Đánh giá hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Thái Nguyên (Trang 71)

5. Bố cục của luận văn

3.4.Đánh giá hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong

thời gian qua

Qua việc phân tích thực trạng hoạt động cũng nhƣ chỉ tiêu đánh giá năng lực của công ty, ta cũng phần nào đánh giá đƣợc những ƣu điểm và nhƣợc điểm trong hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong thời gian qua.

3.4.1. Ưu điểm

Thứ nhất: Là công ty cổ phần nhƣng vẫn chiếm 51% vốn của Nhà nƣớc, do vậy công ty rất đƣợc sự quan tâm của Nhà nƣớc, cụ thể là Sở giao thông tỉnh Thái Nguyên

Thứ hai: Là công ty có truyền thống lâu năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng giao thông cầu đƣờng, đặc biệt là công tác quản lý đƣờng bộ, sửa chữa thƣờng xuyên, đảm bảo giao thông thông suốt.

Thứ ba: Cán bộ quản lý của công ty là ngƣời đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành, từng đƣợc học tập và làm việc tại nƣớc ngoài, có kinh nghiệm lâu năm trong việc quản lý thi công các công trình.

Thứ tƣ: Nguồn nhân lực dồi dào và ổn định. Phần lớn nguồn nhân lực của công ty đều thuộc biên chế theo quy định của Nhà nƣớc. Do vậy nếu công ty thi công nhiều công trình cùng lúc hoặc công trình thi công cần nhiều nhân lực thì công ty có khả năng đáp ứng kịp thời.

Thứ năm: Đơn vị hạt đội của công ty đƣợc phân bố đều khắp tỉnh Thái Nguyên. Do vậy công ty nắm bắt khá nhanh tình hình giao thông đƣờng bộ tại các địa phƣơng trong toàn tỉnh.

3.4.2. Hạn chế

Thứ nhất: Đội ngũ cán bộ quản lý hiện tại của công ty là ngƣời có năng lực, đƣợc đào tạo bài bản nhƣng hoạt động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lƣợc.

Thứ hai: Trình độ quản lý và trình độ tay nghề của ngƣời lao động không đƣợc nâng lên. Một số bộ phận, cá nhân hoạt động kém hiệu quả. Công việc của công ty nhiều khi bị đình trệ, chồng chéo chức năng.

Thứ ba: Chất lƣợng công trình giao thông chƣa đƣợc đánh giá cao so với các đối thủ cạnh tranh. Giá thành sản phẩm còn cao.

Thứ tƣ: Năng lực tài chính lành mạnh nhƣng không đủ mạnh để thi công nhiều công trình cùng một lúc hay thi công các công trình lớn, chƣa tận dụng đƣợc khả năng chiếm dụng vốn của ngành.

Thứ năm: Máy thi công đã lạc hậu, không đáp ứng đƣợc yêu cầu thi công những công trình lớn hay kết cấu phức tạp.

3.4.3. Nguyên nhân

3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất: Thị trƣờng vốn của Việt Nam mới phát triển trong những năm gần đây trong khi nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp ngày càng cao. Các doanh nghiệp tại Việt Nam chủ yếu tiếp cận vốn thông qua hệ thông ngân hàng. Tuy nhiên, thủ tục cho vay vốn của ngân hàng còn nhiều điểm bất cập, rƣờm rà gây khó khăn cho doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp xây lắp

cần lƣợng vốn rất nhiều nếu không cung ứng kịp thời thì buộc sẽ phải dừng tiến độ thi công.

Thứ hai: Từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, chúng ta nhận đƣợc nhiều cơ hội nhƣng cũng nhiều thử thách, chúng ta phải sửa đổi hệ thống pháp luật cho phù hợp, trong đó có luật Đầu tƣ. Trong sân chơi chung này, chúng ta có nhiều cơ hội phát triển vì môi trƣờng thông thoáng, công bằng và bình đẳng nhƣng mức độ cạnh tranh lại trở nên khốc liệt. Đối với các công ty Nhà nƣớc còn mang nặng tƣ tƣởng ỷ lại thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh là điều vô cùng khó khăn, không hề đơn giản.

Thứ ba: Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chịu ảnh hƣởng rất lớn bởi các điều kiện tự nhiên. Trong quá trình thi công công trình, hạng mục công trình gặp điều kiện tự nhiên không thuận lợi (mƣa, lũ…) sẽ gây tổn thất về chi phí cho công ty, tăng giá thành sản phẩm và giảm lợi nhuận cũng nhƣ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Bên cạnh những yếu tố khách quan tác động, năng lực cạnh tranh của công ty gặp một số hạn chế trên là do các nguyên nhân chủ quan sau:

Thứ nhất: Công ty vẫn còn khá nặng tƣ tƣởng về hình ảnh của một công ty Nhà nƣớc mặc dù đã tiến hành cổ phần hóa và nƣớc ta đã gia nhập WTO từ năm 2006. Đây là dƣ âm của thế hệ trƣớc, và nó đã ảnh hƣởng tới khá nhiều ngƣời lao động trong công ty. Phƣơng pháp quản lý mang nặng tính bao cấp, cứng nhắc, giảm tính năng động, sáng tạo và sự phát triển của các cá nhân có tinh thần cầu tiến. Một số bộ phận ngƣời lao động vẫn cho rằng mình thuộc biên chế của Nhà nƣớc nên dù không có công việc nhƣng vẫn hƣởng lƣơng.

Nếu công ty vẫn tiếp tục thừa kế tƣ tƣởng này thì năng lực cạnh tranh của công ty sẽ càng ngày càng giảm sút.

Thêm vào đó, công ty chƣa xây dựng đƣợc tầm nhìn sứ mạng cho mình. Bản thân ngƣời lao động trong công ty chƣa nhận thức đƣợc những khó khăn của công ty và sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trƣờng nên ý thức chấp hành kỷ luật và sự cống hiến cho công ty còn thấp.

Thứ hai: Công tác đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên không đƣợc quan tâm, chế độ đãi ngộ và đề bạt chƣa thỏa đáng làm giảm năng lực phấn đấu vƣơn lên của các cá nhân ƣu tú. Mặc dù có năng lực quản lý và có kinh nghiệm nhƣng không đƣợc phát huy, do vậy năng lực cạnh tranh của công ty ngày càng giảm sút.

Công ty chƣa xây dựng đƣợc bản mô tả và phân tích công việc cho từng cá nhân trong quá trình tuyển dụng và sử dụng lao động, khiến cho công việc nhiều lúc bị chồng chéo, đình trệ, sai sót xảy ra nhiều vào thời điểm quyết toán công trình. Nhân viên của công ty vào làm việc hầu hết dựa trên mối quan hệ quen biết, không qua quá trình tuyển dụng khắt khe hay đánh giá năng lực.

Thứ ba: Không có cơ chế quản lý đối với các yếu tố đầu vào của quá trình thi công sau khi bàn giao cho các đơn vị. Chính công tác quản lý các yếu tố đầu vào của quá trình thi công chƣa chặt chẽ đã gây lãng phí, tăng những khoản chi phí không cần thiết làm tăng giá thành, giảm năng lực cạnh tranh của công ty.

Thứ tƣ: Năng lực tài chính còn hạn hẹp. Ngoài nguyên nhân khách quan do việc vay vốn tại các tổ chức tín dụng khó khăn, bản thân công ty không năng động tìm tòi những nguồn huy động vốn phù hợp với tình hình hiện tại của công ty.Thêm vào đó, tình trạng thu hồi vốn chậm bởi Ngân sách

nhà nƣớc thiếu vốn nên sau khi quyết toán công trình việc thanh toán diễn ra rất chậm.

Thứ năm: Mặc dù công ty đã có kế hoạch đầu tƣ phát triển công nghệ mới, nâng cấp máy móc thiết bị nhƣng cũng do tiềm lực tài chính hạn chế nên chƣa thể thực hiện kế hoạch này một cách nhanh chóng, khiến cho trình độ công nghệ của công ty lạc hậu hơn so với các đối thủ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ

VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG THÁI NGUYÊN

4.1. Mục tiêu phát triển và phƣơng hƣớng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty của công ty

4.1.1. Mục tiêu phát triển của công ty

Trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đầu năm 2013, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty đã đƣa ra mục tiêu và phƣơng hƣớng phát triển của công ty trong những năm tới nhƣ sau:

1. Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quản lý đƣờng bộ, đảm bảo giao thông thông suốt do Sở giao thông tỉnh Thái Nguyên giao. Thực hiện nghiêm túc, nhanh chóng, kịp thời, tỷ lệ đƣợc nghiệm thu đạt từ 95% trở lên.

2. Hoàn thiện hồ sơ về việc quản lý các tuyến xe buýt trong tỉnh trình Sở giao thông tỉnh Thái Nguyên phê duyệt bao gồm: Quản lý an ninh giao thông xe buýt, quản lý biển báo xe buýt…

3. Đạt mức tăng trƣởng về doanh thu, lợi nhuận bình quân hàng năm từ 5 – 10%.

4. Đảm bảo việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động trong công ty tăng bình quân hàng năm từ 5 – 10%

5. Mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh theo hƣớng đa ngành, đa lĩnh vực nhƣ: Kinh doanh bất động sản, xây dựng dân dụng, cung cấp các sản phẩm cho ngành xây dựng nhƣ bê tông đúc sẵn, bê tông tƣơi, cho thuê máy thi công…

6. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, trình độ, uy tín, năng động và sáng tạo. Xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi chuyên môn, vững tay nghề. Xây dựng đội ngũ công nhân giỏi, tác phong công nghiệp, đáp ứng đƣợc yêu cầu khắt khe của cơ chế thị trƣờng.

7. Đầu tƣ phát triển và đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị: Tiến hành thanh lý máy thi công và tài sản cố định đã khấu hao hết không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả. Nhập khẩu 01 máy trộn bê tông tƣơi của Hàn Quốc, nâng cấp phần mềm kế toán mới có tích hợp kê khai thuế và các thiết bị quản lý cần thiết khác.

8. Phấn đấu trở thành đơn vị vững mạnh chuyên lĩnh vực xây dựng giao thông cầu đƣờng, đủ điều kiện thi công các công trình có giá trị lớn và yêu cầu kỹ thuật cao.

4.1.2. Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

Trên cơ sở mục tiêu đã đề ra, ban giám đốc công ty đề ra một số phƣơng hƣớng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong những năm tới nhƣ sau:

1. Tận dụng, khai thác triệt để mọi nguồn lực sẵn có của công ty với sự nỗ lực phấn đấu của toàn bộ cán bộ công nhân viên nhằm đạt đƣợc những mục tiêu đã đề ra.

2. Từng bƣớc tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc, đẩy lùi các nguy cơ, kịp thời nắm bắt thời cơ thuận lợi để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tăng thị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

3. Phát huy những thế mạnh vốn có của công ty để tạo lợi thế cạnh tranh, đồng thời mở rộng quy mô lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh

tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

4. Không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý, đề ra các chiến lƣợc kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển, tiếp thu và vận dụng các phƣơng pháp quản lý mới, hiện đại vào thực tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.

4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

4.2.1. Giải pháp về quản trị doanh nghiệp

Đối với hạn chế thuộc về quan điểm của nhà quản trị thì việc thay đổi không hề đơn giản, cần có thời gian và sự tham mƣu của các nhân viên thế hệ mới khi nhà quản trị đƣa ra các quyết định. Nhƣng trƣớc hết công ty cần: Xác

định tầm nhìn và sứ mệnh cho công tyvà hiện đại hóa tổ chức doanh nghiệp.

- Tầm nhìn và sứ mệnh có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của 1 doanh nghiệp. Công ty căn cứ vào nhiệm vụ chức năng của mình và hình ảnh của công ty trong tƣơng lai mà công ty muốn vƣơn tới để xác định một cách chính xác tầm nhìn và sứ mệnh cho mình. Khi xác định đƣợc tầm nhìn và sứ mệnh đúng đắn, công ty sẽ xây dựng chiến lƣợc kinh doanh cho từng giai đoạn phát triển, lƣờng trƣớc đƣợc những khó khăn sẽ gặp phải và có biện pháp đẩy lùi những nguy cơ đó.

Ngoài việc xác định tầm nhìn và sứ mệnh, công ty có biện pháp tuyên truyền tới từng ngƣời lao động để họ biết rằng, đó cũng là nhiệm vụ của bản thân mình. Từ đó, ngƣời lao động trong công ty sẽ có thái độ tích cực làm việc, trung thành với sự phát triển chung của công ty.

- Việc hiện đại hóa tổ chức quản lý của doanh nghiệp nhằm làm cho hoạt động của doanh nghiệp đƣợc thực hiện một cách linh hoạt, hiệu quả, thay đổi

phong cách quản lý và tƣ tƣởng lạc hậu của thời kỳ bao cấp. Hiện đại hóa tổ chức quản lý doanh nghiệp bằng cách:

+ Các bộ phận chức năng của công ty cần đƣợc phân công nhiệm vụ rõ ràng quy định trong nội quy quy chế làm việc của công ty; trong từng bộ phận, cá nhân đƣợc giao nhiệm vụ cụ thể ghi rõ trong bản phân tích công việc, tránh chồng chéo chức năng hoặc lãng phí nguồn nhân lực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Điều chuyển nội bộ: Bộ phận dƣ thừa nhân lực sẽ đƣợc điều chuyển tới những bộ phận thiếu nhân lực.

+ Thực hiện tinh giản biên chế theo quyết định của Nhà nƣớc, giảm bớt sự cồng kềnh của bộ máy quản lý.

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ nguồn kế cận: Rà soát các nhân viên trong công ty, tìm ra những cá nhân ƣu tú, có kế hoạch bồi dƣỡng và đào tạo đội ngũ này trở thành đội ngũ cán bộ quản lý kế cận.

4.2.2. Giải pháp về sản phẩm

Thứ nhất: Thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành của các công trình.

Sản phẩm xây lắp thƣờng có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. Đối với các công trình giao thông, chất lƣợng các công trình ảnh hƣởng tới an sinh xã hội, mang tính cộng đồng rất lớn. Do vậy, chỉ có đảm bảo chất lƣợng của các công trình mới giúp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Xuất phát từ việc giá trị công trình xây lắp thƣờng rất lớn nên nếu trên thị trƣờng chất lƣợng các sản phẩm nhƣ nhau nhƣng giá cả thấp hơn sẽ là một lợi thế quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có giá cả thấp hơn sẽ đƣợc các chủ đầu tƣ quan tâm hơn. Một số biện pháp để nâng cao chất lƣợng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm:

Một là: Giá thành sản phẩm xây lắp đƣợc hình thành từ bốn khoản mục chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung. Để hạ giá thành sản phẩm nhƣng vẫn đảm bảo chất lƣợng phải chú ý đến bốn khoản mục chi phí này:

+ Đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Thành lập tổ giám sát kiểm tra chất lƣợng các yếu tố đầu vào từ khâu thu mua - bảo quản - sử dụng nguyên vật liệu tại các đơn vị hạt đội. Trong quá trình thu mua vật tƣ phải giám sát chặt chẽ về mặt số lƣợng, chất lƣợng, điều kiện thanh toán, thời gian cung ứng; tránh trƣờng hợp mua nguyên liệu kém chất lƣợng hoặc giao hàng chậm gây ảnh hƣởng tới tiến độ thi công và chất lƣợng công trình. làm giảm uy tín của công ty. Bên cạnh đó cần kiểm tra giám sát chặt chẽ quá trình bảo quản, dự trữ nguyên vật liệu nhằm giảm thiểu hao hụt, thất thoát gây lãng phí hoặc tình trạng rút lõi công trình. Trong quá trình thi công đặc biệt chú ý đến việc sử dụng theo đúng định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt trong định mức. Ngoài ra, công ty cần tận dụng triệt để nguồn nguyên vật liệu sẵn có, công ty tự sản xuất vừa đảm bảo chất lƣợng vừa cung ứng đƣợc nguyên vật liệu cho các công trình với chi phí thấp nhất.

+ Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp đƣợc xác định trên cơ sở số lƣợng sản phẩm sản xuất và đơn giá sản phẩm quy định. Để giảm đƣợc khoản mục chi phí này cần tăng năng suất lao động, nâng cao trình độ cơ giới hóa và tự động hóa trong thi công, sắp xếp phân công công việc một cách hợp lý, đúng ngƣời đúng việc, nhằm khai thác triệt để và có hiệu quả trình độ năng lực của ngƣời lao động. Bên cạnh đó,

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Thái Nguyên (Trang 71)