Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu Dịch vụ khách sạn trong hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 56 - 58)

- Đại diện pháp lý để thành lập và hoạt CÁC BAN CHUYÊN MÔN.

3.2.3.2.Giải pháp về thị trường

Theo dự báo của Tổng cục Du lịch Việt Nam, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong những năm đến sẽ tăng trưởng rất khả quan. Khi tình hình an ninh trật tự, thiên tai của các nước trong khu vực tỏ ra có nhiều bất ổn thì lợi thế của môi trường du lịch chúng ta về sự ổn định, an toàn là điều kiện tốt cho họat động du lịch.

Lượng du khách nước ngoài tăng với tốc độ bình quân 20% trong 15 năm qua là tốc độ khá cao, những chuyên gia trong ngành du lịch lạc quan dự báo rằng lượng

du khách nước ngoài đến Việt Nam sẽ tăng lên mức 8 triệu lượt khách trong khoảng thời gian từ nay đến 2010. Do đó, theo các chuyên gia thì thử thách lớn nhất đối với ngành công nghiệp không khói ở Việt Nam là làm thế nào vừa giữ đuợc những nét hấp dẫn truyền thống vừa đưa vào những tiện nghi hiện đại để đáp ứng kỳ vọng của du khách (đó là nhận xét của Ông Karl John-Giám đốc điều hành của Công ty TCK Group một công ty tư vấn đầu tư ở Việt Nam)

Sự thành công của Hội nghị các Bộ trưởng Du lịch APEC tại Hội An đem lại triển vọng sự hợp tác và phát triển nguồn khách du lịch. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, du khách đến từ các nền kinh tế APEC chiếm trên 75% tổng du khách nước ngoài đến Việt Nam, 8 trong số 10 thị trường có nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam trong 2005 là từ các nền kinh tế APEC, trong đó du khách từ Nga, Nhật Bản, Trung Quốc trong mấy năm gần đây có mức tăng trưởng cao và đó cũng là thị trường có tiềm năng lớn của du lịch Việt Nam.

Loại hình du lịch ưa thích của đa số khách du lịch hiện nay là du lịch biển chiếm trên 45% cơ cấu khách du lịch và du lịch MICE. Điều này sẽ tạo nên triển vọng khai thác lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch biển, các khu nghỉ mát ven biển và khách sạn có cấp hạng chất lượng cao.

Đời sống kinh tế-xã hội nước ta ngày càng được cải thiện. Theo một quy luật chung, khi mức sống của người dân được nâng cao,thì nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng. Số lượng khách du lịch nội địa tăng mạnh trong những năm gần đây là một minh chứng. Thông thường, khách nội địa thường bị quan niệm là loại khách có mức chi trả thấp nên chỉ sử dụng những dịch vụ bình dân. Nhưng trên thực tế, trong những năm gần đây có một bộ phận dân cư đã có thu nhập cao và là khách hàng khá thường xuyên của các khu nghỉ mát nổi tiếng như: Mũi Né, Tuần Châu, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hội An... Như vậy, nếu có một hệ thống dịch vụ và mức giá cả phù hợp thì bộ phận khách này có thể đem lại sự phát triển vững chắc cho các doanh nghiệp du lịch nói chung, các khu nghỉ mát, khách sạn nói riêng.

Chú trọng tổ chức nhiều loại hình du lịch mới đang được các hãng lữ hành phát triển tạo nên sự khởi sắc cho hoạt động du lịch trong nước như: leo núi, lặn biển, thám hiểm hang động, du lịch xuyên Việt, du lịch sinh thái kết hợp thể thao, du lịch đồng quê, du lịch mạo hiểm, du lịch chữa bệnh... Sự phát triển của các loại

hình du lịch này đều có thể làm gia tăng nhu cầu đối với các khu nghỉ mát đẹp, thơ mộng, cấp hạng chất lượng cao, hoặc có nhiều hoạt động thể thao mạo hiểm, hoạt náo.

So với các nước trong khối ASEAN, là khu vực vốn có tốc độ phát triển du lịch cao trên thế giới, thì số khách du lịch đến Việt Nam tăng nhanh hơn trung bình của cả khối. Từ đó, tỷ trọng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong khối ASEAN gia tăng một cách chắc chắn từ 1,48% năm 1990 lên đến 5,86% năm 2003.

Bảng 3.1: Tình hình phát triển số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

Đvt: lượt khách

Năm Số lượt khách Chỉ số phát triển

Một phần của tài liệu Dịch vụ khách sạn trong hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 56 - 58)