Kinh nghiệm của tập đoàn điện khí điện tử Siemens

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Thái Nguyên (Trang 26)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1.1. Kinh nghiệm của tập đoàn điện khí điện tử Siemens

Siemens là một trong mƣời tập đoàn xuyên quốc gia chuyên sản xuất điện khí và điện tử trên thế giới. Đạt đƣợc thành tích ngày hôm nay, tập đoàn đã áp dụng rất nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn. Trong bài báo “Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp trên thế giới và một số gợi ý cho doanh nghiệp Việt Nam” đăng trên tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới (Số 1, 2007), PGS. TS. Trần Thị Minh Châu đã tổng kết lại các kinh nghiệm của tập đoàn điện khí điện từ Siemens nhƣ sau: [3]

Thứ nhất, liên tục sáng tạo và đổi mới kỹ thuật, sản phẩm, luôn đi tiên phong trong các lĩnh vực kỹ thuật mới. Nhà sáng lập và quản lý tập đoàn Siemens là một nhà phát minh nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực: hóa học, điện tử, quang học… Trong một năm, tập đoàn có thể tìm ra 20.000 phát minh và cải tiến. Tập đoàn luôn chú trọng bồi dƣỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho ngƣời lao động và coi đó là khâu trọng tâm trong việc phát triển doanh nghiệp. Mỗi năm tập đoàn đều trích ra một số tiền để tài trợ cho việc đào tạo công nhân mới, công nhân có triển vọng sẽ đƣợc cử đi học tại các trƣờng đại học. Tập đoàn cũng chú trọng đào tạo cán bộ quản lý cao cấp thông qua xác lập mối quan hệ chặt chẽ với các trung tâm đào tạo cán bộ. Trong tuyển dụng và sử dụng lao động, tập đoàn có nhiều chính sách để thu hút nhân tài: phân quyền rộng rãi cho ngƣời có tài năng để họ phát huy sức mạnh riêng, cơ sở cân nhắc dựa trên thực tài không quan trọng quan hệ huyết thống hay mối quan hệ thân thiết.

Thứ hai, chú trọng đầu tƣ để tăng cƣờng sức mạnh của các tổ chức cơ sở, tạo vị thế cạnh tranh mạnh theo hƣớng chuyên môn hóa. Siemens là tập đoàn

xuyên quốc gia, tham gia sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực, do vậy tập đoàn đã tiến hành phân cấp cơ sở rất mạnh nhằm giúp hoạt động của tập đoàn đƣợc năng động hơn. Hai yếu tố vốn và công nghệ đƣợc tập đoàn quan tâm hàng đầu. Nguồn vốn và công nghệ kỹ thuật đƣợc cấp cho các chi nhánh một cách tƣơng xứng với chức năng và hiệu quả hoạt động của chi nhánh đó. Chính vì vậy, tập đoàn vừa phát huy đƣợc sức mạnh của từng phân hệ, đồng thời cũng không cho phép phân hệ ly khai khỏi kế hoạch hành động chung.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Thái Nguyên (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)