các nƣớc có nền công nghiệp phát triển cao nhƣ Nhật Bản và Hàn Quốc. Chất lƣợng máy móc của các quốc gia này luôn đƣợc đánh giá rất tốt và hiện đại.
- Điểm yếu:
+ Hầu hết máy thi công đã khấu hao gần hết, việc sử dụng có thể gây tốn các chi phí nhiên liệu, sửa chữa, bảo dƣỡng.
+ Máy móc lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu thi công các công trình kết cấu phức tạp, có thể gây ảnh hƣởng tới chất lƣợng công trình.
So với các đối thủ, hiện tại số lƣợng và chất lƣợng máy thi công của công ty đã kém rất hơn nhiều. Trong những năm gần đây, Công ty cổ phần xây dựng giao thông 1 đầu tƣ đổi mới nhiều máy thi công mới, hiện đại, công suất hoạt động lớn. Với Công ty xây dựng 472, tuy số lƣợng máy ít nhƣng lại đƣợc hỗ trợ từ Tổng công ty xây dựng Trƣờng Sơn, do vậy công ty này vẫn đảm bảo các điều kiện tốt để thi công công trình.
3.3.1.4. Về kinh nghiệm thi công xây lắp và đảm bảo chất lượng công trình
- Điểm mạnh: Xét về mặt thời gian hoạt động, công ty đã đi vào hoạt động trong lĩnh vực xây dựng giao thông từ rất sớm so với các công ty hoạt động cùng lĩnh vực trên địa bàn. Công ty có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý các tuyến đƣờng nhằm đảm bảo giao thông đƣợc thông suốt.
- Điểm yếu: Công ty không tham gia thi công nhiều công trình có kết cấu phức tạp và quy mô lớn.
3.3.1.5. Trình độ tổ chức quản trị doanh nghiệp và chính sách chiến lược của công ty
a. Về quan điểm nhà quản trị
Thứ nhất: Theo nhà quản trị của công ty, chức năng chính của công ty là quản lý các tuyến đƣờng lộ tỉnh theo yêu cầu của Sở giao thông tỉnh Thái
Nguyên. Do vậy hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty là hoạt động sửa chữa thƣờng xuyên, đảm bảo giao thông thông suốt
Bên cạnh hoạt động này, các đơn vị hạt đội có thể tham gia thi công các công trình, hạng mục khác do chính đơn vị nhận đƣợc để tăng thu nhập cho ngƣời lao động trong đơn vị, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho công ty.
Thứ hai: Theo nhà quản trị của công ty, do đặc thù công việc của công ty không đòi hỏi yêu cầu trình độ học vấn cao nên trong việc tuyển dụng và sử dụng nhân lực, ban lãnh đạo không có quy định về việc khuyến khích ngƣời lao động nâng cao trình độ.
Thứ ba: Theo nhà quản trị của công ty, bộ máy lãnh đạo đƣợc lựa chọn là những ngƣời ƣu tú nhất, không cần có sự luân chuyển vị trí giữa các cán bộ lãnh đạo hay đƣa ra đội ngũ cán bộ nguồn.
b. Về hoạt động Marketing
- Điểm mạnh: Công ty có 8 đơn vị hạt đội và 1 đội công trình đặt cơ sở tại khắp các vị trí trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Đồng Hỷ, Phổ Yên, Đại Từ…) nên các thông tin liên quan tới xây lắp giao thông trên địa bàn đều nắm bắt nhanh chóng.
- Điểm yếu: Công ty không quan tâm đúng mức tới các công tác nhằm quảng bá hình ảnh của công ty. Tình hình hoạt động Marketing của công ty cụ thể nhƣ sau:
Về hoạt động quảng cáo: Mặc dù có uy tín với Sở giao thông tỉnh Thái Nguyên trong việc đảm bảo giao thông các tuyến đƣờng trong tỉnh nhƣng rất ít ngƣời biết đến công ty. Điều đó cho thấy phần nào công tác hoạt động Marketing tại công ty không đƣợc chú trọng phát triển, hình ảnh và thƣơng hiệu của công ty không đƣợc quảng bá rộng rãi.
Về hệ thống thông tin của công ty còn khá sơ sài, mang tính chất thụ động. Đối với các thông tin quy định của Nhà nƣớc đối với ngành công ty nắm rất tốt nhƣng còn kém đối với các thông tin liên quan tới đối thủ cạnh tranh hay đối thủ tiềm ẩn. Nhà quản trị của công ty không quan tâm tới sự phát triển lớn mạnh của các đối thủ cạnh tranh hiện tại hay sự gia nhập của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
c. Về chính sách chiến lược của công ty
Điểm yếu: Công ty không xây dựng tầm nhìn sứ mạng cho mình. Tại công ty không có tài liệu nào phản ánh hình ảnh mà công ty hƣớng tới trong tƣơng lai. Qua quan sát và thu thập tài liệu, các biên bản trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông chỉ đƣa mục tiêu và phƣơng hƣớng hoạt động cho từng giai đoạn của công ty.
3.3.2. Các nhân tố bên ngoài
3.3.2.1. Về người cung ứng
- Thuận lợi: Đối với loại nguyên vật liệu công ty sử dụng thƣờng xuyên cho hoạt động sửa chữa thƣờng xuyên (xi măng, nhựa đƣờng, sắt), công ty có quan hệ hợp tác lâu dài với nhà cung ứng có uy tín nhƣ: Nhà máy xi măng Quang Sơn, Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hải Phòng, Doanh nghiệp sắt thép 27 – 7… Các yếu tố về thời gian cung ứng, giá cả, chất lƣợng và điều kiện thanh toán luôn đƣợc đảm bảo.
- Khó khăn: Các công trình sau khi giao khoán cho từng đơn vị hạt đội thi công thì việc mua vật tƣ do đơn vị tự chịu trách nhiệm. Đồng thời việc mua vật tƣ phụ thuộc vào vị trí thi công công trình, do vậy không cố định nhà cung ứng nên chịu ảnh hƣởng nhiều về tiến độ cung ứng, giá cả và chất lƣợng vật tƣ. Công ty không kiểm soát đƣợc các yếu tố này, làm cho giá thành thực tế của công trình luôn cao hơn so với giá thành kế hoạch.
3.3.2.2. Về khách hàng
- Thuận lợi: Khách hàng thƣờng xuyên của công ty hiện nay là Sở giao thông tỉnh Thái Nguyên. Hiện tại công ty vẫn chiếm tới 51% vốn nhà nƣớc và thực hiện công tác quản lý đảm bảo giao thông các tuyến đƣờng của tỉnh do Sở giao thông tỉnh Thái Nguyên giao. Đây là một điểm mạnh của công ty, vì công tác quản lý diễn ra thƣờng xuyên, liên tục nên doanh thu của doanh nghiệp tƣơng đối ổn định.
- Khó khăn: Thủ tục tiến hành thi công, nghiệm thu, bàn giao cho Sở giao thông còn khá phức tạp, rƣờm rà. Mọi thủ tục thanh toán vốn từ Ngân sách Nhà nƣớc phải thông qua kho bạc. Do vậy thủ tục nghiệm thu công trình chậm sẽ việc thanh toán cũng chậm.
3.3.2.3. Về đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành
Đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành trên địa bàn hiện nay rất nhiều: Công ty cổ phần xây dựng giao thông I, Công ty cổ phần xây dựng giao thông II, Công ty cổ phần xây dựng giao thông VI, Công ty xây dựng 472, Công ty xây dựng Hoàng Hải, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hiếu Thoa… Theo đánh giá của giám đốc Sở giao thông tỉnh Thái Nguyên, Công ty cổ phần xây dựng giao thông I và công ty xây dựng 472 đƣợc coi là những đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ nhất trong ngành hiện nay.
* Công ty cổ phần xây dựng giao thông I: - Điểm mạnh:
+ Máy thi công mới và hiện đại, nhiều chủng loại, đáp ứng đủ các yêu cầu thi công: Xét về mặt số lƣợng máy thi công, Công ty cổ phần xây dựng giao thông I có nhiều máy thi công nhất so với các công ty khác hoạt động cùng lĩnh vực trên địa bàn. Đồng thời các máy thi công đều đƣợc đầu tƣ đổi mới trong những năm gần đây nên chất lƣợng khá tốt.
+ Luôn đảm bảo tiến độ thi công;
+ Có kinh nghiệm thi công các công trình giao thông lớn trên địa bàn; + Có uy tín thƣơng hiệu
- Điểm yếu: Nguồn nhân lực hạn chế. Phần lớn sau khi trúng thầu, công ty phải thuê nhân công hoặc chuyển công trình cho nhà thầu phụ, công ty bố trí cán bộ kỹ thuật quản lý về mặt chất lƣợng thi công.
* Công ty xây dựng 472: - Điểm mạnh:
+ Là công ty xây dựng thuộc Tổng công ty xây dựng Trƣờng Sơn của Bộ Quốc phòng nên đƣợc ƣu tiên nhiều trong việc thực hiện thi công các công trình lớn, trọng điểm của Nhà nƣớc và Bộ quốc phòng.
+ Khả năng tài chính rất mạnh.
+ Đƣợc sự hỗ trợ của Tổng công ty xây dựng Trƣờng Sơn về công nghệ, nhân lực… khi thi công các công trình lớn
- Điểm yếu: Máy móc thi công ít. Vì có sự hỗ trợ của Tổng công ty xây dựng Trƣờng Sơn nên công ty không đầu tƣ về máy móc thiết bị thi công. Tuy nhiên, việc điều chuyển máy thi công giữa Tổng công ty và Công ty không phải lúc nào cũng kịp thời với yêu cầu và thời gian thi công.
3.3.2.4. Về đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn chủ yếu là các công ty hoạt động cùng lĩnh vực tại Hà Nội và các tỉnh lân cận có quy mô và năng lực tài chính lớn, ví dụ nhƣ: Tổng công ty cổ phần xây dựng Trƣờng Sơn, Tổng công ty xây dựng Thăng Long… Với những công trình giao thông có giá trị lớn, phức tạp, phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn hiện nay đều không đủ năng lực tham gia
nhƣ: Đƣờng cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên (Quốc lộ 3 mới); Quốc lộ 3 cũ; Đƣờng Thái Nguyên - Chợ Mới...
3.3.2.5. Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước
- Môi trƣờng chính trị: Khá ổn định và minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty yên tâm hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Môi trƣờng pháp lý: Quy trình và thủ tục trong lĩnh vực xây lắp nói chung và xây dựng giao thông tại tỉnh còn nhiều thủ tục hành chính rƣờm rà, khắt khe, gây lãng phí về mặt chi phí, thời gian…; thủ tục tiếp cận vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn nhiều phức tạp.
- Môi trƣờng kinh tế: Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đƣa vào sử dụng thƣờng kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công đƣợc chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau… Đồng thời, sản phẩm xây lắp thƣờng có giá trị lớn. Nhƣ vậy, ở mỗi giai đoạn thi công, nếu hoạt động nghiệm thu công trình kéo dài hoặc thủ tục hành chính rƣờm rà sẽ gây ảnh hƣởng tới tiến độ thi công, hoạt động thanh toán, tăng chi phí cho công ty.
- Môi trƣờng tự nhiên: Các sản phẩm xây lắp nói chung đều cố định tại nơi sản xuất, các điều kiện sản xuất phải di chuyển theo nơi đặt sản phẩm, đồng thời hoạt động sản xuất diễn ra ngoài trời nên chịu ảnh hƣởng rất lớn của các yếu tố tự nhiên. Các yếu tố này gây ảnh hƣởng lớn tới tiến độ thi công và chất lƣợng công trình. Tuy nhiên đây là yếu tố khách quan và khó có thể thay đổi đƣợc, đặc biệt đối với sản phẩm là các công trình giao thông.
Do vậy, để đảm bảo chất lƣợng công trình, tránh tổn thất chi phí cho công ty, công ty cần tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ, luôn luôn bám sát vào dự toán đã lập cho công trình.
3.3.2.6. Bối cảnh quốc tế và sự tiến bộ khoa học kỹ thuật
- Trong những thập kỷ qua, tình hình thế giới đã có những biến đổi hết sức nhanh chóng và không thể lƣờng trƣớc gây ảnh hƣởng tới sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của các nƣớc đang phát triển. Xu thế hội nhập quốc tế vừa là cơ hội vừa là thách thức rất lớn với sự phát triển kinh tế trong vùng Đông Nam Á sau khi thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đang bƣớc vào thời kỳ phục hồi. Đây là một trong những yếu tố làm tăng áp lực đối với các nền kinh tế còn yếu.
- Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật đã tạo điều kiện cho công ty tiếp cận với công nghệ mới, tiên tiến. Tuy nhiên chi phí chuyển giao công nghệ còn quá cao so với năng lực tài chính hiện tại của công ty. Đặc biệt máy móc thi công của ngành chủ yếu phải nhập khẩu từ các nƣớc có ngành công nghiệp máy phát triển trên thế giới nhƣ: Nhật Bản, Hàn Quốc… Bởi vậy khi cần sử dụng máy thi công thì chủ yếu công ty đi thuê của các đơn vị khác trên địa bàn, tuy chi phí thuê máy khá cao, song đây là giải pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm chi phí trong điều kiện năng lực tài chính còn hạn hẹp.
Qua phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty và phân tích những yếu tố có ảnh hƣởng tới năng trạng đó, có thể tổng hợp trên hai mô hình sau:
Bảng 3.10: Ma trận SWOT của công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Thái Nguyên
SWOT
Cơ hội (Opportunities)
1. Nhu cầu xây dựng ngày càng tăng
2. Xu hƣớng chú trọng chất lƣợng của khách hàng
3. Công nghệ trong xây dựng ngày càng tiên tiến
4. Chính trị Việt Nam ổn định 5. Nguồn nguyên vật liệu dồi dào
Đe dọa (Thearts)
1. Sự cạnh tranh mạnh từ các đối thủ 2. Giá thành nguyên vật liệu có xu hƣớng tăng
3. Tín dụng khó khăn
Điểm mạnh (Stengths)
1. Công ty cổ phần 51% vốn Nhà nƣớc 2. Có kinh nghiệm và uy tín trong việc quản lý và đảm bảo giao thông
3. Nguồn nhân lực dồi dào, ổn định, đúng chuyên ngành đào tạo
4. Cơ sở các đơn vị trong toàn tỉnh 5. Năng lực tài chính lành mạnh
Các chiến lƣợc SO
1. Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng
(Phát triển việc quản lý và đảm bảo giao thông tại các địa phƣơng trong tỉnh)