Đối với các khách sạn đã xây dựng xong đưa vào hoạt động

Một phần của tài liệu Dịch vụ khách sạn trong hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 48 - 49)

11 KS Sầm Sơn, Thanh Hóa 31.447 68 Đã hòan thành 12 KS Tam Đảo, Vĩnh Phúc 16.403 39 Đang thi công

3.1.2.2. Đối với các khách sạn đã xây dựng xong đưa vào hoạt động

Giai đoạn 1: (3 năm đầu)

+ Mục tiêu: Xây dựng thương hiệu

+ Trọng tâm: Củng cố tổ chức, quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ và nhân viên có chất lượng; tập trung xúc tiến, xây dựng quan hệ kinh doanh trong du lịch, trước hết là với các hãng lữ hành trong nước.

+ Về tài chính: doanh thu chưa cao, 2 năm đầu theo thực tế công suất đạt khoảng 30-40%; chi phí cho bộ máy quản lý, thuê chuyên gia quản lý, nhất là chi cho hoạt động marketing. Có khả năng chi nhiều hơn thu nhưng đó là những khoản

chi mang tính đầu tư (Chi ở giai đoạn này cần được hiểu là đầu tư cho thương hiệu; thâm nhập thị trường; đào tạo cán bộ, công nhân viên…) ở doanh nghiệp nước ngoài và tư nhân được tính chung trong tổng giá trị đầu tư; còn đối với doanh nghiệp nhà nước có thể hạch toán chi phí chờ phân bổ cho những năm sau.

Giai đoạn 2: (2 – 3 năm tiếp theo)

+ Mục tiêu: phát triển thương hiệu, công tác tổ chức và quản lý của công ty đi vào nề nếp, chuyên nghiệp.

+ Trọng tâm: Mở rộng quan hệ kinh doanh, tổ chức nhiều sản phẩm dịch vụ bổ sung đa dạng phong phú và không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng.

+ Về tài chính: bắt đầu có lãi Giai đoạn 3: (3- 4 năm tiếp theo)

+ Mục tiêu: Mở rộng kinh doanh, nâng cao hệ số sử dụng buồng giường.

+ Trọng tâm: Xây dựng nguồn khách ổn định, liên kết chặt chẽ với các khách sạn khác trong công ty và với các khách sạn, hãng lữ hành khác trong nước và quốc tế.

+ Về tài chính: Kinh doanh có hiệu quả, thu hồi vốn sau 10 - 14 năm kinh doanh.

Các khách sạn xây dựng và đưa vào hoạt động sau có thể rút ngắn thời gian so với giai đoạn 1&2 do thừa hưởng kinh nghiệm tổ chức, quản lý, đào tạo cán bộ, công nhân viên; và nhất là rút ngắn thời gian, chi phí thâm nhập thị trường và Công ty đã có thương hiệu trên thị truờng nên thuận lợi trong việc tạo được nguồn khách ban đầu cho khách sạn.

3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH DOANH KHÁCH

SẠN

Một phần của tài liệu Dịch vụ khách sạn trong hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)