Xây dựng cơ chế và tính toán hiệu quả tài chính

Một phần của tài liệu Dịch vụ khách sạn trong hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 68 - 72)

- Đại diện pháp lý để thành lập và hoạt CÁC BAN CHUYÊN MÔN.

3.2.3.5. Xây dựng cơ chế và tính toán hiệu quả tài chính

Để làm cơ sở xây dựng cơ chế quản lý tài chính cho Công ty và từng khách sạn cần thực hiện những nội dung sau.

+ Dựa trên Luật Doanh nghiệp, Luật kế toán, chế độ quản lý tài chính Doanh nghiệp do Bộ Tài chính quy định và quy chế quản lý tài chính doanh nghiệp Công đoàn, điều lệ hoạt động của Công ty và các hướng dẫn về thực hiện chế độ lao động, chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ chi tiêu tài chính, xây dựng cơ bản của NHNo&PTNT Việt Nam và các chế độ định mức theo đặc thù của ngành du lịch…Công ty sẽ xây dựng chế độ tài chính chung cho Công ty và các khách sạn để thực hiện nhằm đảm bảo đúng quy định chế độ tài chính của Nhà nước, thực hiện có hiệu quả chế độ hạch toán kinh tế trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm công cụ quản lý tài chính cho Công ty.

+ Để làm cơ sở cho xây dựng phương án, kế hoạch kinh doanh, quản lý hoạt động tài chính có hiệu quả cho từng khách sạn cần thiết phải tính toán phân tích tài chính cho mỗi đơn vị, từ đó có những giải pháp kinh doanh thích hợp cho từng thời kỳ phát triển của đơn vị, làm cơ sở để đánh giá và giám sát thực hiện kế hoạch kinh doanh, mục tiêu phát triển cho từng giai đoạn và từng năm. Vì vậy, việc phân tích tính toán các chỉ tiêu, tài chính cho các đơn vị khách sạn có một ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ đạo kinh doanh của Công ty, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

+ Qua tính toán các chỉ tiêu tài chính: NPV (giá trị hiện tại ròng), IRR (tỷ suất thu hồi vốn nội bộ) chỉ số B/C (tỷ suất lợi ích/chi phí), thời gian hoàn vốn đầu tư của một số công trình đã và sắp hoàn thành ở một số nơi như: Hội An, Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Cửa Tùng, Bãi Cháy, Sapa, Sầm Sơn… (có phụ lục kèm sau) nếu tổ chức một cách chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn khách sạn từ 2-3* trở lên thì sẽ đạt hiệu quả kinh tế bảo toàn và phát triển được vốn vì các khách sạn này được đầu tư trang thiết bị khá hiện đại, có quy mô số phòng và vốn đầu tư lớn. Do đó, để kinh doanh có hiệu quả bắt buộc phải có công suất buồng phòng của các khách sạn đạt tối thiểu từ 50% trở lên và giá phòng tùy theo cấp hạng khách sạn và từng thị trường, từng điểm du lịch khác nhau; qua tính toán đều đạt các chỉ số tài chính cho phép (bảng 3.3)

Bảng 3.3: BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ SỐ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN Đơn vị tính: nghìn đồng, % TT HẠNG MỤC VỐN ĐẦU TƯ SỐ BUỒNG PHÒNG GIÁ TRỊ HIỆN TAI RÒNG (NPV) TỶ SUẤT THU HỒI VỐN NỘI BỘ (IRR) (%) LỢI TỨC/CHI PHÍ (B/C) THỜI GIAN HOÀN VỐN

1 Nhà nghỉ Hội An – Quảng Nam 60.100 100 1.257.000 9,02 1,37 9 năm 8 tháng 2 Nhà nghỉ Đà Lạt – Lâm Đồng 24.166 40 1.237.000 9,61 1,35 9 năm 1 tháng 2 Nhà nghỉ Đà Lạt – Lâm Đồng 24.166 40 1.237.000 9,61 1,35 9 năm 1 tháng 3 Nhà nghỉ Mũi Né – Bình Thuận 24.901 60 394.666 8,95 1,37 8 năm 8 tháng 4 Nhà nghỉ Ninh Chữ – Ninh Thuận 29.517 60 138.281 8,69 1,37 10 năm 2 tháng 5 Nhà nghỉ Cửa Tùng – Quảng Trị 12.755 25 328.900 8,61 1,37 10 năm 1 tháng 6 Khách sạn Bãi Cháy-Quảng Ninh 24.073 85 3.091.835 32,05 1,41 9 năm 11 tháng 7 Khách sạn Sapa-Lào Cai 12.445 30 21,48 1,33 14 năm 3 tháng 8 Khách sạn Sầm Sơn-Thanh Hóa 31.447 68 1.885.257 29,9 1,63 9 năm 8 tháng

219.404 568

Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

- Nhận xét tổng quát về hiệu quả đầu tư

Trên cơ sở phân tích tính toán các chỉ tiêu tài chính trên cho ta có thể thấy hiệu quả đầu tư của các khách sạn, resort sẽ rất khả quan. Không những thế, với một hệ thống các khách sạn, resort nằm dọc theo những địa phương có nhiều điều kiện phát triển du lịch trọng tâm của cả nước thì việc tổ chức các tour, tuyến du lịch và thực hiện liên kết giữa các khách sạn, resort này, hiệu quả khai thác khách và theo đó hiệu quả kinh doanh của Công ty càng có điều kiện nâng cao hơn nữa.Vì vậy, có thể thấy rằng hiệu quả đầu tư của dự án là khá cao.

- Hiệu quả xã hội của dự án

Là các resort, các hoạt động dịch vụ bổ sung khá phong phú, diện tích cây xanh lớn, hệ thống các khách sạn, resort của Công ty có định mức lao động/buồng là khá cao so với chuẩn khách sạn 3 sao nói chung, đạt mức 1,4 lao động/buồng. Do đó, chỉ với 8 khách sạn, resort trong giai đoạn đầu với ước tính khỏang 657 buồng, Công ty đã thu hút sử dụng 919 lao động với các trình độ nghiệp vụ khác nhau. Lương bình quân của người lao động đạt trên 1.800.000đ/tháng.

Hàng năm, chỉ riêng Hoian resort đã có thể đóng góp cho ngân sách 3.282,851 triệu đồng, doanh thu khách sạn trên 22 tỷ đồng/năm. Với hệ số hiệu quả số nhân của ngành kinh doanh khách sạn nước ta ước khoảng bằng 2 thì doanh thu xã hội cho địa phương ước đạt 44 tỷ đồng/năm.

Về mặt xã hội, du lịch là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo có hiệu quả cho hàng hóa nội địa ra nước ngoài thông qua du khách, góp phần khơi dậy các ngành nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền của địa phương, giới thiệu về con người, phong tục tập quán… làm tăng thêm mối quan hệ hiểu biết của nhân dân giữa các vùng với nhau và giữa các quốc gia.Là doanh nghiệp lớn, Công ty luôn có các giải pháp bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan du lịch sạch, đẹp, văn minh, lịch sự.

Một phần của tài liệu Dịch vụ khách sạn trong hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)