Nhóm giải pháp về đầu tư, xây dựng các khách sạn

Một phần của tài liệu Dịch vụ khách sạn trong hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 54 - 55)

- Đại diện pháp lý để thành lập và hoạt CÁC BAN CHUYÊN MÔN.

3.2.2.Nhóm giải pháp về đầu tư, xây dựng các khách sạn

Theo báo cáo tóm tắt tiến độ thực hiện đầu tư các Công trình khách sạn và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư đến 31/01/2006 của NHNo&PTNT Việt Nam bằng nguồn vốn quỹ phúc lợi cho thấy tiến độ thực hiện các công trình đầu tư khách sạn theo kế hoạch là khá khả quan. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khách sạn dự kiến đầu tư đến nay chưa hoàn thành thủ tục chuẩn bị mặt bằng xây dựng. Vì vậy, cần đẩy mạnh việc hoàn thành thủ tục về thuê mặt bằng, khảo sát cả về mặt kỹ thuật và kinh tế để xây dựng luận chứng kinh tế, kỹ thuật của các dự án, trước mắt tập trung ưu tiên những nơi trọng điểm phát triển du lịch theo quy hoạch của Nhà nước như: Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang; quy mô tiêu chuẩn khách sạn nên xây dựng từ 3* trở lên để tránh lạc hậu và phù hợp với xu hướng phát triển và hội nhập du lịch quốc tế của Việt Nam.

Theo đánh giá của công ty chuyên tư vấn và quản lý bất động sản CB Richard Ellis (CBRE) từ nay đến 2020 Việt Nam sẽ thiếu trầm trọng các khách sạn từ 3*-5*. Ông Marc Townsend Tổng Giám đốc CBRE cho rằng: nhu cầu về khách sạn, đặc biệt là các khách sạn từ 3*-5* ngày càng tăng mạnh mẽ. Theo thống kế của CBRE cho thấy, hiệu suất sử dụng khách sạn ở Việt Nam nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang ở mức cao. Trong 9 tháng đầu năm 2006, hiệu suất sử dụng của các khách sạn 5* đạt trên 75%, khách sạn 4* đạt trên 82% và 3* xấp xỉ 80%.

Theo các chuyên gia, bên cạnh việc ngành du lịch Việt Nam có những chuyển biến lớn với lượng khách du lịch quốc tế ngày càng tăng, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì đây cũng chính là một trong những hấp lực đáng kể triển vọng của thị trường khách sạn cao cấp. Cụ thể, các chuyên gia tính toán, đến 2020 Việt Nam sẽ cần thêm trên 10.000 phòng khách sạn 3*-5*.

Rút kinh nghiệm trong việc đầu tư vừa qua, để đảm bảo hiệu quả kinh doanh khi khách sạn hoàn thành đưa vào hoạt động, đối với những công trình đầu tư lớn, có phân chia nhiều giai đoạn cần chú ý giai đoạn I xây dựng phải có quy mô phòng lưu trú từ 50-60 phòng trở lên và xây dựng đồng bộ các khu chức năng như nhà hàng, quầy bar, nhà giặt là, hội trường, khu dịch vụ bổ sung, sân vườn, hồ bơi, sân Tennis, nhà bán hàng lưu niệm, khu quản lý hành chính để sau này khi đưa vào hoạt động dễ xếp hạng

tiêu chuẩn khách sạn theo quy định của Tổng cục Du lịch như khu Resort Hội An giai đoạn 1 chỉ có 20 phòng và thiếu một số khu vực phụ trợ nên rất khó khăn trong việc hoạt động và kinh doanh. Khi kinh doanh có hiệu quả thì tiếp tục triển khai các giai đoạn tiếp theo.

Đối với địa bàn thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước, là một trong các cửa ngõ đón khách chính trong nước và quốc tế (Hà Nội- thành phố Hồ Chí Minh-Đà Nẵng), do đó, nhu cầu về khách sạn cho du khách rất lớn. Theo thống kê của Sở Du lịch Hà Nội thì trong các năm từ 2001-2005 công suất phòng của các khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3* trở lên luôn đạt công suất trung bình từ 80% trở lên, mặt khác, nhu cầu hội nghị, hội thảo của NHNo&PTNT Việt Nam và các Bộ ngành hàng năm rất lớn. Vì vậy, NHNo&PTNT Việt Nam cần xem xét đầu tư 1 khách sạn ở Hà Nội với tiêu chuẩn 3* trở lên có quy mô từ 150 phòng trở lên để tổ chức kinh doanh, làm đầu mối quảng bá, tiếp thị tạo nguồn khách du lịch cho những vùng du lịch phụ cận có các khách sạn của NHNo&PTNT Việt Nam như: Quảng Ninh, SaPa, Hải Phòng, Sầm Sơn… Để khuyến khích đầu tư khách sạn cao cấp, UBND thành phố Hà Nội có Quyết định số: 78/2006/QĐ-UBND ban hành quy chế khuyến khích đầu tư xây dựng khách sạn cao cấp từ 4*-5* trên địa bàn Hà Nội có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2006, NHNo&PTNT Việt Nam nên nghiên cứu tham khảo chủ trương này.

Một phần của tài liệu Dịch vụ khách sạn trong hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 54 - 55)